YouMed

Ngân hàng máu cuống rốn và những thông tin liên quan

bác sĩ nguyễn lâm giang
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Chuyên khoa: Nội tổng quát

Ngân hàng máu cuống rốn được đánh giá là một tiến bộ vượt bậc của nền Y học Việt Nam. Đây chính là nơi lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn, có vai trò quan trọng trong công tác điều trị. Vậy ngân hàng này có vai trò như thế nào? Máu cuống rốn có công dụng gì? Hãy cùng YouMed đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!

1. Ngân hàng máu cuống rốn là gì?

Ngân hàng máu cuống rốn là nơi lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn. Đây chính là một đơn vị hiện đại trong một số cơ sở y tế tại Việt Nam. Máu cuống rốn còn có tên gọi khác là máu dây rốn hay máu bánh nhau. Đây là loại máu chảy trong tuần hoàn thai nhi. Nó cung cấp chất dinh dưỡng cho bào thai đang phát triển trong tử cung người mẹ.

Ngân hàng máu cuống rốn
Ngân hàng máu cuống rốn

Đây chính là phần còn lại trong dây rốn và bánh nhau sau khi mẹ bầu sinh em bé. Có thể nói việc lấy máu cuống rốn dự trữ tại các ngân hàng máu cuống rốn như một hình thức mua bảo hiểm sinh học. Nó có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý cần thiết sau này.

2. Đôi điều về máu cuống rốn mà bạn đọc nên biết

Cuống rốn là phần nối từ bánh nhau đến thai nhi. Nó có chức năng vận chuyển, trao đổi chất dinh dưỡng giữa mẹ và bé trong quá trình mang thai. Theo đó, máu cuống rốn là lượng máu còn lại trong cuống rốn và bánh rau. Loại máu này còn sót lại sau khi được cắt rời dây rốn khỏi trẻ sơ sinh.

>> Tăng tiểu cầu là một trạng thái có thể gặp trên xét nghiệm phân tích máu. Tình huống này có đôi khi gặp trên xét nghiệm thường quy kiểm tra, trước phẫu thuật hoặc thậm chí là vì một bệnh lý khác.

Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện trong máu cuống rốn chứa các tế bào máu thông thường như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Ngoài ra, nó còn chứa rất nhiều các tế bào gốc giống như trong tủy xương.

Tế bào gốc là những tế bào non có đặc điểm tự duy trì và biệt hóa thành những tế bào trưởng thành. Có công dụng để thay thế cho các tế bào già. Mục đích là duy trì cấu trúc, chức năng của các mô, các cơ quan trong cơ thể.

Tế bào gốc
Tế bào gốc

Tế bào gốc tạo máu trong máu cuống rốn có thể tạo ra các dòng tế bào máu khác nhau. Bao gồm cả hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Tế bào gốc trung mô trong máu cuống rốn có thể biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác. Chẳng hạn như tế bào thần kinh, tế bào gan, tế bào cơ, xương,…

3. Công dụng của máu cuống rốn

Hiểu được những công dụng của máu cuống rốn, chúng ta mới thực sự thấy rõ vai trò của các ngân hàng máu cuống rốn. Các tế bào gốc trong máu cuống rốn được ứng dụng để điều trị đầu tiên cho bệnh nhi 5 tuổi bị thiếu máu Fanconi vào năm 1988.

Máu cuống rốn có nhiều công dụng rất hữu ích
Máu cuống rốn có nhiều công dụng rất hữu ích

Từ đó cho đến nay, đã có trên 75 bệnh lý khác nhau được điều trị bằng tế bào gốc máu cuống rốn. Bao gồm:

  • Các bệnh lý ác tính như Leukemia.
  • Ung thư máu dòng Lympho.
  • Các bệnh lý máu không ác tính khác như Thalassemia, suy tủy, giảm tiểu cầu nguyên phát vô căn,…
  • Điều trị suy giảm miễn dịch bẩm sinh.

Ngoài ra, tế bào gốc máu cuống rốn còn đang được nghiên cứu trong công tác điều trị một số bệnh lý mới khác. Chẳng hạn như teo cơ, bệnh Parkinson, liệt tủy, tự kỷ, đái tháo đường, các bệnh gan mật,…

Bệnh Leukemia có thể được điều trị bằng máu cuống rốn
Bệnh Leukemia có thể được điều trị bằng máu cuống rốn

4. Ưu điểm và nhược điểm của máu cuống rốn

4.1. Ưu điểm

Tế bào gốc máu cuống rốn dễ lấy và bảo quản. Trong khi thu thập tế bào gốc của tủy xương là một thủ thuật xâm lấn. Thủ thuật này sẽ gây tổn thương xương, gây đau đớn. Ngoài ra còn tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đối với đối tượng cho tủy.

Lấy tế bào gốc máu cuống rốn
Lấy tế bào gốc máu cuống rốn

Tế bào gốc máu cuống rốn có tính sinh miễn dịch yếu nên dễ dung nạp hơn. Đồng thời, loại tế bào gốc này có khả năng phát sinh và phát triển nhanh hơn sau ghép so với tế bào gốc tủy xương.

4.2. Nhược điểm

Máu cuống rốn chứa ít tế bào gốc so với tủy xương. Vì vậy, khi điều trị cho trẻ lớn và người lớn cần phải có nhiều đơn vị tế bào gốc máu cuống rốn. Hoặc phải phối hợp tế bào gốc từ nhiều nguồn khác nhau mới đủ số lượng cho công tác điều trị.

Tế bào gốc tủy xương có số lượng nhiều hơn
Tế bào gốc tủy xương có số lượng nhiều hơn

5. Lợi ích của việc lưu trữ tế bào gốc màu cuống rốn tại các ngân hàng máu cuống rốn

Lưu trữ mẫu máu cuống rốn được ví như mua bảo hiểm sinh học cho bé. Trong trường hợp con của bạn mắc một trong các bệnh lý nói trên thì có thể dùng tế bào gốc máu cuống rốn để điều trị.

Tế bào gốc máu cuống rốn của bé cũng có thể dùng để điều trị cho anh chị em ruột. Với xác xuất phù hợp hoàn toàn là 25%. Xác xuất 50% phù hợp là 50%. Hoặc có thể dùng để điều trị cho các thành viên khác trong gia đình.

6. Những cơ sở y tế có đơn vị ngân hàng máu cuống rốn tại Việt Nam

Ở nước ta, những cơ sở y tế có đơn vị ngân hàng máu cuống rốn bao gồm:

  • Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM.
  • Bệnh viện Nhi Trung ương.
  • Viện Huyết học truyền máu trung ương.
  • Ngân hàng Tế bào gốc MekoStem.
  • Bệnh viện Vinmec.

Nếu có ý định lưu trữ máu cuống rốn, thai phụ nên đến trực tiếp các cơ sở y tế nói trên. Mục đích là để được tư vấn, đăng ký và làm các xét nghiệm cần thiết, ttốt nhất là hai tháng trước khi sinh.

Viện Huyết học truyền máu Trung ương - ngân hàng máu cuống rốn
Viện Huyết học truyền máu Trung ương

Nói chung, với sự có mặt của ngân hàng máu cuống rốn, nhiều bệnh lý đã được điều trị hiệu quả. Vì vậy, máu cuống rốn ngày càng giữ vai trò quan trọng trong công tác điều trị, thay vì lấy tủy như trước đây. Hy vọng các chuyên gia y tế sẽ nghiên cứu và tìm ra được nhiều bệnh lý khác có thể được điều trị hiệu quả bằng tế bào gốc máu cuống rốn.

>> Thiếu máu là một trong những tình trạng rất thường gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là có thể là yếu tố làm nặng thêm một số bệnh lý người bệnh đang mắc, thiếu máu nặng có thể gây suy tuần hoàn và tử vong.

Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang 

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  • Viên An, “Cha mẹ giữ lại máu cuống rốn cho con, cần những gì?”, đăng nhập ngày 29-07-2016, tại website https://bthh.org.vn/
  • U.S Food&Drug Administration Staff, “Cord Blood: What You Need to Know”, đăng nhập 30-07-2014, tại website https://www.fda.gov/
  • WebMD Staff, “Should You Bank Your Baby’s Cord Blood?”, đăng nhập ngày 16-02-2019, tại website https://www.webmd.com/
  • Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người