Làm sao để mỗi đêm chăm sóc trẻ sơ sinh không là nỗi ám ảnh?
Nội dung bài viết
Công việc trở thành cha mẹ là một khoảng thời gian rất đặc biệt. Làm quen với đứa trẻ mới sinh và học cách chăm sóc trẻ sơ sinh có thể là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của bạn. Tuy nhiên, đó cũng có thể tạo nên nhiều vấn đề rắc rối. Đặc biệt là khi bạn mệt mỏi vì trẻ thức giấc đòi cho ăn thường xuyên trong đêm. Bạn có thể yên tâm khi biết rằng điều này hoàn toàn bình thường với một trẻ mới sinh.
1. Cố gắng nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt
Một việc rất quan trọng là cần có môi trường thích hợp để bạn nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Bạn có thể giữ cho căn phòng khá tối. Hạn chế bật đèn vì có thể đánh thức mọi người đang ngủ. Điều này thường không cần thiết ngay cả khi bạn đang cho trẻ bú hay ru ngủ.
Nơi an toàn nhất để chăm sóc trẻ sơ sinh là một cái nôi đặt cạnh giường của bạn. Điều này có ý nghĩa giúp bạn nghe thấy tiếng khóc của trẻ. Ngoài ra, bạn có thể đáp ứng nhu cầu của trẻ trước khi con bạn bắt đầu khóc. Hơn nữa, tiếp cận trẻ dễ dàng mà không cần phải đứng dậy.
>> Xem thêm: Tuần đầu tiên chăm sóc trẻ sơ sinh, bạn cần lưu ý những gì?
Cố gắng không tạo kích thích cho trẻ quá nhiều. Ngay khi con bạn vừa thức dậy, bạn nên cho trẻ bú sữa ngay để tránh trẻ quấy khóc vì quá đói. Khi đó, bạn có thể mất một khoảng thời gian khá lâu để dỗ dành trẻ. Trò chuyện với con bạn với giọng nói nhẹ nhàng. Tránh thay tã hoặc quần áo trừ khi thực sự cần thiết.
2. Cho trẻ bú ban đêm
Nhiều mẹ chọn cách cho con bú ở tư thế nằm trên giường. Bạn có thể tham khảo ý kiến của Bác sĩ để hướng dẫn bạn tìm một nơi an toàn và vị trí thoải mái khi cho con bú.
Điều quan trọng là bạn cần điều chỉnh cho phù hợp để giảm bớt sự xáo trộn khi trẻ bú bình vào ban đêm. Sữa bột nếu pha sẵn trước đó và có thể gây nhiễm trùng nếu không bảo quản đúng cách. Tuy nhiên, bạn có thể pha sữa bình nhanh chóng hơn bằng cách:
- Chuẩn bị sẵn bình và núm vú đã được tiệt trùng.
- Sữa bột pha với nước đun sôi được bảo quản trong bình giữ nhiệt. Bình giữ nhiệt không cần tiệt trùng nhưng phải sạch sẽ và chỉ dùng cho việc pha sữa cho trẻ.
- Nước được sử dụng để pha sữa cho trẻ cần phải trên 70°C. Nếu bình đầy và được đậy nắp kín, có thể giữ nước trên 70°C trong vài giờ.
Không bao giờ ép con bạn bú nhiều hơn lượng trẻ cần với hy vọng rằng trẻ sẽ ngủ lâu hơn. Bởi vì điều này có thể khiến bụng trẻ căng chướng và khó chịu. Do đó, trẻ có có thể quấy khóc suốt đêm. Về lâu dài, hậu quả dẫn đến tình trạng thừa cân ở trẻ khi lớn lên. Đừng thêm ngũ cốc hoặc bất kỳ chất nào khác vào sữa vì điều này có thể nguy hiểm cho con bạn. Luôn theo sự chỉ dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn cho trẻ.
3. Khi bạn không thể dỗ dành trẻ, phải làm sao để chăm sóc trẻ sơ sinh?
Một vài trường hợp đôi khi con bạn vẫn còn bất ổn sau khi bú. Đặt trẻ tiếp xúc da kề da với bạn và nhẹ nhàng đu đưa trẻ có thể giúp con bạn thoải mái. Nếu bạn đang cho con bú, có thể cho trẻ bú thêm một lần nữa ngay cả khi trẻ vừa mới bú. Chú ý là bạn nên quan sát trẻ để tránh nguy cơ con bạn bú quá nhiều.
Nếu bạn đã có một đêm mệt mỏi, hãy cố gắng dành thời gian nghỉ ngơi vào ban ngày. Bạn có thể nhờ người thân hỗ trợ trông nom trẻ trong lúc bạn ngủ.
>> Xem thêm: Chăm sóc trẻ nhỏ bị cứt trâu sao cho đúng
Một điểm quan trọng là nếu trẻ quấy khóc quá lâu, đây có thể là dấu hiệu trẻ bị ốm và cần phải đến khám Bác sĩ.
4. Chuẩn bị phòng ngủ an toàn cho con bạn
Để giữ con bạn an toàn và giảm nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, hãy luôn đảm bảo những vấn đề sau:
- Đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ. Không bao giờ để trẻ nằm sấp hay nghiêng một bên.
- Nôi của trẻ nằm cạnh giường bố mẹ ít nhất trong sáu tháng đầu tiên.
- Nện cần đảm bảo chắc chắn và có bề mặt bằng phẳng.
- Không nên đắp quá nhiều chăn hay mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ khi đi ngủ. Điều này có thể làm trẻ khó chịu vì nóng và khó thở. Hãy sử dụng số lượng cần thiết cho trẻ tương tự như nhu cầu của chính bạn.
- Nhiệt độ trong phòng ngủ không quá nóng. Khoảng từ 16 đến 20ºC là lý tưởng để chăm sóc trẻ sơ sinh.
- Phòng ngủ của con bạn là khu vực cấm hút thuốc.
5. Có nên chăm sóc trẻ sơ sinh bằng cách cho trẻ ngủ chung giường với bố mẹ?
Một số cha mẹ chọn ngủ với con trên giường của mình. Ngay cả khi cho trẻ bú và ru ngủ trẻ. Việc này rất quan trọng, bạn nên xem xét các điểm sau:
- Đặt trẻ nằm trong khu vực an toàn. Tránh để gối hay bất cứ vật gì ở gần trẻ.
- Hãy chắc chắn rằng con bạn không thể rơi ra khỏi giường hoặc bị mắc kẹt giữa nệm và bức tường.
- Đảm bảo được chuyện chăn đắp không che qua mặt con bạn.
- Đừng để trẻ một mình trên giường. Ngay khi còn rất nhỏ, con bạn có thể luồn lách đến một vị trí nguy hiểm.
>> Xem thêm: Chăm sóc răng miệng cho trẻ em
Theo những khuyến cáo của các chuyên gia, bạn cần thận trọng trong những tình huống sau:
- Không an toàn khi cho trẻ ngủ chung giường trong những tháng đầu nếu con bạn sinh non hoặc rất nhẹ cân.
- Khi bạn uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc bất kì loại thuốc nào có thể gây buồn ngủ, không nên ngủ chung với trẻ. Bởi vì bạn sẽ phản ứng chậm hơn bình thường nếu có vấn đề gì xảy ra với trẻ. Cách tốt nhất là nên nhờ người thân chăm sóc trẻ thay bạn trong những lúc thế này.
- Đừng chăm sóc trẻ khi bạn có thể ngủ gật với con bạn trên ghế sofa hoặc ở bất cứ tư thế không đảm bảo an toàn. Do đó, ngay khi bạn nhận ra bản thân quá mệt mỏi, hãy để cơ thể được nghỉ ngơi.
- Nếu trẻ đi du lịch cùng với gia đình, bạn nên kiểm tra chắc chắn chỗ ngủ và tư thế ngủ của trẻ được an toàn. Vị trí giường, nệm và chăn có thể không giống nhau như khi trẻ ở nhà.
Trong khi trẻ có thể gây bực bội vì làm phiền giấc ngủ của bạn trong đêm, đó cũng có thể là khoảng thời gian yên tĩnh đáng yêu để bạn ở bên cạnh trẻ sau một ngày bận rộn. Chăm sóc giấc ngủ rất quan trọng với chính bạn và trẻ, do đó hãy cùng trẻ vượt qua những ngày tháng khó khăn nhưng cũng nhiều niềm vui này nhé.
Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
1. United Nations International Children’s Emergency Fund, “Caring for your baby at night”, accessed on 7 March 2020,
2. https://www.unicef.org.uk/babyfriendly/baby-friendly-resources/sleep-and-night-time-resources/caring-for-your-baby-at-night/