YouMed

Khó ngủ: Tìm hiểu nguyên nhân và hướng điều trị

Bác sĩ NGUYỄN ĐÀO UYÊN TRANG
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Đào Uyên Trang
Chuyên khoa: Tâm thần

Giấc ngủ là hành vi bản năng quan trọng nhất của loài người và chiếm khoảng 1/3 thời gian sống của con người. Giấc ngủ có chức năng vô cùng quan trọng trong việc hồi phục năng lượng sau một ngày làm việc vất vả. Ngoài ra, nó còn giúp cân bằng nội môi trong cơ thể con người.

Tình trạng khó ngủ kéo dài có thể dẫn đến những rối loạn về chức năng sinh lý và nhận thức vô cùng nặng nề, thậm chí có thể đưa đến tử vong. Hãy cùng Bác sĩ Nguyễn Đào Uyên Trang tìm hiểu về chứng khó ngủ ở bài viết sau nhé!

Hiểu đúng về Giấc ngủ

Một giấc ngủ khỏe mạnh phải đảm bảo cả về chất lượng lẫn số lượng. Một giấc ngủ sâu, thẳng giấc, không dễ bị thức giấc giữa đêm, sau khi ngủ dậy cảm thấy khỏe và có đủ năng lượng để bắt đầu một ngày mới để làm việc và học tập được xem như là một giấc ngủ đạt được chất lượng. Vậy còn thời gian ngủ trong một ngày bao nhiêu là đủ?

Theo số liệu của trung tâm giấc ngủ, ở trẻ mới sinh (0 – 3 tháng) thời gian ngủ khá nhiều khoảng từ 14 – 17 giờ mỗi ngày, trẻ nhũ nhi (4 – 11 tháng) khoảng 12 – 15 tiếng, trẻ nhỏ đang tập đi (1 – 2 tuổi) khoảng 11 – 14 tiếng, trẻ mẫu giáo (3 – 5 tuổi) khoảng 10 – 13 tiếng, trẻ cấp tiểu học (6 – 13 tuổi) khoảng 9 – 11 tiếng, trẻ vị thành niên (14 – 17 tuổi) cần khoảng 8 – 10 tiếng, người lớn (18 – 64 tuổi) cần khoảng 7 – 9 tiếng, người già (65+) cần khoảng 7 – 8 tiếng một ngày là đủ.

Thời gian ngủ thích hợp ở từng độ tuổi
Càng lớn tuổi thì chúng ta càng cần ít giờ ngủ hơn.

Khi giấc ngủ không thỏa mãn được nhu cầu cả về chất lượng cũng như số lượng thì được xem như là mất ngủ. Bình thường mất ngủ được định nghĩa là khó đi vào giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ hay thức sớm hơn so với giấc ngủ bình thường trước đây. Nhiều người than rằng thời gian ngủ của họ ít đi, hoặc là đang ngủ bị thức giấc giữa đêm, ngủ chập chờn không sâu giấc, có vẻ như giấc ngủ không còn được tốt như trước đây. Mất ngủ được chia làm 3 loại:

1. Mất ngủ đầu hôm hay khó đi vào giấc ngủ

Hay xảy ra ở những người lo âu hay hưng phấn. Những suy nghĩ của họ cứ lặp đi, lặp lại, nghiền ngẫm những chuyện trong quá khứ hoặc vừa mới xảy ra và tìm cách để giải quyết những vấn đề. Những người này thường sẽ cảm thấy mệt mỏi nhưng đầu óc lại luôn tỉnh, khó có thể ngủ được.

Xem thêm: Hội chứng giấc ngủ đến trễ: Những điều bạn chưa biết

2. Mất ngủ giữa hôm hay khó duy trì giấc ngủ

Người bệnh thường ngủ chập chờn, không sâu giấc, hay bị thức giấc giữa đêm nhưng vẫn có thể đi ngủ lại đươc.

3. Mất ngủ cuối hôm hay còn gọi là thức giấc sớm

Người bệnh thường than rằng họ hay bị thức giấc vào sáng sớm và không đi ngủ lại được. Ở những người trầm cảm, thường sẽ bị mất ngủ giữa hôm hoặc cuối hôm và sau khi thức giấc vào buổi sáng thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không có sức sống, cơ thể hoạt động chậm chạp. Những rối loạn giấc ngủ này phải xảy ra ít nhất 3 đêm/ tuần và kéo dài ít nhất 3 tháng, mặc dù rằng họ có đủ những cơ hội để ngủ. Mất ngủ này cũng không do tác dụng của các thuốc và chất như caffeine, trà…

Nguyên nhân của chứng khó ngủ

Khó ngủ thường hay gặp ở phụ nữ, người già. Nguyên nhân của khó ngủ thường là do những rối loạn về tâm thần như là rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn trầm cảm chủ yếu, rối loạn hoảng loạn hơn là những rối loạn giấc ngủ nguyên phát. Do đó đôi khi điều trị những rối loạn tâm thần nguyên phát có thể cải thiện được giấc ngủ, giúp chúng ta có giấc ngủ tốt hơn.

Xem thêm: Liệu bạn đã biết cách thiền để ngủ ngon?

Giấc ngủ có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong giúp cơ thể hồi phục lại năng lượng sau một ngày làm việc vất vả, không những thế còn giúp điều hòa lại các chất trong cơ thể, điều chỉnh về mặt cảm xúc. Nếu bị mất ngủ có thể khiến thay đổi về mặt cảm xúc loạn như trở nên cáu gắt hơn, buồn bã, mệt mỏi, thiếu sức sống, không có đủ năng lượng làm việc cho ngày tiếp theo. Mất ngủ kéo dài có thể làm cơ thể suy kiệt, giảm trí nhớ, rối loạn cảm xúc, thậm chí có thể chết.

Hướng điều trị khó ngủ như thế nào?

Để điều trị khó ngủ ta có thể sử dụng thuốc điều trị triệu chứng cũng như điều trị những bệnh gây ra mất ngủ. Bên cạnh sử dụng thuốc, chúng ta cũng cần có những bài tập về can thiệp hành vi để làm sạch giấc ngủ.

Khó ngủ rất hay gặp trong xã hội hiện đại, nếu kéo dài sẽ gây đến những rối loạn về sức khỏe tâm thần về thể chất. Bạn cần gặp bác sĩ để nhận biết chính xác gốc rễ của vấn đề, từ đó mới chuẩn đoán được bệnh sớm và tìm được phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Hi vọng bài viết này cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về giấc ngủ sinh lý bình thường và như thế nào là khó ngủ. Những bài viết tiếp theo sẽ đề cập đến những rối loạn tâm thần thường gây ra mất ngủ như mộng du, ác mộng

Video chia sẻ các loại thuốc có thể dùng khi bị mất ngủ kéo dài:

Xem thêm:

Những loại thảo dược trị mất ngủ phổ biến và hiệu quả

Táo nhân: Thuốc hay cho người mất ngủ

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. How Much Sleep Do We Really Need?https://www.sleepfoundation.org/how-sleep-works/how-much-sleep-do-we-really-need

    Ngày tham khảo: 23/07/2019

  2. Femi Oyebode (2015). Sim's symptoms in the mind. Elsevier Ltd, page 50-51.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người