Ngô: Thành phần dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe
Nội dung bài viết
Cây ngô (bắ) từ xa xưa đã được biết đến là cây lương thực quan trọng của người dân. Ngoài ra cây ngô cũng là 1 cây thuốc quý. Hãy cùng Youmed tìm hiểu những công dụng nổi bật mà ngô mang lại cho sức khỏe nhé!
1. Tìm hiểu về ngô
1.1. Nguồn gốc
Ngô, bắp hay bẹ là một loại cây lương thực được thuần canh tại khu vực Trung Mỹ và sau đó lan tỏa ra khắp châu Mỹ. Ngô lan tỏa ra phần còn lại của thế giới sau khi có tiếp xúc của người châu Âu với châu Mỹ vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16.
Ngô là cây lương thực được gieo trồng nhiều nhất tại châu Mỹ (chỉ riêng tại Hoa Kỳ thì sản lượng đã là khoảng 270 triệu tấn mỗi năm). Các giống ngô lai ghép được các nông dân ưa chuộng hơn so với các giống, thứ ngô thông thường do có năng suất cao vì có ưu thế giống lai.
Cây ngô được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc. Ban đầu ngô được gọi là “lúa ngô”, về sau được gọi tắt thành “ngô”. Chữ “Ngô” là để chỉ Trung Quốc. Người Việt vào thế kỷ 15-17 từng gọi Trung Quốc là “Ngô”, bởi nhà Minh cai trị Trung Quốc khi đó vốn dựng nghiệp tại đất Ngô (nay là Nam Kinh và các vùng phụ cận).
1.2. Phân loại
Các giống ngô hiện có tại Việt Nam bao gồm:
Ngô Nếp (Waxy Corn)
Ngô nếp có lẽ là đã vô cùng quen thuộc với người Việt. Sở dĩ nó được gọi là ngô nếp vì độ dẻo của hạt ngô nó khá là tương đồng với độ dẻo của gạo nếp. Ở Việt Nam thì ngô nếp được sử dụng để nướng, luộc ăn chơi chơi; hay là nấu với xôi ngô thành món ăn sáng no; hoặc thử là xào với tép đậm đà lên, dùng ăn cơm cũng ngon.
Ngô “Lõm” (Dent Corn)
Ngô “lõm” còn được gọi là ngô đồng, nó được đặt tên theo vết lõm hình thành trên các hạt ngô khi ngô bắt đầu trưởng thành và khô lại. Loại ngô này thường có hai màu là vàng và trắng. Ngô “lõm” thường được sử dụng để làm thức ăn chăn nuôi hoặc được nấu thành siro ngô hay lên men tạo thành các sản phẩm nhiên liệu công nghiệp như ethanol (dùng để khử trùng).
Ngô Ngọt (Sweet Corn)
Ngô ngọt là loại ngô tiêu chuẩn, và là loại ngô thực phẩm của khá nhiều nước. Giống ngô này sẽ được thu hoạch lúc chưa trưởng thành, ngay trước khi đường trong ngô được chuyển thành tinh bột. Ở Việt Nam, ngô ngọt thường sẽ luộc hoặc ăn lẩu nước/ lẩu nướng.
Ngô Nổ (Pop Corn)
Ngô để làm pop corn là một loại ngô riêng, chứ không phải loại ngô nào cũng phù hợp để làm. Hạt ngô của giống ngô nổ này sẽ tròn như hạt ngọc trai, có lớp vỏ khá là mỏng trong khi các giống khác lại có vỏ khá là dày.
1.3. Thành phần dinh dưỡng có trong ngô
Ngô là thực phẩm có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Thành phần dinh dưỡng bên trong một trái ngô bao gồm:
Chất xơ
Các loại ngô khác nhau cũng sẽ có những hàm lượng chất xơ khác nhau, thông thường trong khoảng 9 – 15%.
Các loại chất xơ chủ yếu trong ngô là chất xơ không hòa tan, như hemicellulose, cellulose và lignin.
Carb
Giống như tất cả các loại hạt ngũ cốc, ngô chủ yếu bao gồm carb (hầu hết là tinh bột), chiếm 28-80% trọng lượng khô. Ngoài tinh bột, trong ngô cũng chứa một lượng nhỏ đường (1-3%) .
Mặc dù trong ngô có hàm lượng đường tương đối nhưng không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, không gây lượng đường huyết tăng nhanh.
Protein
Mỗi giống ngô khác nhau, hàm lượng protein cũng sẽ có sự chênh lệch (lượng protein nằm trong khoảng 10-15%).
Vitamin và khoáng chất
Bên cạnh các chất bên trên, ngô còn cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin: vitamin A, B, D,… cùng các khoáng chất vi lượng khác rất có lợi cho cơ thể. Chính vì vậy, ngô trở thành bữa sáng yêu thích của nhiều người đã tạo năng lượng cho một ngày mới.
2. Công dụng của
2.1. Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
Một trong những lợi ích của ăn ngô là giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Lý do là bắp ngô giàu chất xơ không hòa tan – chất khiến dễ tiểu tiện. Chất xơ này cũng hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi cho ruột già và đổi lại vi khuẩn giúp biến chất xơ thành chuỗi axit béo ngắn (SCFA). SCFA có thể cung cấp năng lượng cho các tế bào ruột, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề ở ruột, bao gồm cả ung thư ruột kết.
2.2. Hỗ trợ cải thiện hệ tim mạch
Hàm lượng cao folate trong ngô giúp giảm thiểu nồng độ axit amin có trong mạch máu của cơ thể, vì nồng độ axit amin cao sẽ gây ra các vấn đề trong thành mạch máu. Hơn nữa, dầu ngô cũng là nguồn dồi dào axit béo, từ đó cho phép axit béo omega 3 loại bỏ các cholesterol xấu có thể gây tổn hại đến cơ thể.
2.3. Tốt cho trí nhớ
Vitamin B1 có nhiều trong ngô giúp acetylcholine – một chất truyền tín hiệu thần kinh cho bộ nhớ. Thiếu vitamin B1 sẽ khiến bạn luôn trong tình trạng đầu óc mệt mỏi và giảm trí nhớ. Một bát ngô có thể đáp ứng được khoảng 24% lượng vitamin mà cơ thể cần mỗi ngày.
2.4. Giàu khoáng chất
Ngô có lượng folate cao, một chén ngô (hạt) chứa 75.4 mcg hay 19% lượng khuyến cáo tiêu dùng hàng ngày. Thiamin (Vitamin B1) cũng có lượng lớn trong ngô, cung cấp đến 24% theo mức hàng ngày.
Một chén ngô (hạt) cũng cấp hơn 10% giá trị dinh dưỡng trong ngày bao gồm vitamin C, pantothenic acid, niacin, magie, kali, mangan và phốt pho. Các chất dinh dưỡng khác có trong ngô với số lượng ít hơn bao gồm vitamin A, E, B – 6 và K, riboflavin, canxi, kẽm, sắt, đồng, selenium và choline.
2.5. Cải thiện tình trạng thiếu máu
Khi cơ thể bạn bị tụt giảm hàm lượng vitamin B12, chất sắt và axit folic cũng chính là lúc bạn mắc phải tình trạng thiếu máu. Trong hạt bắp vừa chứa một lượng đáng kể chất sắt – khoáng chất cần thiết để tạo nên tế bào hồng cầu mới, vừa chứa axit folic ngăn ngừa thiếu máu. Trong thực tế, tiêu thụ bỏng ngô có thể làm tăng lượng hồng cầu lên đến 50% trong 1 tháng.
3. Cách sử dụng ngô
Ngô thường được dùng để chế biến thành các món ăn như ngô luộc, ngô nướng, thả lẩu, ngô xào hay sữa ngô,… Ngoài việc dùng hạt, trong đông y còn sử dụng râu ngô như một bài thuốc trị một số bệnh như:
Chữa viêm thận và viêm bàng quang:
Râu ngô 100 g, rau má 50 g, ý dĩ 50 g, sài đất 40 g, mã đề 50 g, nước 600 ml sắc còn 250 ml. Ngày uống 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 – 4 giờ.
Chữa viêm thận phù thũng:
Râu ngô, mơ leo, thóc lép, mỗi vị 30 g, sắc uống.
Chữa viêm túi mật, sỏi mật và viêm gan:
Râu ngô 30 g, nhân trần bắc 30 g, đun sôi uống dần trong ngày.
Chữa huyết áp cao:
Uống nước luộc ngô hằng ngày, ngày 2 – 3 lần, mỗi lần vài bát, liên tục trong 2 – 3 tháng.
Chữa bệnh tiểu đường:
Hạt ngô trấn nước, ủ cho mọc mầm. Dùng mầm ngô sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 20 – 30 g với nước sắc đọt khoai lang đỏ làm thang.
4. Lưu ý khi sử dụng
Mặc dù ngô tốt cho cơ thể, nhưng không phải ai cũng ăn được nó. Dưới đây là một số đối tượng cần chú ý khi sử dụng ngô:
- Người có chức năng tiêu hóa kém: Nhóm người này nếu ăn quá nhiều chất xơ sẽ tạo gánh nặng lớn cho dạ dày.
- Người thiếu canxi, sắt: Trong lương thực thô có chứa axit phytic và chất xơ, kết hợp với nhau tạo thành chất kết tủa, gây cản trở việc cơ thể hấp thụ khoáng chất.
- Người có bệnh về hệ tiêu hóa: Bệnh nhân xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản hay loét dạ dày, tiếp nạp lượng lớn lương thực thô dễ gây giãn nứt tĩnh mạch và chảy máu dạ dày.
- Khả năng miễn dịch kém: Ăn nhiều chất xơ sẽ làm cản trở việc bổ sung protein, tỷ lệ sử dụng chất béo giảm, gây tổn hại đến chức năng của xương, tim, máu,… từ đó làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Người già và trẻ nhỏ: Do chức năng tiêu hóa của người già đã suy yếu, còn của trẻ em chưa hoàn thiện, nên việc tiêu hóa lượng lớn chất xơ có trong các loại lương thực này tạo gánh nặng rất lớn cho dạ dày.
Qua bài viết trên, Youmed đã cung cấp cho bạn một số thông tin về lợi ích, công dụng và một số điều lưu ý khi sử dụng bí đỏ. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến sức khỏe, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn hướng giải quyết nhé!