Nang thận đơn độc: Hiểu thế nào cho đúng?
Nội dung bài viết
Nang thận đơn độc hay còn gọi là nang thận đơn thuần hoặc nang đơn thận. Đây là một bệnh lý lành tính, chiếm tỉ lệ mắc khá cao trong dân số. Tỉ lệ mắc bệnh tăng theo độ tuổi, và đặc biệt gặp nhiều hơn ở nam giới.
1. Nang thận đơn độc là gì?
Nang thận đơn độc được hình thành trong thận với đặc điểm là một túi kín tròn, vách mỏng, thường chứa đầy chất lỏng. Có thể có một hay nhiều nang thận. Trong đó, nang thận đơn độc là loại nang thận phổ biến nhất, chiếm tỉ lệ mắc khá cao. Nang thận đơn độc thường không gây hại. Khác với bệnh thận đa nang, một bệnh tiến triển có thể dẫn đến suy thận.
Một số nang nhỏ đến mức bạn có thể nhìn thấy chúng mà không cần kính hiển vi. Những trường hợp khác, nang có thể phát triển đạt kích cỡ lớn như một quả bóng tennis. Khi chúng lớn hơn, nang thận có thể đè vào các cơ quan lân cận và gây đau.
Xem thêm: Nang thận và tầm quan trọng của sức khỏe
2. Nguyên nhân gây ra nang thận đơn độc
Nguyên nhân của nang thận đơn độc vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, dường như nó không liên quan tới các yếu tố di truyền. Một số giả thiết lý giải nguyên nhân gây ra tình trạng này. Ví dụ, mỗi quả thận có khoảng một triệu ống nhỏ thu thập nước tiểu. Các nang có thể phát triển khi một ống bị tắc nghẽn, phồng lên và chứa đầy chất lỏng. Một khả năng khác là các nang khởi phát khi các túi thừa hình thành ở các khu vực yếu của ống và chứa đầy dịch.
Các yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh bao gồm giới tính và tuổi tác. Nam giới có nguy cơ mắc nang thận đơn độc cao hơn nữ. Bên cạnh đó, người càng lớn tuổi nguy cơ mắc càng cao. Ở tuổi 40, khoảng 25 phần trăm mọi người sẽ có nang thận đơn độc. Gần một nửa số người từ 50 tuổi trở lên có một hoặc nhiều nang đơn độc ở thận. Kích thước của các nang cũng có thể tăng theo tuổi và có thể tăng gấp đôi sau 10 năm.
3. Triệu chứng thường gặp của nang thận đơn độc
Phần lớn, nang thận đơn độc thường không gây ra triệu chứng gì. Trong hầu hết trường hợp, người bệnh ngẫu nhiên phát hiện có nang thận đơn độc trong khi siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT). Tuy nhiên, khi nang lớn, vỡ, chúng có thể:
- Gây đau ở bên hông, lưng hoặc vùng bụng trên. Nếu chúng to có thể đè ép vào các cơ quan khác
- Chảy máu
- Nhiễm trùng, sốt, ớn lạnh hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng khác như môi khô, lưỡi dơ, vẻ mặt nhiễm trùng
- Chức năng thận suy giảm (hiếmr gặp)
- Nang thận đơn độc có liên quan đến tình trạng huyết áp cao. Nhưng không rõ mối quan hệ giữa hai tình trạng này là gì.
5. Chẩn đoán nang thận đơn độc như thế nào?
Nang thận thường vô hại. Bởi vì chúng ít khi gây ra triệu chứng khó chịu cho người bệnh, bạn thậm chí có thể không nhận ra mình có tình trạng này cho đến khi bạn tình cờ thăm khám.
Để chẩn đoán bệnh nang đơn độc, người bệnh sẽ được tiến hành đánh giá kiểm tra tổng quát tình trạng.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm nhằm chẩn đoán và điều trị bệnh:
- Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, chụp cắt lớp (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) nhằm xác định hình dạng, kích thước và tính chất của nang, đồng thời giúp chẩn đoán phân biệt với các khối u thận khác.
- Xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu. Nhằm đánh giá chức năng của thận bị suy giảm hay không.
6. Điều trị nang thận đơn độc có dễ dàng không?
Nếu tình trạng nang thận đơn độc của bạn không gây ra triệu chứng hoặc biến chứng gì, bạn có thể không cần điều trị. Thêm vào đó, bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi u nang của bạn để đảm bảo rằng chúng không gây ra bất kỳ vấn đề nào. Tuy nhiên, trong trường hợp hiếm gặp, xuất hiện triệu chứng, biến chứng, việc bắt đầu điều trị là vô cùng cần thiết. Đối với các nang lớn hơn hoặc những người có triệu chứng, phương pháp điều trị bao gồm liệu pháp xơ cứng và phẫu thuật.
Liệu pháp xơ cứng
Phương pháp điều trị này bao gồm quy trình với các bước sau:
- Chọc thủng nang bằng một cây kim dài chọc qua da, sử dụng sóng siêu âm để định vị.
- Dẫn lưu (hút) dịch trong nang và sau đó có thể lấp đầy túi rỗng đó bằng dung dịch có chứa cồn. Điều này làm cho vùng tổ chức liên quan cứng lại và giảm khả năng tái phát. Sẹo trong nang được gọi là xơ cứng.
Bạn có thể xuất viện ngay trong ngày thực hiện thủ thuật xơ cứng.
Phẫu thuật
Trong một số trường hợp, một nang sẽ tái phát và tụ đầy chất lỏng. Bác sĩ có thể đề nghị phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên điều này đòi hỏi phải gây mê toàn thân và gây vết mổ lớn. Trong suốt quá trình này, bác sĩ phẫu thuật sẽ chèn một ống quan sát mỏng, được gọi là nội soi và các dụng cụ khác để hút dịch ra khỏi nang . Sau đó, lấy hoặc đốt thành ngoài của nó để giữ cho nó không bị biến dạng. Bạn có thể cần phải ở lại bệnh viện một hoặc hai ngày sau khi phẫu thuật.
Hầu hết các nang thận đơn độc đều vô hại và không có vấn đề gì. Nếu một u nang phát triển, liệu pháp xơ cứng hoặc phẫu thuật có thể loại bỏ nó mà không để lại biến chứng lâu dài. Do đó, cần theo dõi bằng các xét nghiệm hình ảnh lặp lại mỗi 6-12 để quản lý tốt tình trạng nang thận đơn độc và bảo vệ sức khỏe cho bạn. Trên đây, Youmed cung cấp thông tin cho bạn về bệnh nang thận đơn độc, nếu gặp phải vấn đề gì, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm: Bổ cốt chỉ không chỉ là vị thuốc mà còn có tác dung bổ thận
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thành
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.