YouMed

Nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em mà bố mẹ thường bỏ qua

thạc sĩ bác sĩ lê chí hiếu
Tác giả: ThS.BS Lê Chí Hiếu
Chuyên khoa: Nhi khoa

Thiếu máu là tình trạng rất thường gặp ở trẻ. Vậy, nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em là gì? Làm sao để phòng ngừa con yêu khỏi thiếu máu? Cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Chí Hiếu tìm hiểu ngay bố mẹ nhé!

Trẻ bị thiếu máu là như thế nào?

Thiếu máu là một vấn đề phổ biến ở trẻ em. Một đứa trẻ bị thiếu máu nghĩa là không có đủ hemoglobin. Đây là một loại protein cho phép các tế bào hồng cầu mang oxy đến các tế bào khác trong cơ thể.

Một đứa trẻ bị thiếu máu nghĩa là không có đủ hemoglobin
Một đứa trẻ bị thiếu máu nghĩa là không có đủ hemoglobin

Có nhiều loại thiếu máu. Con của bạn có mắc một trong những trường hợp sau:

  • Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em trong trường hợp này là do không đủ sắt trong máu. Bởi vì sắt là chất dinh dưỡng cần thiết để hình thành hemoglobin cho cơ thể.
  • Thiếu máu hồng cầu to: Do trẻ bị thiếu axit folic hoặc vitamin B12, các tế bào hồng cầu quá lớn nên dễ vỡ.
  • Thiếu máu tán huyết: Do các tế bào hồng cầu bị phá hủy. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tan máu, chẳng hạn như nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc do uống một số loại thuốc.
  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm: Đây là một dạng bệnh huyết sắc tố, một dạng thiếu máu di truyền với các tế bào hồng cầu có hình dạng bất thường.
  • Thalassemia (Cooley’s anemia): Đây là một dạng thiếu máu di truyền, biểu hiện chính là thiếu máu và thừa sắt.
  • Thiếu máu bất sản: Là do tủy xương bị tổn thương, không tạo ra đủ các tế bào máu mới.

Nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em

Nhìn chung, nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em thường có 3 nguyên nhân chính. Đó là do:

  • Mất máu;
  • Không có khả năng tạo đủ tế bào hồng cầu;
  • Các tế bào hồng cầu bị phá hủy.

Mất máu

Mất máu có thể do chảy máu, hoặc chấn thương. Trong trường hợp trẻ bị mất một ít máu do đứt tay hay chảy máu cam, tủy xương có thể tạo ra hồng cầu để bù lại. Nhưng nếu trẻ bị mất nhiều máu (té xe, ói ra máu) hoặc mất máu kéo dài (chảy máu tiêu hóa, rong kinh, giun sán…) có thể sẽ gây thiếu máu. Nguyên nhân trẻ bị thiếu máu trong những trường hợp này là do tủy xương không tạo ra đủ hồng cầu để bù lại lượng máu đã mất.

Khi trẻ bị đứt tay hay chảy máu cam, tủy xương có thể tạo ra hồng cầu để bù lại
Khi trẻ bị đứt tay hay chảy máu cam, tủy xương có thể tạo ra hồng cầu để bù lại

Không tạo đủ hồng cầu

Nguyên nhân trẻ bị thiếu máu này chủ yếu gặp nhất ở trẻ bị thiếu sắt. Những trẻ em có chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng thường sẽ bị thiếu sắt. Bởi vì sắt có nhiều trong thịt, các loại đậu, các loại rau có lá màu xanh.

Khi thiếu sắt, cơ thể trẻ không tạo được hemoglobin, từ đó không tạo được hồng cầu. Chính vì vậy dẫn tới thiếu máu, không thể mang oxy đến các bộ phận trong cơ thể.

Ngoài ra, acid folic và vitamin B12 cũng cần thiết để tạo hồng cầu. Chúng cũng có rất nhiều trong thực phẩm. Bố mẹ có thể bổ sung vitamin B12 cho trẻ từ thịt, sữa, trứng. Còn acid folic có nhiều trong các loại thịt, cá, rau, đậu, ngũ cốc.

Ngoài ra, nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em cũng có thể là do tủy xương sản xuất không đủ hồng cầu. Trường hợp này xuất hiện ở những trẻ:

  • Bị suy dinh dưỡng;
  • Nhiễm trùng;
  • Tủy xương giảm sản hoặc bất sản hồng cầu;
  • Đang dùng các chống ung thư.

Hồng cầu bị phá hủy

Đời sống của hồng cầu bình thường là 120 ngày. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân làm cho đời sống hồng cầu ngắn, gây thiếu máu. Một trong những lý do đó là hồng cầu bị thay đổi hình dạng.

Bình thường, hồng cầu sẽ có hình tròn và dẹt. Đây là hình dạng tối ưu để chúng di chuyển đi khắp cơ thể. Một bệnh lý di truyền làm biến đổi hình dạng hồng cầu thường gặp là bệnh hông cầu hình liềm. Khi đi qua những mạch máu nhỏ, hẹp sẽ bị vỡ, gây thiếu máu.

Khi đi qua những mạch máu nhỏ, hẹp, hồng cầu hình liềm sẽ bị vỡ, gây thiếu máu
Khi đi qua những mạch máu nhỏ, hẹp, hồng cầu hình liềm sẽ bị vỡ, gây thiếu máu

Trẻ bị thiếu máu phải làm sao?

Việc điều trị sẽ tùy thuộc nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em, triệu chứng, tuổi tác và sức khỏe chung của con bạn. Nó cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Có một số loại thiếu máu không cần điều trị. Một số loại có thể cần dùng thuốc, truyền máu, phẫu thuật hoặc cấy ghép tế bào gốc. Nhìn chung, việc điều trị có thể bao gồm:

  • Bổ sung vitamin và khoáng chất dạng viên hoặc dạng lỏng;
  • Thay đổi chế độ ăn uống;
  • Ngừng dùng các thuốc gây thiếu máu;
  • Phẫu thuật cắt bỏ lá lách;
  • Truyền máu;
  • Cấy ghép tế bào gốc.

Làm sao để ngăn ngừa trẻ bị thiếu máu?

Một số loại thiếu máu là bệnh di truyền và không thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, phần lớn trẻ em sẽ bị thiếu máu do thiếu sắt. Bố mẹ có thể được ngăn ngừa bằng cách đảm bảo con bạn có đủ chất sắt trong chế độ ăn uống của mình. Để làm điều này, bố mẹ hãy:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ nếu có thể. Trẻ sẽ nhận được đủ chất sắt từ sữa mẹ.
  • Nếu con bạn đang dùng sữa công thức, hãy sử dụng sữa công thức có bổ sung thêm chất sắt.
  • Không cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa bò. Bởi vì sữa bò không có đủ chất sắt. Hãy cho trẻ uống nếu trẻ đã ăn đủ lớn và có thể ăn các loại thức ăn khác.
  • Cho trẻ ăn thức ăn giàu chất sắt. Khi con bạn ăn có thể ăn dặm, hãy chọn thức ăn có nhiều chất sắt. Chúng bao gồm ngũ cốc, lòng đỏ trứng, thịt đỏ, khoai tây, cà chua và nho khô.
Bố mẹ hãy cho trẻ ăn uống đầy đủ chất để ngăn ngừa thiếu máu
Bố mẹ hãy cho trẻ ăn uống đầy đủ chất để ngăn ngừa thiếu máu

Tóm lại, có 3 nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em chính. Trong đó, thiếu máu thiếu sắt là tình trạng khá phổ biến, hay gặp ở trẻ. Bố mẹ hãy để ý cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa thiếu máu nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Nhận biết thiếu máu ở trẻhttp://viendinhduong.vn/vi/dinh-duong-tre-em/nhan-biet-thieu-mau-o-tre.html

    Ngày tham khảo: 07/05/2021

  2. Anemia in Childrenhttps://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?contenttypeid=90&contentid=P02311

    Ngày tham khảo: 07/05/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người