YouMed

Lời khuyên của bác sĩ khi bạn bị chóng mặt

Bác sĩ NGUYỄN VĂN HUẤN
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Văn Huấn
Chuyên khoa: Thần kinh

Chóng mặt là một tình trạng khá thường gặp. Nhìn chung, bệnh thường được người dân hiểu với nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong y khoa, chóng mặt ám chỉ tình trạng với cảm giác xoay tròn. Bạn nên để ý đến tình trạng mình gặp phải có phải là chóng mặt hay không hay là các biểu hiện choáng váng, mệt mỏi khác. Hãy cùng Bác sĩ Nguyễn Văn Huấn tìm hiểu về triệu chứng này nhé.

Tổng quan

Trong các nguyên nhân của bệnh, chóng mặt tư thế kịch phát lành tính là thường gặp nhất. Biểu hiện của nó là cảm giác đột ngột như đang xoay tròn. Bạn có thể thấy mọi vật xung quanh đang xoay nhanh quanh mình hoặc cảm giác xoay tròn được cảm nhận trong đầu.

Cảm giác xung quanh xoay tròn
Cảm giác xung quanh xoay tròn

Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính gây ra những cơn chóng mặt ngắn và đột ngột. Chúng có thể ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Tình trạng thường xuất hiện sau các kích gợi như thay đổi tư thế đầu. Như khi bạn nhấc đầu lên hoặc cúi xuống, xoay đầu hay khi ngồi dậy.

Mặc dù các biểu hiện chóng mặt có thể gây khó chịu, chóng mặt tư thế kịch phát lành tính hầu như ít khi gây hại nghiêm trọng.  

Các triệu chứng của chóng mặt tư thế gây ra

Các biểu hiện có thể là:

  • Chóng mặt với cảm giác xoay tròn. Có thể đi kèm choáng váng.
  • Cảm giác xung quanh bạn đang quay vòng hoặc di chuyển.
  • Gây mất thăng bằng hay loạng choạng.
  • Buồn nôn và nôn.

Chóng mặt gây cảm giác khó chịu
Chóng mặt gây cảm giác khó chịu

Các triệu chứng này của bệnh có thể xuất hiện rồi tự biết mất. Thường cảm giác này chỉ xuất hiện trong khoảng vài phút. Và đôi khi nó lại xuất hiện trở lại.

Các tư thế dẫn đến sự khởi phát chóng mặt có thể khác nhau ở mỗi người. Thông thường, đó là những tư thế gây ra sự thay đổi vị trí của đầu. Đôi khi, chóng mặt nhiều có thể gây khó khăn trong việc đi lại hay giữ thăng bằng. Rung giật nhãn cầu cũng thường đi kèm với các triệu chứng trên.

Khi nào thì bạn nên đi khám bác sĩ?

Thông thường, các biểu hiện thường hết nhanh và không cần đi khám. Tuy nhiên, khi bị chóng mặt hay choáng váng liên tục, kéo dài, xuất hiện đột ngột, nặng nề hay tái phát thường xuyên, bạn nên đi khám bác sĩ.

Liệu bạn có cần nhập cấp cứu vì chóng mặt không?

Mặc dù hiếm khi là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng, bạn vẫn cần đi khám ngay khi biểu hiện chóng mặt đi kèm với các biểu hiện sau:

  • Một cơn đau đầu khác lạ, nghiêm trọng mới xuất hiện.
  • Bạn có sốt.
  • Bạn cảm giác nhìn đôi (nhìn một vật thành hai vật) hay mờ mắt.
  • Nghe không rõ.
  • Khó khăn trong việc nói chuyện.
  • Yếu hay liệt tay, chân.
  • Mất ý thức.
  • Bị ngã hoặc khó khăn trong việc di chuyển.
  • Cảm giác tê bì hay mất cảm giác.

Các dấu hiệu kể trên gợi ý bạn có thể đang có một vấn đề nghiêm trọng. Bạn nên đi khám ngay hoặc đi cấp cứu khi để ý thấy các tình trạng này.

Nguyên nhân gây ra 

Thông thường thì chóng mặt tư thế kịch phát lành tính không có nguyên nhân đặc hiệu nào. Khi đó, tình trạng chóng mặt tư thế kịch phát lành tính là vô căn.

Trong những trường hợp có thể tìm được nguyên nhân của chóng mặt, thường tình trạng này đi kèm với một chấn thương nhẹ đến nặng tác động vào đầu. Những nguyên nhân ít gặp khác như tổn thương ở tai trong, hay thương tổn do bạn nằm ngửa cổ quá lâu như khi phẫu thuật hay ngồi ghế nha khoa. Tuy nhiên, các trường hợp này là hiếm gặp. Một số trường hợp chóng mặt tư thế kịch phát lành tính cũng có liên quan đến đau đầu migraine.

Vai trò của tai

Cấu trúc của tai
Cấu trúc của tai

Bên trong tai của bạn có một cấu trúc nhỏ tên là mê đạo màng. Cấu trúc này bao gồm ba ống bán khuyên có chứa dịch bên trong và có các thụ cảm cho sự xoay chuyển của đầu. Các cấu trúc khác trong tai giúp cảm nhận sự di chuyển của đầu. Các động tác như ngước lên, cúi xuống, quay trái, phải hay ra trước, sau. Trong các cấu trúc này còn gọi là “đá tai” giúp cảm nhận trọng lực.

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, khi các viên “đá tai” này bị rời khỏi vị trí bình thường của chúng. Chúng di chuyển vào các ống bán khuyên khi bạn thay đổi tư thế đầu, như khi bạn nằm xuống. Khi đó, các ống bán khuyên trong tai bạn nhạy cảm với vị trí đầu và khiến bạn chóng mặt mỗi khi thay đổi tư thế.

Các yếu tố nguy cơ của tình trạng này là gì?

Thông thường, chóng mặt tư thế kịch phát lành tính xuất hiện ở người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tình trạng này cũng thường gặp ở nữ hơn ở nam. Một chấn thương vùng đầu hay bất kỳ bệnh lý nào của các cơ quan cảm nhận sự thăng bằng đều khiến bạn có thể bị chóng mặt.

Biến chứng của trình trạng này là gì?

Mặc dù gây ra nhiều khó chịu, nó hiếm khi gây ra biến chứng. Vì vậy mà người ta gọi nó là lành tính. Tuy nhiên, nếu chóng mặt nhiều có thể làm tăng nguy cơ bạn bị té ngã. Do đó, bạn nên lưu ý để tránh điều này mỗi khi bị chóng mặt.

Chóng mặt có thể gây té ngã, đặc biệt là ở người lớn tuổi
Chóng mặt có thể gây té ngã, đặc biệt là ở người lớn tuổi

Chẩn đoán chóng mặt tư thế kịch phát lành tính như thế nào?

Bác sĩ có thể cần làm một loạt các xét nghiệm và nghiệm pháp để chẩn đoán bệnh. Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ tìm kiếm những điều sau:

  • Các dấu hiệu và triệu chứng của chóng mặt, choáng váng khởi phát bởi sự chuyển động của mắt và đầu. Chóng mặt nếu có xuất hiện cũng thường biến mất trong vòng một phút.
  • Chóng mặt, choáng váng đi kèm với chuyển động nhãn cầu đặc hiệu xuất hiện khi bạn nằm xuống và xoay đầu qua một bên. Bác sĩ cũng có thể để đầu bạn nghiêng và vượt quá mép giường để phát hiện sự chóng mặt.
  • Các cử động tự động của nhãn cầu theo hướng sang ngang (còn gọi là rung giật nhãn cầu).
  • Không thể điều khiển được sự di chuyển của nhãn cầu.

Nếu thông qua việc khám lâm sàng mà chưa chắc chắn về chẩn đoán, có thể bạn cần làm thêm một vài xét nghiệm.

  • Phương pháp ghi điện rung giật nhãn cầu (ENG) hay ảnh động nhãn đồ (VNG). Các xét nghiệm này giúp phát hiện những cử động bất thường của mắt. Phương pháp ENG (với các điện cực) hay VNG (với các camera nhỏ) giúp xác định tình trạng này là do bệnh của tai trong.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI. Chụp cộng hưởng từ giúp bác sĩ xác định các vấn đề ở cả cấu trúc tai cũng như trong não bộ. Đôi khi, MRI cũng được sử dụng với mục đích loại trừ các nguyên nhân khác của chóng mặt.

Điều trị như thế nào?

Tình trạng chóng mặt tư thế kịch phát lành tính có thể tự biến mất hoàn toàn trong vòng vài tuần đến vài tháng. Tuy nhiên, để giúp cải thiện tình trạng này sớm hơn, bác sĩ có thể làm các nghiệm pháp cần thiết để điều chỉnh lại vị trí thích hợp cho các viên “đá tai” trong tai trong của bạn.

Điều chỉnh lại vị trí cho “đá tai”

Thủ thuật này sẽ được thực hiện trực tiếp trong phòng bệnh. Nó bao gồm một chuỗi các động tác đơn giản và chậm để điều chỉnh lại vị trí của “đá tai” bị lạc chỗ. Mục tiêu là để cho các viên đá tai di chuyển trở về chỗ cũ của nó để không gây ra khó chịu cho bệnh nhân mỗi khi họ quay đầu hay thay đổi tư thế.

Mỗi động tác có thể được giữ khoảng 30 giây sau khi các triệu chứng hay cử động bất thường của nhãn cầu kết thúc. Thủ thuật này thường hiệu quả sau khoảng một đến hai lần điều trị. Bác sĩ cũng có thể dạy bạn cách làm thủ thuật này để bạn có thể tự làm tại nhà khi cần.

Điều trị phẫu thuật

Ở một vài trường hợp rất hiếm, nếu như thủ thuật trên không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phương pháp phẫu thuật. Rất ít trường hợp cần phải phẫu thuật. Việc phẫu thuật giúp chặn bên trong phần cấu trúc tai gây chóng mặt lại. Biện pháp này có hiệu quả lên đến 90%.

Hiếm khi cần đến điều trị phẫu thuật
Hiếm khi cần đến điều trị phẫu thuật

Bạn cần lưu ý những gì khi mình hay bị chóng mặt?

 Dưới đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn:

  • Lưu ý đến khả năng bị mất thăng bằng và nguy cơ té ngã.
  • Hãy ngồi xuống ngay lập tức mỗi khi bạn bị chóng mặt.
  • Hãy đảm bảo xung quanh đủ sáng.
  • Nếu cần, hãy đi lại với một cây gậy khi có chóng mặt. Điều này sẽ giảm nguy cơ té ngã cho bạn.
  • Nếu triệu chứng gây khó chịu, hãy đi khám và theo dõi định kỳ.

Xem thêm: Huyết áp thấp ở người trẻ tuổi: Thông tin bạn cần biết

Đây là tình trạng thường gặp trong đời sống hằng ngày của mọi người. Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính là một nguyên nhân thường gặp và ít gây nguy hiểm. Khi có các dấu hiệu, hãy làm theo những mẹo nhỏ mà bác sỹ Nguyễn Văn Huấn đã cung cấp cho bạn ở trên nhé. Hãy cùng chia sẻ những kinh nghiệm này để những người xung quanh biết thêm và có cách xử lý đúng đắn khi bị nào.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Benign paroxysmal positional vertigo (BPPV) (Symptoms & causes)https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/vertigo/symptoms-causes/syc-20370055

    Ngày tham khảo: 28/08/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người