YouMed

Mụn cóc ở tay: Có cần điều trị?

bác sĩ nguyễn thị thảo
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Thị Thảo
Chuyên khoa: Da liễu

Tay là nơi dễ tiếp xúc với virus HPV gây mụn cóc từ người bệnh nhất. Do vậy mụn cóc ở tay phổ biến và gồm nhiều dạng nhất. Vậy mụn cóc ở tay có cần điều trị không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Bác sĩ Da liễu Nguyễn Thị Thảo nhé!

Dấu hiệu bị mụn cóc ở tay

Mỗi loại mụn cóc ở tay khác nhau sẽ có dấu hiệu nhận diện khác nhau. Ở tay thường bị dạng mụn cóc thông thường, mụn sâu trong lòng bàn tay hoặc mụn cóc phẳng:1

  • Mụn cóc thông thường: chỉ loại mụn thịt nhỏ, sần sùi và thô cứng và nhô lên trên da. Chúng có màu da, trắng hồng hoặc nâu, không ngừng tăng trưởng và có sự thay đổi về màu sắc. Đặc điểm sẫm màu là do do cục máu đông nhỏ ở mạch máu. Mụn cóc có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, thường là ở trên ngón tay, khuỷu tay.
  • Mụn cóc sâu lòng bàn tay: là là mụn sẩn nhỏ, bóng láng và tiến triển sâu xuống dưới da. Loại mụn này thường thô, tăng sừng, vùng da xung quanh gây đau và cơ cứng. Chúng thường xuất hiện ở lòng bàn tay, dưới móng hoặc quanh móng.
  • Mụn cóc phẳng: có đặc điểm bằng phẳng hoặc nhô ít, bề mặt mịn, nhẵn hoặc hơi tăng sừng. Mụn thường có màu da hoặc hồng đôi khi màu vàng và nâu nhạt. Chúng có kích thước từ 1 – 5 mm thường xuất hiện với số lượng nhiều từ 20 – 100. Mụn cóc phẳng có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Dấu hiệu mụn cóc ở tay
Dấu hiệu mụn cóc ở tay

Mụn cóc ở tay đa phần không nguy hiểm và có thể tự khỏi sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên bởi tính dễ lây lan cũng như điều kiện nhiễm từ tay rất thuận lợi. Do đó cần điều trị mụn cóc ở tay càng sớm càng tốt trước khi mụn cóc lan rộng sang các vị trí khác nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân bị mụn cóc ở tay

HPV virus chính là nguyên nhân gây nên tình trạng da liễu này. Các con đường lây lan là cách phát tán virus HPV như:

Tiếp xúc trực tiếp bằng tay

Đây là con đường lây nhiễm phổ biến nhất của tất cả các loại mụn cóc. Virus HPV dễ truyền cho người khác khi tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, chạm vào vị trí mụn,… Sau khi lây là giai đoạn ủ bệnh 2 – 3 tháng trước khi biểu hiện mụn cóc trên da. Cứ như vậy mụn cóc sẽ lây lan nhiều và nhanh từ người này sang người khác.

Bắt tay gây lây nhiễm mụn cóc
Bắt tay gây lây nhiễm mụn cóc

Việc tiếp xúc tay cũng có thể khiến virus truyền từ vùng này sang vùng khác trên cùng một người. Hiện tượng này gọi là tự lây nhiễm. Chính vì vậy, mụn cóc từ tay có thể lan rộng sang lân cận và hình thành mụn cóc mới. Cộng thêm triệu chứng ngứa rát vùng mụn rất dễ khiến bệnh nhân gãi, cào, xát,… Điều này sẽ làm nặng thêm tình trạng mụn và dẫn đến lâu khỏi.

Chạm vào đồ dùng lây nhiễm trung gian

Người bệnh có thể vô tình làm vỡ mụn cóc và để dịch mụn dính trên đồ dùng cá nhân. Điều này là điều kiện để phát tán virus không tiếp xúc. Khi người bình thường chạm và những vật dụng này sẽ lưu lại trên tay và bị nổi mụn cóc. Các vật dụng này có thể là khăn tắm, quần áo, đồ lót, bàn chải,…

Cách điều trị mụn cóc ở tay

Tự điều trị bằng thuốc2

Với tình trạng mụn cóc nhẹ có kích thước dưới 0.5 cm, bạn có thể tự điều trị với thuốc. Các thuốc này phải có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, kháng virus.

Một số thuốc bôi hay được sử dụng như duofilm, collomack có chứa acid salicylic và lactic. Các thành phần này giúp kháng virus, kháng viêm cũng giúp bong tróc các tế bào sừng. Những người có mắc kèm các bệnh mạn tính cần lưu ý về tương tác thuốc.

Sử dụng công nghệ tại các cơ sở điều trị3

Virus HPV xâm nhập sâu dưới lòng bàn tay rất khó để tiêu diệt một cách tận gốc. Hiện nay, một số công nghệ điều trị mụn cóc ở tay bao gồm:

Đốt điện

Đây là phương pháp sử dụng dòng điện cao tần đốt nóng trực tiếp lên mụn cóc. Phương pháp chỉ định cho mụn cóc dưới 1 cm hoặc khó tiểu phẫu.

  • Ưu điểm của đốt điện là nhanh chóng, đơn giản. Chỉ cần chi phí thấp có thể diệt trừ sâu nhân mụn.
  • Nhược điểm: lâu lành vết thương.

Sử dụng tia laser

Tia laser chiếu trực tiếp vào nốt mụn cóc làm loại bỏ được bề mặt các nốt mụn cóc chứ không thể tiêu diệt tận gốc được. Do đó, nếu không lấy đi được hết các phần mô nhiễm virus thì mụn có sau đó có thể tái phát lại.

Điều trị mụn cóc bằng tia laser
Điều trị mụn cóc bằng tia laser

Phương pháp ALA – PDT

Sử dụng ánh sáng huỳnh quang. Do đó có khả năng loại trừ chính xác mà không làm ảnh hưởng đến những vị trí khác.

Chấm nitơ lỏng

Là phương pháp sử dụng khí nitrogen hóa lỏng có nhiệt độ -196°C.

  • Ưu điểm: có thể khỏi hoàn toàn.
  • Nhược điểm: gây khó chịu khi điều trị, gây rộp nước.

Tiểu phẫu

Đối với các nốt mụn cóc có kích thước dưới 2 cm ở vùng da bằng phẳng. Phương pháp này giúp nhanh lành vết thương nhưng có thể tái phát nếu không lấy hết được nhân mụn.

Cách ngăn ngừa mụn cóc ở tay

Giữ vệ sinh tay sạch sẽ

HPV chủ yếu lây qua đường tiếp xúc ngoài da, do vậy để ngăn ngừa cần tránh để tay tiếp xúc với virus bao gồm:

  • Giữ vệ sinh tay sạch sẽ, khô ráo, tránh tạo môi trường ẩm cho virus lan sang vùng lân cận.
  • Hạn chế gãi, làm vỡ hoặc chạm vào mụn cóc để tránh nhiễm trùng.
  • Rửa tay sạch sẽ nếu bắt buộc phải tiếp xúc với mụn ví dụ khi bôi thuốc.
  • Tránh chạm vào các vật dụng cá nhân có nguy cơ phát tán virus.
  • Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách ăn uống đủ chất, tập thể dục thường xuyên.
  • Trị dứt điểm vết mụn cũ và ngăn chặn sớm tái phát kể cả những tình trạng mụn cóc nhẹ.

Tiêm ngừa HPV

Nhiều người nhầm tưởng tiêm vắc xin ngừa HPV chỉ có tác dụng phòng ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Trên thực tế, vắc xin ngừa HPV có thể phòng hầu hết các chủng HPV gây bệnh kể cả các loại mụn cóc ở tay. Hiện nay có 2 loại vắc xin phòng HPV: Gardasil 4 chủng và Gardasil 9 chủng. Trong đó:

  • Gardasil 4 chủng: Phòng ngừa 4 tuýp HPV là HPV 6, HPV 11, HPV 16 và HPV 18.
  • Gardasil 9 chủng: Phòng ngừa 9 tuýp HPV là HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58.

Tiêm phòng HPV là lựa chọn tốt nhất giúp ngăn ngừa mụn cóc hiện nay. Tiêm ngừa sẽ giúp bạn chủ động tránh lây lan virus cho mình và người khác. Tuy nhiên cần đảm bảo bạn được tiêm vắc xin tại cơ sở uy tín có điều kiện bảo quản đạt chuẩn GSP.

Các loại mụn cóc ở tay đa số không nguy hiểm nhưng vẫn cần điều trị sớm để tránh lây lan. Nhận biết các dấu hiệu của chúng và nắm rõ phương pháp điều trị và ngăn ngừa là cần thiết. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng virus HPV gây mụn cóc ở tay.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. 7 loại mụn cóc thường gặphttps://suckhoedoisong.vn/7-loai-mun-coc-thuong-gap-169115447.htm

    Ngày tham khảo: 23/11/2022

  2. Mụn cóc và thuốc trịhttps://suckhoedoisong.vn/mun-coc-va-thuoc-tri-169124831.htm

    Ngày tham khảo: 23/11/2022

  3. WARTS: DIAGNOSIS AND TREATMENThttps://www.aad.org/public/diseases/a-z/warts-treatment

    Ngày tham khảo: 23/11/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người