YouMed

Nhiễm trùng vú: Liệu có nên cho trẻ tiếp tục bú mẹ không?

Bác sĩ HUỲNH NGUYỄN UYÊN TÂM
Tác giả: Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Chuyên khoa: Nhi

Sữa mẹ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trong thời gian cho trẻ bú, mẹ có thể gặp phải vài rắc rối với vú như không tiết được sữa hay sữa quá ít không đủ đối với trẻ. Ngoài ra, một vấn đề vẫn thường hay gặp đó là nhiễm trùng vú.

1. Nguyên nhân nhiễm trùng vú

Nhiễm trùng ở vú của mẹ đang cho bú là tình trạng vú bị viêm, thường là do vi khuẩn. Các triệu chứng khi bạn bị nhiễm trùng vú có thể bao gồm:

  • Đau nhức và sưng đỏ bên vú bị viêm.
  • Sốt, có thể kèm theo ớn lạnh.
  • Đau đầu.
  • Gặp khó khăn khi bạn vắt sữa hoặc sữa không tiết ra lúc trẻ bú.

Những lý do phổ biến nhất khiến vú bị nhiễm trùng:

  • Vú giảm tiết sữa: Điều này có thể xảy ra nếu khoảng cách giữa các lần cho trẻ bú quá xa hoặc bạn không cho trẻ bú. Nếu trẻ của bạn chỉ bú một bên vú hoặc bú sữa quá ít, sữa có thể ứ đọng lại trong vú của bạn. Ngoài ra, sữa cũng không được tiết từ bên trong vú ra bên ngoài. Đó là do ống dẫn sữa trong vú bị tắc nghẽn hoặc bạn mặc áo ngực quá chặt.
  • Tổn thương ở vú: Thông thường có nhiều vi khuẩn trên núm vú của mẹ và trong miệng của trẻ. Nếu núm vú bị tổn thương và nứt, vi khuẩn có thể xâm nhập vào ống dẫn sữa trong vú của bạn và gây nhiễm trùng. Núm vú bị tổn thương trong trường hợp trẻ ngậm bắt vú không đúng cách khi bạn cho trẻ bú. Khi đến tuổi mọc răng, trẻ có thể cắn núm vú của bạn. Hơn nữa, sử dụng máy hút sữa với lực hút quá mạnh cũng là nguy cơ làm tổn thương vú của bạn.

>> Có thể bạn quan tâm:

Đối với bệnh nhiễm trùng vú, bạn sẽ được giới thiệu đến gặp bác sĩ sản phụ khoa để được thăm khám và điều trị tối ưu. Với các vấn đề liên quan đến việc cho con bú, bạn sẽ được giới thiệu đến gặp chuyên gia tư vấn sữa mẹ. Hãy cập nhật ngay “Kinh nghiệm bỏ túi khi đến khám bệnh Nhiễm trùng vú” để nâng cao hiệu quả buổi thăm khám.

2. Nhiễm trùng vú được điều trị như thế nào?

Sau khi thăm khám và làm những xét nghiệm cần thiết, Bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp điều trị. Một số trường hợp, bạn cần uống thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Càng bắt đầu điều trị sớm, bạn sẽ càng cảm thấy cơ thể hồi phục nhanh hơn. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm thuốc giảm đau cho đến khi hết nhiễm trùng.

Nhiễm trùng thường không lây truyền cho trẻ nếu trẻ đang bú sữa mẹ. Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh, trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi tác dụng của thuốc. Vì một số thuốc có thể vào trong cơ thể trẻ thông qua sữa mẹ. Thực tế, đó thường không gây ra vấn đề nguy hiểm cho trẻ. Bạn có thể thông báo với Bác sĩ của con bạn nếu bạn lo lắng về điều này.

Những vấn đề khác mà Bác sĩ sẽ kiểm tra như liệu bạn đã cho bú thường xuyên hay tư thế cho bú đã đúng cách chưa. Từ đó, Bác sĩ cung cấp thông tin thêm về hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ. Ngoài ra, sử dụng máy hút sữa cũng giúp ích trong việc kích thích vú bạn tiếp tục tiết sữa.

Liệu bạn đã cho trẻ bú đúng cách chưa?
Liệu bạn đã cho trẻ bú đúng cách chưa?

3. Bạn cần làm thế nào để cải thiện tình trạng này?

3.1 Chế độ sinh hoạt hợp lí

Khi vú bị sưng và đau, bạn sẽ rất khó chịu và dễ bị căng thẳng. Vậy nên, hãy dành thời gian nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, nhất là trong vòng 24 giờ đầu tiên. Uống nhiều nước, đặc biệt nếu bạn bị sốt. Quan trọng là cần một chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.

Ngoài ra, bạn có thể uống thêm thuốc giảm đau và kháng sinh theo chỉ định của Bác sĩ. Chú ý là bạn nên uống đúng giờ và đủ liều để đảm bảo nhiễm trùng đã hết hoàn toàn.

3.2 Tiếp tục cho trẻ bú

Nhiều mẹ nghĩ rằng không nên tiếp tục cho trẻ bú trong thời gian vú đang bị viêm. Một phần là vì bạn sợ đau khi trẻ bú hoặc sẽ lây bệnh cho trẻ. Tuy nhiên, việc cho bú thường xuyên hơn sẽ giúp cho vú của bạn được tiết sữa tốt hơn. Bạn có thể dùng khăn chườm ấm vú của bạn ngay trước khi cho trẻ bú. Điều này không chỉ cải thiện tình trạng viêm mà còn giúp sữa của bạn xuống dễ dàng. 

Bắt đầu cho trẻ ăn bên vú không bị nhiễm trùng trước. Sau đó chuyển trẻ đến vú bị nhiễm trùng sau khi sữa đã chảy ra. Bạn có thể đắp khăn ấm lên vú đang bị nhiễm trùng trong lúc cho trẻ bú bên vú còn lại.

Nếu trẻ bị ốm hoặc sinh non, bạn nên cho trẻ bú sữa ở vú khỏe mạnh. Tạm thời bạn vẫn tiếp tục hút sữa ở vú bị viêm. Nhưng không nên cho trẻ bú sữa này cho đến khi bạn cảm thấy khỏe hoàn toàn. 

Những trường hợp bạn có thể cần sử dụng máy hút sữa:

  • Vú bị nhiễm trùng không tiết sữa tốt mặc dù bạn đã làm theo các gợi ý ở trên.
  • Cho trẻ bú bên vú bị nhiễm trùng khiến bạn cảm thấy khó chịu vì đau nhức.
  • Trẻ của bạn từ chối bú ở bên vú bị nhiễm trùng.

3.3 Tư vấn ý kiến của Bác sĩ

Hãy hỏi Bác sĩ được tư vấn những thông tin sau khi bạn nhiễm trùng vú:

  • Sẽ mất bao lâu để tình trạng nhiễm trùng vú của bạn hồi phục.
  • Những hoạt động bạn nên tránh và khi nào bạn có thể trở lại sinh hoạt bình thường.
  • Cách chăm sóc và vệ sinh vú.
  • Những triệu chứng hoặc vấn đề bạn nên theo dõi và cách xử trí nếu bạn gặp phải.
  • Khi nào bạn cần quay lại để Bác sĩ kiểm tra.

Nhiễm trùng vú là bệnh khá phổ biến trong thời gian bạn cho trẻ bú sữa mẹ. Điều quan trọng là bạn vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú hoặc hút sữa ở bên vú đang bị viêm. Khi đó, tình trạng nhiễm trùng vú sẽ nhanh chóng hồi phục.

>> Có thể bạn quan tâm: Mẹ bị ít sữa: Cùng bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân và cách làm tăng sữa mẹ

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Breast Infection (Mastitis)

    https://abcdpediatrics.com/advisor/pa/pa_mastitis_pep.htm

    Ngày tham khảo: 20/11/2019

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người