YouMed

Bệnh mộng du và những điều bạn cần biết

Bác sĩ NGUYỄN ĐÀO UYÊN TRANG
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Đào Uyên Trang
Chuyên khoa: Tâm thần

Bệnh mộng du là một trạng thái khi ngủ thường xuyên gặp phải ở một số người. Tại sao lại có trạng thái mộng du? Những điều cần biết về bệnh lý này là gì? Hãy cùng YouMed tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé!

1. Mộng du là gì?

Bệnh mộng du là một trạng thái khi ngủ mà người đó lại có những hoạt động, hành vi giống như là đang thức. Ví dụ như những người này có thể ngồi bật dậy, đi xung quanh nhưng thật sự là họ đang trong giấc ngủ.

Mộng du có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn nào của giấc ngủ NREM. Tuy nhiên hầu hết xảy ra ở 1/3 đầu giấc ngủ. Thường là ở giai đoạn song chậm. Trong giai đoạn này họ không tỉnh táo, có ánh mắt vô hồn và rất khó bị đánh thức bởi người khác.

Mộng du có thể có rất nhiều hành vi khác nhau. Nhiều giai đoạn có khởi đầu với một tình trạng lú lẫn. Những người này đơn giản có thể ngồi trên giường, nhìn xung quanh hoặc ga trải giường.

Những hành vi có thể diễn tiến phức tạp. Họ có thể đi ra khỏi giường, đi xung quanh phòng, thậm chí ra khỏi nhà.

Nhiều người có thể đi tắm, ăn uống, nói chuyện hoặc có những hành vi kì dị, phức tạp. Những hành vi bình thường có thể họ không làm được như đi trên một sợi dây.

Có một số trường hợp, họ hành động giống như đang cố gắng chạy thoát ra khỏi mối đe dọa nào đó. Tuy nhiên hầu hết những hành vi trong mộng du là những thói quen hằng ngày và ít phức tạp.

mộng du
Mộng du là trạng thái khi ngủ mà lại có những hoạt động, hành vi giống như đang thức

Các trường hợp mộng du thường gặp

  • Có những trường hợp tự mở cửa và khởi động máy móc. Ví dụ người mộng du có thể tự mở cửa nhà và khởi động xe chạy.
  • Mộng du cũng có thể bao gồm những hành vi không phù hợp. Ví dụ như đi vệ sinh trong nhà kho hoặc thùng rác. Hầu hết các giai đoạn kéo dài từ vài phút đến 30 phút tuy nhiên vẫn có thể kéo dài hơn.
  • Người bị bệnh mộng du sau khi thức dậy họ có thể hoàn toàn không nhớ đến những gì đã diễn ra đêm qua. Nếu nhớ cũng chỉ là một vài khía cạnh.

Các trạng thái của bệnh mộng du

Mộng du có 2 trạng thái đặc biệt là:

1. Mộng du liên quan đến ăn uống.

Những người có liên quan đến hành vi ăn uống. Họ có thể ăn rất nhiều mà không hề nhận thức được họ đang ăn. Trong giai đoạn này, họ có thể ăn những thức ăn kì dị. Cho đến hôm sau họ mới thấy được những bằng chứng là họ đã ăn chúng.

2. Mộng du liên quan đến hành vi tình dục.

Ở mộng du liên quan đến hành vi tình dục, có nhiều mức độ hoạt động tình dục. Ví dụ như thủ dâm, vuốt ve, giao hợp có thể xảy ra trong lúc ngủ. Người đó không hề nhận biết được. Tình trạng này thường gặp ở nam. Có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe, các mối quan hệ trong đời sống.

2. Diễn tiến của bệnh mộng du như thế nào?

Hầu hết bệnh mộng du xảy ra ở trẻ em và giảm dần theo tuổi. Nếu khởi phát lúc trưởng thành và không ghi nhận tiền sử mộng du lúc nhỏ.

Bạn nên đi tìm những nguyên nhân đặc biệt như: ngưng thở khi ngủ, động kinh, ảnh hưởng của thuốc.

3. Mộng du điều trị ra sao?

Thông thường, mộng du có thể không gây ra bất kì vấn đề khó khăn nào. Tuy nhiên trong một số trường hợp, mộng du có thể dẫn đến chấn thương.

Ví dụ, nhảy từ trên cao, đi trên mái nhà hoặc chui qua cửa kính. Hoặc các trường hợp làm cho người đó bị xấu hổ. Ví dụ như được tìm thấy trên đường ở trạng thái trần truồng.

Khuyến cáo nên đóng chặt cửa sổ và cửa ra vào. Cất giấu những đồ dễ vỡ. Tuy nhiên không nên khóa phòng ngủ của người mộng du, đặc biệt là ở trẻ em. Thực hiện các khuyến cáo trên để đảm bảo an toàn khi có hỏa hoạn xảy ra.

Biện pháp điều trị phổ biến

Hơn 100 năm qua, hàng ngàn các ca được điều trị tâm lý, thuốc hoặc những can thiệp khác không thể điều trị khỏi mộng du. Nếu như mộng du gây ra những khó khăn đáng kể cho người bệnh và người thân. Những can thiệp tâm lý, thời gian biểu thức có thể có hiệu quả.

  • Thời gian biểu thức là biện pháp nhanh chóng đánh thức người mộng du 15 – 30 phút trước thời điểm họ hay mộng du. Vệ sinh trước giấc ngủ cũng là một trong những biện pháp có thể áp dụng.
  • Đối với những trường hợp mộng du do thuốc. Chúng ta nên ngưng sử dụng thuốc. Những thuốc có thể gây mộng du thường gặp là: thuốc kháng sinh, thuốc chống động kinh, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, benzodiazepine,…
Hầu hết bệnh mộng du xảy ra ở trẻ em và giảm dần theo tuổi
Hầu hết bệnh mộng du xảy ra ở trẻ em và giảm dần theo tuổi

4. Bạo lực trong mộng du?

Những người bị bệnh mộng du không có xu hướng đi tìm một ai đó. Tuy nhiên, họ có thể vô tình gặp người khác. Bởi vì cảm xúc hay gặp nhất trong mộng du là sợ hãi. Khi đó sẽ có những đáp ứng chiến đấu hay bỏ chạy.

Một tỉ lệ rất nhỏ những người mộng du có xu hướng bạo lực với người khác. Những hành vi bạo lực thường gặp ở đàn ông hơn, đặc biệt là người trẻ.

Trong trường hợp này, điều cần thiết nhất là đảm bảo an toàn cho những người xung quanh. Một vài giả thuyết cho thấy có thể điều trị kích động khi tỉnh có thể giảm những hành vi bạo lực lúc mộng du.

Tuy nhiên điều quan trọng nhất là kiêng rượu bia và chất kích thích. Những chất này có thể làm gia tăng kích động bạo lực.

Những người bị bệnh mộng du không có xu hướng đi tìm một ai đó
Những người bị bệnh mộng du không có xu hướng đi tìm một ai đó

Nếu bạn có những triệu chứng của bệnh mộng du và chưa tìm ra cách giải quyết phù hợp. Hãy tìm đến các bác sĩ chuyên khoa uy tín, chất lượng để được tư vấn và hỗ trợ điều trị bệnh kịp thời. 

Trong cuộc sống hiện đại, những lo âu, bận rộn đã khiến chứng rối loạn giấc ngủ ngày càng trở nên phổ biến hơn. Bạn hiểu gì về chứng rối loạn giấc ngủ? Tim hiểu qua bài viết sau: Rối loạn giấc ngủ và những điều nên biết

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. AMERICAN PSYCHIATRIC ASSOCIATION (2013). DIAGNOSTIC AND STATISTICAL MANUAL OF MENTAL DISORDERS, trang 286-289.

  2. R. M. Mayon-White (1955). "Sleep-walking". Practitioner, 175 (1046), 215-8.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người