Nguyên nhân không có phôi thai: triệu chứng và phương pháp điều trị
Nội dung bài viết
Không có phôi thai còn có tên gọi khác là trứng rống. Và dĩ nhiên, trứng rỗng sẽ không thể phát triển thành một cơ thể người bình thường. Mặc dù vậy, cơ thể người phụ nữ vẫn xuất hiện nhiều dấu hiệu tương tự như mang thai. Vậy thì nguyên nhân không có phôi thai là do đâu? Nó có ảnh hưởng gì đến chức năng sinh sản của người phụ nữ hay không? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Sản Phụ khoa Phan Lê Nam.
Hiện tượng không có phôi thai là gì?
Trước khi đi tìm nguyên nhân không có phôi thai thì chúng ta nên tìm hiểu tình trạng không có phôi thai là gì. Không có phôi thai hay trứng rỗng là trứng đã thụ tinh và tự làm tổ trong tử cung nhưng không trở thành phôi thai. Nhau thai và túi phôi hình thành, nhưng vẫn trống rỗng. Không có em bé phát triển. Nó còn được gọi là mang thai không phôi thai.
Ngay cả khi không có phôi thai, nhau thai vẫn tạo ra Gonadotropin màng đệm ở người (hCG). Đây là một loại hormone được sản xuất để hỗ trợ quá trình mang thai. Xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định sự tăng nồng độ hormon hCG.
Do đó, quá trình phóng noãn có thể dẫn đến kết quả là kết quả thử thai dương tính. Ngay cả khi quá trình mang thai không thực sự diễn ra. Các triệu chứng liên quan đến mang thai, chẳng hạn như đau ngực và buồn nôn, cũng có thể xảy ra. Một noãn bị hư nên không hình thành phôi và cuối cùng dẫn đến sảy thai.
Những nguyên nhân không có phôi thai là gì?
1. Nguyên nhân không có phôi thai do bất thường nhiễm sắc thể
Phần lớn các trường hợp sảy thai sớm là do bất thường nhiễm sắc thể. Nghiên cứu cho thấy rằng hơn 60% số ca sảy thai do trứng rụng có liên quan đến các bất thường về gen. Trứng đã thụ tinh có thêm một nhiễm sắc thể hoặc thiếu một nhiễm sắc thể. Điều đó có nghĩa là vật liệu di truyền kết hợp với nhau nhưng kết quả không phù hợp để thai tiếp tục phát triển.
2. Nguyên nhân không có phôi thai do noãn
Một noãn kém chất lượng có thể dẫn đến một thai không có phôi. Tình trạng này có thể xảy ra sớm đến mức không nhận biết được.
Tuy nhiên, nhiều phụ nữ nhận được chẩn đoán về tình trạng này vẫn tiếp tục mang thai khỏe mạnh ở những lần mang thai sau đó. Không rõ là trứng rỗng thường xảy ra ở những người mang thai lần đầu hay đôi khi chúng xảy ra nhiều hơn ở lần mang thai kế tiếp. Hầu hết những phụ nữ bị trứng rỗng đều có thể mang thai thành công và sinh con khỏe mạnh trong tương lai.
Những triệu chứng của mang thai không phôi thai là gì?
Quá trình rụng trứng đôi khi sẽ kết thúc trước khi người phụ nữ nhận ra mình đang mang thai. Khi điều này xảy ra, bạn có thể chỉ nghĩ rằng bạn đang có một chu kỳ kinh nguyệt nặng hơn bình thường.
Một trứng không phôi có thể dẫn đến các triệu chứng:
- Que thử thai dương tính;
- Đau tức ngực;
- Bị trễ kinh.
Khi thai kỳ kết thúc, triệu chứng có thể bao gồm cả sảy thai. Những triệu chứng có thể bao gồm:
- Chảy máu âm đạo từ ít đến nhiều;
- Đau quặn bụng, đau bụng vùng hạ vị (vùng bụng dưới rốn);
- Không còn cảm giác đau vú;
- Các xét nghiệm mang thai nhằm mục đích đo nồng độ hCG. Do đó, một noãn bị rụng có thể vẫn cho kết quả xét nghiệm dương tính, mặc dù nó không hề chứa phôi thai.
Sự phổ biến của tình trạng trứng rỗng
Trứng rỗng là nguyên nhân phổ biến nhất của sảy thai. Các chuyên gia ước tính rằng trứng rỗng chiếm khoảng 50% tổng số ca sảy thai trong tam ca nguyệt đầu tiên. Khoảng 15% các trường hợp mang thai đều bị sảy thai trước 13 tuần của thai kỳ.
Hãy nhớ rằng giống như tất cả các loại sảy thai, sảy thai do trứng rỗng xảy ra rất sớm trong thai kỳ. Vì vậy không phải tất cả các trường hợp đều được chẩn đoán. Điều đó gây khó khăn cho việc đưa ra con số chính xác về tần suất xảy ra tình trạng này.
Chẩn đoán như thế nào?
Tình trạng mang thai trứng rỗng (hay còn gọi là không có phôi thai) nên được chẩn đoán chính xác. Trứng rỗng thường được phát hiện trong lần siêu âm đầu tiên trong cuộc hẹn trước khi sinh. Siêu âm sẽ cho thấy nhau thai và túi phôi rỗng. Mang thai không phôi thai thường xảy ra giữa tuần thứ 8 và 13 của thai kỳ.
Những phương pháp điều trị
Nguyên nhân không có phôi thai lúc này không quan trọng bằng việc điều trị phù hợp. Nếu phát hiện ra hiện tượng mang thai không phôi, bác sĩ sẽ thảo luận về các lựa chọn điều trị với bạn. Chúng có thể bao gồm:
- Đợi chờ các triệu chứng sẩy thai diễn ra tự nhiên.
- Dùng thuốc, chẳng hạn như Misoprostol (Cytotec), để gây sẩy thai.
- Có quy trình phẫu thuật nong và nạo để loại bỏ các mô nhau thai khỏi tử cung.
Thời gian mang thai, tiền sử bệnh và trạng thái cảm xúc của bạn đều sẽ được quan tâm. Một khi bạn và bác sĩ quyết định lựa chọn phương pháp điều trị. Bạn sẽ muốn thảo luận về các tác dụng phụ và rủi ro liên quan đến bất kỳ loại thuốc hoặc quy trình phẫu thuật nào.
Mặc dù không có em bé, nhưng bạn đã có một lần sảy thai. Sảy thai có thể ảnh hưởng về mặt cảm xúc và việc chờ đợi thai kỳ kết thúc có thể mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Vì lý do này, một số phụ nữ quyết định chấm dứt bằng phẫu thuật hoặc bằng thuốc. Những phụ nữ khác không thoải mái với những lựa chọn này và thích để sảy thai tự nhiên hơn.
Những gì sẽ xảy ra sau khi sảy thai do một trong những nguyên nhân không có phôi thai?
Nếu bạn nhận được chẩn đoán là trứng rỗng, hãy thảo luận với bác sĩ về những việc cần làm tiếp theo. Các phương pháp thủ thuật nong và nạo có thể được chỉ nó có thể giúp bạn ổn định tinh thần và thể chất. Nó cũng có thể hữu ích nếu bạn muốn bác sĩ bệnh học kiểm tra các mô để xác định nguyên nhân không có phôi thai.
Khi lựa chọn bất kỳ một phương pháp phá thai không phôi nào, bạn cũng cần phải thảo luận với bác sĩ chuyên khoa. Sau khi bỏ thai, bác sĩ có thể khuyên bạn nên đợi ít nhất một đến ba chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo mới cố gắng thụ thai lại.
Một số việc bạn nên làm sau khi gây sảy thai không phôi như sau:
- Ăn uống đầy đủ chất để phục hồi lại sức khỏe.
- Tránh làm việc nặng, tránh vận động nhiều để hạn chế tình trạng xuất huyết.
- Ngủ đủ giấc, không nên thức khuya.
- Hạn chế rượu bia và các thức uống có cồn.
- Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan.
- Kiêng quan hệ tình dục trong 4 đến 8 tuần sau khi phá thai.
Làm sao để phòng ngừa trứng rỗng?
Không thể ngăn được tình trạng mang thai không phôi. Nếu bạn lo lắng về tình trạng này, hãy nói chuyện với bác sĩ về các nguyên nhân di truyền có thể xảy ra và quy trình xét nghiệm. Điều này có thể giúp bạn tránh được mang thai trứng rỗng. Đồng thời thảo luận với bác sĩ về việc tiếp xúc với chất độc trong môi trường. Nó có thể có liên quan đến tình trạng trứng rỗng và sảy thai.
Có biến chứng nào cho những lần mang thai về sau hay không?
Bất kỳ trường hợp sảy thai nào, tình trạng sức khỏe và cảm xúc của bạn đều cần thời gian để phục hồi. Điều quan trọng bạn cần nhớ là hầu hết phụ nữ trải qua tình trạng trứng rỗng đều có thai thành công.
Tốt hơn hết, bạn nên đợi đủ ba chu kỳ kinh nguyệt để cơ thể có thời gian hồi phục hoàn toàn và sẵn sàng mang thai. Trong thời gian này, hãy tập trung vào các thói quen sống lành mạnh.
Nguyên nhân không có phôi thai hiện chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các bất thường về nhiễm sắc thể dường như là một yếu tố chính. Có một noãn bị rỗng không có nghĩa là bạn sẽ tiếp tục có một cái khác. Hầu hết phụ nữ trải qua tình trạng trứng rỗng đều có thai kỳ khỏe mạnh trong tương lai. Chính vì vậy, bạn nên ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý và sống vui vẻ, lạc quan để sẵn sàng mang thai lần tiếp theo nhé!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Blighted Ovumhttps://www.webmd.com/baby/blighted-ovum
Ngày tham khảo: 23/10/2020
-
Blighted ovum: What causes it?https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pregnancy-loss-miscarriage/expert-answers/blighted-ovum/faq-20057783
Ngày tham khảo: 23/10/2020
-
What You Should Know About Blighted Ovum, Miscarriage, and Future Pregnancieshttps://www.healthline.com/health/pregnancy/blighted-ovum
Ngày tham khảo: 23/10/2020
-
What Is a Blighted Ovum?https://www.whattoexpect.com/pregnancy/blighted-ovum
Ngày tham khảo: 23/10/2020