YouMed

Trẻ sơ sinh ngủ ngáy có đáng lo ngại? Câu trả lời của bác sĩ

bác sĩ nguyễn lâm giang
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Chuyên khoa: Nội tổng quát

Ngủ ngáy là hiện tượng thường gặp ở người lớn hơn trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Nhưng không có nghĩa là ở trẻ sơ sinh thì không có hiện tượng này. Vậy, trẻ sơ sinh ngủ ngáy có đáng lo ngại không? Nguyên nhân tình trạng này là gì? Cách khắc phục như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang sẽ giải đáp những vấn đề trên. Hãy cùng theo dõi nhé!

Trẻ sơ sinh ngủ ngáy có đáng lo ngại?

Trên thực tế, trẻ sơ sinh ngủ ngáy là một vấn đề phổ biến. Chúng ngáy khi ngủ vì đường thở của chúng rất nhỏ và có nhiều dịch tiết. Khi trẻ thở, không khí va chạm với dịch tiết, tạo ra âm thanh gọi là tiếng ngáy. Hầu hết hiện tượng này sẽ biến mất khi trẻ lớn lên. Vì lúc này đường thở của trẻ đã mở rộng hơn, cho phép luồng khí lưu thông dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đôi khi hiện tượng này có thể là dấu hiệu của một số vấn đề bệnh lý. Chẳng hạn như đường thở có vật cản khiến trẻ khó thở.1

Nguyên nhân khác khiến trẻ ngủ ngáy có thể do cảm lạnh, dị ứng hoặc sự gia tăng kích thước của các u tuyến hoặc amidan.1 Các nguyên nhân này sẽ được đề cập cụ thể trong phần dưới đây.

Trẻ sơ sinh ngủ ngáy hầu hết là hiện tượng bình thường
Trẻ sơ sinh ngủ ngáy hầu hết là hiện tượng bình thường

Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ ngáy

Nghẹt mũi2

Thông thường, trẻ sơ sinh ngủ ngáy chỉ đơn giản là bị nghẹt mũi. Nếu đúng như vậy, tình trạng này có thể được khắc phục dễ dàng bằng cách làm thông thoáng đường thở. Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ hoặc dung dịch xịt mũi.

Khi trẻ lớn hơn, kích thước lỗ mũi tăng và vấn đề này thường được cải thiện. Tuy nhiên, chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng khác. Nếu tình trạng ngáy ngủ của con vẫn tiếp diễn và trầm trọng hơn sau khi đã thực hiện nhỏ nước muối sinh lý, cha mẹ có thể ghi lại âm thanh bằng máy ảnh hoặc máy ghi âm và đến gặp bác sĩ nhi khoa để được tư vấn.

Bệnh mềm sụn thanh quản2

Mềm sụn thanh quản là tình trạng cấu trúc của thanh quản bị mềm nhuyễn. Điều này khiến các mô sụn tắc nghẽn một phần đường thở. 90% trẻ sẽ tự khỏi mà không cần điều trị khi trẻ được 18 – 20 tháng tuổi.

Trường hợp hiếm trẻ bị mềm sụn thanh quản nghiêm trọng gây cản trở việc thở hoặc ăn uống, có thể cần phải sử dụng ống thở hoặc phẫu thuật tái tạo.

Nguyên nhân khác

Viêm amidan

Nguyên nhân này khá hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Khi đường thở của của trẻ bị nhiễm trùng, trẻ sẽ bắt đầu ngáy trong lúc ngủ. Và thường đi kèm cùng với các tình trạng khác như khó thở, thở hổn hển,…

Vách ngăn mũi bị lệch

Lệch vách ngăn mũi là một trong những dị tật đường hô hấp. Vách ngăn mũi lệch phân chia khoang mũi thành 2 phần không đều, cản trở luồng khí lưu thông khiến trẻ sơ sinh ngủ ngáy. 

Sinh non

Sinh non được định nghĩa là trẻ sinh dưới 36 tuần. Trẻ sinh non có nguy cơ ngủ ngáy hơn các trẻ khác. Nguyên nhân là do các cơ quan của trẻ sinh non chưa hoàn thiện. Trong đó có cả cơ quan hô hấp. Vì vậy trẻ sinh non có thể ngủ ngáy.

Cách khắc phục ngủ ngáy cho trẻ

Phụ huynh có thể tham khảo một số biện pháp khắc phục tình trạng ngủ ngáy của trẻ sau đây:1

1. Nhỏ mũi cho trẻ

Hít dịch mũi làm thông thoáng đường thở của trẻ. Trong trường hợp đã xác định nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ ngáy là nghẹt mũi. Cha mẹ có thể mua thuốc xịt mũi hoặc chỉ cần nước muối sinh lý để hít dịch mũi cho trẻ. Nhỏ mũi 1 lần/ngày vào lỗ mũi của trẻ. Mẹ cũng nên lấy chất tiết ra từ mũi của trẻ qua máy hút dịch mũi.

Nhỏ mũi cho trẻ trước khi ngủ giúp khắc phục tình trạng ngủ ngáy
Nhỏ mũi cho trẻ trước khi ngủ giúp khắc phục tình trạng ngủ ngáy

2. Làm ẩm không khí

Làm ẩm không khí cũng có thể giúp khắc phục nghẹt mũi. Mẹ có thể sử dụng máy phun sương ấm để làm ẩm không khí trong phòng ngủ của con. Ngoài ra, có thể cho trẻ tắm nước ấm ngay trước khi đi ngủ để không khí ẩm và ấm cuốn đi các chất tiết ở mũi, giúp trẻ dễ ngủ.

3. Loại bỏ chất gây dị ứng

Dị ứng cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ ngáy. Vì vậy, việc tìm hiểu tác nhân nào gây dị ứng cho con và loại bỏ nó sẽ giúp khắc phục tình trạng của con. Cha mẹ có thể thử loại bỏ lông thú cưng, bụi và các tác nhân gây dị ứng khác khỏi phòng ngủ của trẻ và theo dõi tình trạng của trẻ có được khắc phục không.

4. Thay đổi tư thế ngủ

Ngủ ngáy cũng liên quan đến tư thế ngủ ở nhiều trẻ sơ sinh. Một số trẻ thường ngáy nhiều khi nằm sấp hoặc nằm ngửa, nhưng lại rất êm khi ngủ nằm nghiêng. Cha mẹ cũng nên đảm bảo rằng trẻ nằm ngửa khi ngủ vì nằm sấp khiến không thể quay đầu để thở.

Cho trẻ nằm ngửa khi ngủ để tránh trẻ khó thở
Cho trẻ nằm ngửa khi ngủ để tránh trẻ khó thở

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Như đã nói ở trên, trẻ sơ sinh ngủ ngáy hầu hết là không đáng lo ngại. Nhưng nếu trẻ ngủ ngáy kinh niên thường là dấu hiệu của một vấn đề khá phức tạp. Nếu phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường kèm theo khi ngáy, cha mẹ nên lưu tâm và đưa trẻ đến khám ngay.

  • Tiếng rít, khò khè, khịt mũi quá lớn, quá nhiều.
  • Giấc ngủ bị gián đoạn khiến trẻ không thể ngủ được.
  • Tình trạng ngủ ngáy vẫn tiếp tục sau khi thực hiện các biện pháp thông thường như nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý.
  • Xuất hiện các vấn đề về phát triển và tăng trưởng của trẻ như tăng động, tè dầm, chậm tăng cân,…
  • Trẻ có biểu hiện khó thở vào ban ngày.
  • Nhịp thở của trẻ bất thường khi ngủ hoặc có kèm các khoảng ngưng thở khi ngủ ngáy.

Trên đây là bài viết về chủ đề trẻ sơ sinh ngủ ngáy. Hy vọng qua bài viết này, cha mẹ đã tìm hiểu được một số nguyên nhân khiến con ngủ ngáy và các biện pháp khắc phục. Hầu hết các trường hợp trẻ ngáy khi ngủ là bình thường. Nhưng cha mẹ cũng nên lưu tâm đến những biểu hiện khác đi kèm của con. Nhằm phát hiện và đưa trẻ đến thăm khám kịp thời.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. My Baby Snores: Is It Normal?https://www.newkidscenter.org/Baby-Snoring.html

    Ngày tham khảo: 28/05/2023

  2. Why Is My Newborn Snoring?https://www.healthline.com/health/parenting/newborn-snoring

    Ngày tham khảo: 28/05/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người