YouMed

Mộc hương: Vị thuốc bổ dưỡng cho hệ tiêu hóa

Thạc sĩ Bác sĩ Dư Thị Cẩm Quỳnh
Tác giả: ThS.BS Dư Thị Cẩm Quỳnh
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Mộc hương từ lâu đã trở thành một vị thuốc tốt trong hỗ trợ và điều trị một số bệnh lý đường tiêu hóa. Ngày nay, dược liệu này còn được nghiên cứu với nhiều tác dụng khác. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của ThS.BS Dư Thị Cẩm Quỳnh.

Cây Mộc hương

Tên khoa học

Có hai loại chính:

  • Quảng mộc hương còn gọi là Vân mộc hương (Radix Saussureae lappae) là rễ phơi hay sấy khô của cây Vân mộc hương (Saussurea lappa Clarke) thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).
  • Thổ mộc hương còn gọi là Hoàng hoa thái (Radix Helenii) là rễ phơi hay sấy khô của cây Thổ mộc hương (Inula helenium L.) thuộc họ hoa Cúc Asteraceae (Compositae).
  • Ngoài ra còn có một số cây khác cũng cho vị Mộc hương thuộc họ Cúc: Xuyên mộc hương.

Mô tả dược liệu

Vân mộc hương là cây sống lâu năm, rễ to, đường kính có thể lên đến hơn 5cm, vỏ ngoài màu nâu nhạt. Phía gốc lá hình 3 cạnh tròn, dài từ 12 đến 30 cm, rộng từ 6 đến 15 cm, cuống dài từ 20 đến 30 cm, có rìa, mép lá nguyên và lượn sóng, hai mặt lá đều có lông, phía dưới nhiều hơn phía trên. Trên thân cũng có lá 3 cạnh, càng lên trên kích thước của lá càng nhỏ dần, mép có răng cưa, cuống lá ngắn lại, phía trên cùng lá gần như không có cuống hoặc ôm lấy thân cây.

Hoa hình đầu màu tím lam. Quả bế, dẹt và cong, màu nâu nhạt, có đốm tím. Mùa hoa vào tháng 7 đến tháng 9, mùa đậu quả vào tháng 8 đến tháng 10.

Thổ mộc hương là cây sống lâu năm, cao từ 0,5 đến 1,5 m. Phía gốc lá to, có thể dài tới 40 cm, trên thân lá mọc so le và nhỏ hơn, dài chừng từ 10 đến 30 cm, phía cuống có hai tai ôm lấy thân, mép có răng cưa không đều. Cụm hoa hình đầu, hoa màu vàng. Quả bế, dài 4 mm, trên có vân dọc.

Đặc điểm của Mộc hương
Đặc điểm của Mộc hương

Phân bố, thu hái

  • Nước ta đã di thực được hai loài chính đã kể trên. Hiện đang được nuôi trồng và phát triển.
  • Người ta trồng từ 2 đến 3 năm bắt đầu thu hoạch dược liệu về làm thuốc.

Tác dụng của Mộc hương

Thành phần hóa học

  • Trong dược liệu có khoảng 1 – 3% tinh dầu, 6% chất nhựa và 18% inulin.
  • Đặc biệt ở thổ mộc hương có tới 40% inulin, tỉ lệ cao nhất khi thu hái vào mùa thu.

Tác dụng dược lý theo Y học hiện đại

Chất helenin trong dược liệu có tác dụng kích thích mật trực tiếp và rất mạnh, dùng trong vàng da do gan, cải thiện cấu trúc gan, không có hiện tượng sung huyết nhu mô, giảm sưng tế bào gan.

Bên cạnh đó, hai chất costunolide và dehydrocostus lactone trong dược liệu có tác dụng ức chế mạnh sự biểu hiện của kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg) trong tế bào ung thư gan Hep3B ở người.

Một số dược điển Châu Âu còn liệt kê tác dụng của cây như một phương thuốc lợi tiểu, tiêu độc, long đờm và tẩy giun sán.

Đặc biệt, mộc hương còn có các hợp chất có đặc tính kháng tụ cầu (Staphylococcus aureus) mạnh. Trong tương lai, dược liệu này có thể được bổ sung cho các phác đồ kiểm soát nhiễm trùng và ngăn ngừa lây nhiễm tụ cầu.

Các kết quả củng cố bằng chứng rằng đây là dược liệu tự nhiên chứa các chất chống khối u nguyên bào thần kinh đệm đầy triển vọng. Ngoài ra, người ta dự kiến ​​sẽ mở rộng nghiên cứu thêm hoạt tính chống ung thư của cây.

Tác dụng dược lý theo Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền cây có vị cay, đắng, tính ôn ấm. Quy vào 3 kinh phế, can, tỳ.

Mộc hương có tác dụng kiện tỳ hòa vị, điều khí chỉ thống, an thai, chữa ngực bụng đau đầy, tả lỵ, nôn mửa.

Rễ sau khi đào về, ta cắt bỏ thân, rửa sạch đất cát xung quanh, sau đem phơi hoặc sấy khô.

Các bài thuốc từ Mộc hương

Liều dùng từ 3 đến 6 gam, dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

Bài thuốc Hương liên hoàn: Thổ mộc hương, Hoàng liên, hai vị bằng nhau, tán thành bột mịn, vo thành viên như hạt tiêu. Ngày uống 3 gam, chia nhiều lần uống. Có tác dụng chữa đau bụng tiêu chảy do vi khuẩn lỵ.

Lưu ý

  • Vì Mộc hương có vị cay thơm, tác dụng tiết khí nên không phù hợp để uống dài ngày với người khỏe mạnh.
  • Người âm hư, tân dịch bất túc không dùng.
  • Những người chân khí suy yếu, có nhiệt, huyết hư mà táo cũng không nên dùng.

Mộc hương hiện nay được sử dụng phổ biến. Bạn đọc nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng. Hãy chủ động liên lạc với chúng tôi khi cần giúp đỡ.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Đỗ Tất Lợi (2006). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học.

  2. Koc K, Ozdemir O, Ozdemir A, Dogru U, Turkez H. Antioxidant and anticancer activities of extract of Inula helenium (L.) in human U-87 MG glioblastoma cell line. J Cancer Res Ther. 2018 Apr-Jun;14(3):658-661

  3. Yaeesh S, Jamal Q, Shah AJ, Gilani AH. Antihepatotoxic activity of Saussurea lappa extract on D-galactosamine and lipopolysaccharide-induced hepatitis in mice. Phytother Res

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người