YouMed

Nguyên nhân gây ra bệnh lý đái tháo nhạt là gì?

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Bệnh nhân bị bệnh đái tháo nhạt có một số triệu chứng như khát nhiều, tiểu nhiều giống như bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên hai bệnh này là hoàn toàn khác nhau và bệnh đái tháo nhạt thường ít gặp hơn và không có biến chứng nặng nề như bệnh đái tháo đường. Vậy nguyên nhân bệnh đái tháo nhạt là gì? Hãy cùng YouMed tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về bệnh đái tháo nhạt

Đái tháo nhạt là tình trạng cơ thể mất quá nhiều chất lỏng qua đường tiểu tiện. Đây là một rối loạn hiếm gặp ảnh hưởng đến việc điều chỉnh chất lỏng trong cơ thể. Khi bị bệnh đái tháo nhạt cơ thể tạo ra một lượng nước tiểu quá mức dẫn đến đi tiểu nhiều lần và cảm giác khát dữ dội. Tuy nhiên tình trạng này không phải là bệnh đái tháo đường.

Dấu hiệu

Dấu hiệu chính của tất cả các trường hợp đái tháo nhạt là thường xuyên phải bài xuất ra ngoài một lượng lớn nước tiểu loãng. Triệu chứng phổ biến thứ hai là khát nước quá mức. Nguyên nhân là do việc mất nước qua đường tiểu dẫn đến xuất hiện nhiều cơn khát khiến cho bệnh nhân có nhu cầu cung cấp nước nhiều hơn.

Vấn đề tiểu đêm cũng có thể làm rối loạn giấc ngủ. Lượng nước tiểu thải ra mỗi ngày có thể nằm trong khoảng từ 3 đến 20 lít. Trường hợp cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể có thể sẽ dẫn đến mất nước trầm trọng và rối loạn điện giải.

Mất nước quá mức có thể dẫn đến tăng natri máu. Đây là tình trạng trong đó nồng độ natri của huyết thanh trong máu trở nên rất cao do khả năng giữ nước thấp. Tăng natri máu có thể dẫn đến các triệu chứng thần kinh như lú lẫn, co giật hoặc có thể hôn mê. Nếu bệnh nhân không được can thiệp điều trị có thể dẫn đến tổn thương thận vĩnh viễn

Ở trẻ em dấu hiệu đái tháo nhạt có thể là:

  • Sốt.
  • Nôn mửa.
  • Tiêu chảy.
  • Chậm lớn.
  • Quấy khóc.
  • Đòi uống nước liên tục.
  • Bỉm ướt.
Tiểu nhiều lần trong ngày kể cả tiểu đêm là dấu hiệu đặc trưng của đái tháo nhạt
Tiểu nhiều lần trong ngày kể cả tiểu đêm là dấu hiệu đặc trưng của đái tháo nhạt

Nguyên nhân bệnh đái tháo nhạt

Các loại đái tháo nhạt đều liên quan đến một loại hormone gọi là vasopressin nhưng xảy ra theo những cách khác nhau. Vasopressin thúc đẩy quá trình giữ nước trong thận, điều này cũng giữ cho huyết áp ở mức bình thường.

Nguyên nhân bệnh đái tháo nhạt trung ương

Trường hợp này là do lượng vasopressin giảm hoặc không có. Nguyên nhân của bệnh này không rõ. Một số giả thiết đưa ra là do sự bất thường trong gen chịu trách nhiệm tiết vasopressin. Một giả thiết khác là do các bệnh và chấn thương ảnh hưởng đến cách sản xuất vasopressin. Chúng bao gồm các tổn thương não do chấn thương đầu, ung thư hoặc phẫu thuật não. Các tình trạng và nhiễm trùng toàn cơ thể khác có thể gây ra bệnh đái tháo nhạt trung ương.

Nguyên nhân bệnh đái tháo nhạt do thận

Bệnh đái tháo nhạt do thận cũng có thể do di truyền hoặc liên quan đến các loại bệnh mắc phải. Loại này ảnh hưởng đến phản ứng của thận với vasopressin.

Tùy thuộc vào gen của mỗi người, tình trạng này dẫn đến việc thận không đáp ứng hoàn toàn hoặc một phần với vasopressin. Điều này ảnh hưởng đến sự cân bằng nước ở các mức độ khác nhau. Trường hợp đái tháo nhạt do thận có thể liên quan đến một số bệnh lý sau:

  • Nang: Bệnh thận đa nang chiếm ưu thể ở thể nhiễm trùng, phức hợp bệnh nang tủy và thận xốp tủy.
  • Nhiễm trùng thận.
  • Một số bệnh ung thư liên quan đến tuyến yên.
  • Bệnh thận hạ kali máu mãn tính, một bệnh thận do nồng độ kali trong máu thấp.

Nguyên nhân bệnh đái tháo nhạt thai kỳ

Trong một số trường hợp hiếm hoi, mang thai có thể gây ra rối loạn vasopressin. Đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng cuối. Điều này xảy ra do nhau thai giải phóng một loại enzyme làm suy giảm vasopressin.

Mang thai cũng gây ra tình trạng khát nhiều hơn, kích thích thai phụ uống nhiều nước hơn khi không mang thai. Những thay đổi sinh lý bình thường khác trong thai kỳ cũng có thể ảnh hưởng đến phản ứng của thận với vasopressin. Đái tháo nhạt thai kỳ có thể điều trị trong thời gian mang thai và khỏi sau 2 hoặc 3 tuần sau khi sinh con.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, khi bệnh nhân đang sử dụng thuốc lợi tiểu đều làm tăng lượng nước tiểu. Các thuốc tiêm truyền tĩnh mạch cũng có thể gây ra sự mất cân bằng chất lỏng trong cơ thể.

Đái tháo nhạt thai kỳ sẽ khỏi sau sinh 2-3 tuần
Đái tháo nhạt thai kỳ sẽ khỏi sau sinh 2-3 tuần

Chẩn đoán và điều trị đái tháo nhạt

Chẩn đoán

Kiểm tra sự thiếu hụt nước là một xét nghiệm đáng tin cậy để giúp chẩn đoán bệnh đái tháo nhạt. điều này sẽ được kiểm chứng qua mẫu máu và mẫu nước tiểu của bệnh nhân. Hormone vasopressin cũng được dùng để kiểm tra khả năng dự trữ nước của thận trong quá trình mất nước.

Ngoài việc kiểm tra sự thiếu hụt nước, việc đo nồng độ các chất điện giải trong máu cũng được sử dụng để chẩn đoán bệnh. Đồng thời, bác sĩ sẽ kiểm tra lượng glucose trong cơ thể để loại trừ bệnh đái tháo đường.

Điều trị

Điều kiện tiên quyết để điều trị đái tháo nhạt là cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể, để tránh tình trạng mất nước. Ngoài ra một số các biện pháp để giảm bớt những khó khăn khi bị bệnh này như là:

  • Điều trị bằng hormone: Sử dụng hormone desmopressin liều cao cùng với nhóm thuốc lợi tiểu hoặc nhóm NSAIDs.
  • Điều trị tình trạng: Nếu nguyên nhân của đái tháo nhạt là do bệnh lý hoặc khối u, hãy điều trị bệnh lý trước. Sau đó hãy đánh giá lại tình trạng đái tháo nhạt.
  • Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống.

Trên đây là nguyên nhân bệnh đái tháo nhạt. YouMed hy vọng rằng bài viết đã cung cấp thông tin cần thiết về đái tháo nhạt giúp bạn đọc nhận ra được những dấu hiệu của đái tháo nhạt sớm. Từ đó việc điều trị bệnh sẽ sớm có kết quả hơn.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Diabetes insipidushttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes-insipidus/symptoms-causes/syc-20351269

    Ngày tham khảo: 05/07/2021

  2. Diabetes insipidushttps://www.nhs.uk/conditions/diabetes-insipidus/

    Ngày tham khảo: 05/07/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người