Bật mí 4 nguyên nhân hạ canxi máu phổ biến bạn nên biết
Nội dung bài viết
Nguyên nhân hạ canxi máu bao gồm suy tuyến cận giáp, thiếu vitamin D và bệnh thận. Các triệu chứng có thể gồm tê, dị cảm, tetany. Nặng hơn có thể triệu chứng co giật, loạn nhịp tim. Để hiểu rõ hơn, mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của YouMed.
Nguyên nhân hạ canxi máu là gì?
Nguyên nhân hạ canxi máu có thể rất đa dạng, bài viết này đề cập đến 4 nguyên nhân phổ biến là:
- Suy tuyến cận giáp.
- Bệnh giả suy tuyến cận giáp.
- Thiếu vitamin D.
- Bệnh thận.
Nguyên nhân hạ canxi máu – Suy tuyến cận giáp
Suy tuyến cận giáp đặc trưng bởi tình trạng giảm canxi và tăng phosphat máu. Tình trạng này thường là kết quả của việc thiếu hormone tuyến cận giáp (PTH).
Thiếu hormone PTH có thể xảy ra trong các rối loạn tự miễn dịch hoặc sau khi cắt bỏ hoặc tổn thương tuyến cận giáp trong quá trình phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.
Biểu hiện của hạ canxi máu thường bắt đầu khoảng 24 – 48 giờ sau phẫu thuật tuyến giáp. Nhưng có thể xảy ra sau nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Tình trạng thiếu hụt PTH phổ biến hơn sau khi cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp vì ung thư hoặc do phẫu thuật tuyến cận giáp.
Giảm năng tuyến cận giáp giả (Pseudohypoparathyroidism)
Đây là một bệnh hiếm của nhóm bệnh rối loạn nội tiết. Tình trạng này đặc trưng bởi chức năng thận bình thường nhưng cơ thể lại đề kháng với PTH.
Các triệu chứng của bệnh là hạ canxi máu, tăng phospho máu và tăng nồng độ PTH trong huyết thanh.
Giảm năng tuyến cận giáp giả được chia thành những loại nhỏ hơn. Gồm 1A, 1B, 1C, 2 và giả giả suy cận giáp (pseudopseudohypoparathyroidism – PPHP). Trong đó, loại 1A là phổ biến nhất, chiếm 70% các trường hợp mắc bệnh này.
Thiếu vitamin D – nguyên nhân hạ canxi máu
Vitamin D có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa của canxi.
Thiếu vitamin D có thể do chế độ ăn uống không đủ chất hoặc giảm hấp thu do bệnh gan mật hoặc kém hấp thu ở ruột.
Hoặc cũng có thể là kết quả của sự thay đổi trong chuyển hóa vitamin D khi dùng một số loại thuốc (ví dụ, phenytoin, phenobarbital, rifampin).
Thiếu vitamin thường gặp ở những người ở nhà nhiều, hoặc người sống ở vùng cao vì họ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời – nguồn vitamin D tự nhiên dồi dào.
Tuy nhiên, không nên tăng cường phơi nắng vì nguy cơ ung thư da sẽ đáng lo ngại hơn. Tình trạng này có thể khắc phục bằng cách bổ sung các viên uống vitamin D.
Bệnh thận
Bệnh thận là một trong nhiều nguyên nhân hạ canxi máu. Đặc biệt là các bệnh lý về ống thận có thể gây hạ canxi máu nghiêm trọng. Do thận mất canxi bất thường và giảm chuyển hóa vitamin D thành hoạt chất vitamin D3.
Suy thận có thể dẫn đến giảm sự hình thành vitamin D3 do:
- Tổn thương tế bào thận trực tiếp.
- Ức chế 1-alpha-hydroxylase (cần thiết cho việc chuyển đổi vitamin D) do tăng phosphat máu.
Các nguyên nhân hạ canxi máu khác
Một số nguyên nhân khác gây hạ canxi máu là:
Giảm magiê máu
Giảm magie máu có thể gây ra sự thiếu hụt tương đối hormone PTH và sự đề kháng của cơ quan đích đối với tác động của PTH.
Nồng độ magiê trong huyết thanh <1,0 mg / dL (<0,5 mmol/L) được gọi là hạ magie máu.
Giảm protein huyết tương
Hạ canxi máu do giảm liên kết với protein thường không có triệu chứng. Vì canxi ion hóa không thay đổi nên thực thể này được gọi là hạ canxi máu ngẫu nhiên.
Tăng phosphat máu
Tăng phosphat máu gây hạ canxi máu do các cơ chế chưa được hiểu rõ. Tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân suy thận.
Sử dụng tác nhân phóng xạ
Sử dụng các tác nhân điều khiển phóng xạ có chứa chất ion chelat hóa trị hai là ethylenediaminetetraacetate (EDTA) có thể làm giảm nồng độ canxi ion hóa khi tổng nồng độ canxi trong huyết thanh không thay đổi.
Hạ canxi máu do thuốc
Một số thuốc như: thuốc chống co giật, rifampin làm thay đổi chuyển hóa của vitamin D. Các loại thuốc trong điều trị tăng canxi máu cũng có thể làm hạ canxi quá mức.
Một số nguyên nhân hiếm gặp khác như:
- Sốc nhiễm trùng. Do ức chế giải phóng PTH và giảm chuyển đổi 25(OH)D thành 1,25(OH)2D.
- Truyền> 10 đơn vị máu chống đông citrat.
- Sử dụng các chất điều khiển phóng xạ có chứa ion chelat hóa trị hai là ethylenediaminetetraacetate (EDTA) làm giảm nồng độ canxi ion hóa trong khi tổng nồng độ canxi trong huyết thanh không thay đổi.
Triệu chứng hạ canxi máu
Nếu hạ canxi máu mức độ nhẹ có thể không ghi nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng trường hợp hạ canxi nặng có thể có một số triệu chứng:
- Cảm giác tê bì, dị cảm, ngứa ran ở bàn tay, bàn chân.
- Chuột rút, co thắt cơ.
- Móng tay dễ bị gãy.
- Khó thở, thở khò khè.
- Co giật (triệu chứng nghiêm trọng).
- Rối loạn nhịp tim, cơ tim.
- Mệt mỏi, rối loạn tâm thần: lo lắng.
Không phải tất cả các trường hợp đều có những triệu chứng hạ canxi này. Có trường hợp không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên cũng có trường hợp triệu chứng nặng có thể đe dọa tính mạng.
Các phương pháp điều trị hạ canxi máu
Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân hạ canxi máu.
Hạ canxi máu không triệu chứng thường tự hồi phục mà không cần điều trị. Bác sĩ sẽ quyết định việc điều trị khi có chẩn đoán hạ canxi máu.
Các phương pháp điều trị hạ canxi máu là:
- Truyền canxi đường tĩnh mạch: được chỉ định đối với hạ canxi máu cấp.
- Bổ sung canxi đường uống.
- Điều trị bệnh nền: đối với hạ canxi máu có bệnh nguyên trước đó.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu được một số nguyên nhân hạ canxi máu. Nguyên nhân gây giảm canxi rất đa dạng. Do đó, khi nhận thấy bất cứ triệu chứng nào của cơn hạ canxi cấp, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay để điều trị kịp thời cũng như tìm nguyên nhân chính xác.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Hypocalcemiahttps://www.merckmanuals.com/professional/endocrine-and-metabolic-disorders/electrolyte-disorders/hypocalcemia
Ngày tham khảo: 16/07/2021