Những điều chị em cần tránh khi mang thai
Nội dung bài viết
Mang thai là một trong những giai đoạn quan trọng và nhạy cảm nhất trong cuộc đời của một người phụ nữ. Có rất nhiều quy tắc khó khăn về những điều không nên làm trong khi mang thai. Vì sức khỏe và sự an toàn của bé, bác sĩ YouMed sẽ đưa ra danh sách 11 điều mà mẹ không nên làm trong thai kì.
1. Các thực phẩm nên tránh
Danh sách lớn nhất về những điều không nên làm trong quá trình mang thai liên quan đến thực phẩm. Vì vậy, chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Một số loại thực phẩm chỉ nên được tiêu thụ một lượng nhỏ, trong khi những loại khác nên tránh hoàn toàn.
Trong quá trình mang thai, bạn nên tránh :
-
Thịt sống
Ăn thịt chưa nấu chín hoặc sống làm tăng nguy cơ nhiễm trùng từ một số vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Chúng bao gồm Toxoplasma, E. coli, Listeria và Salmonella. Những vi khuẩn này có thể đe dọa sức khỏe của thai nhi dẫn đến thai chết lưu hoặc các bệnh thần kinh nghiêm trọng, bao gồm khuyết tật trí tuệ, mù lòa và động kinh. Trong khi hầu hết các vi khuẩn được tìm thấy trên bề mặt của toàn bộ miếng thịt. Các vi khuẩn khác có thể tồn tại bên trong các sợi cơ. Xúc xích cũng là món ăn cần quan tâm. Chúng có thể bị nhiễm vi khuẩn khác nhau trong quá trình chế biến hoặc bảo quản. Phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ các sản phẩm thịt chế biến sẵn trừ khi chúng được hâm nóng lại đến nhiệt độ sôi.
-
Động vật có vỏ, hải sản chưa nấu chín bao gồm hàu, trai
Chúng có thể bị nhiễm vi khuẩn toxoplasmosis hoặc salmonella.
-
Thịt nguội
Thịt nguội có thể bị nhiễm vi khuẩn listeria. Vi khuẩn này có thể đi qua nhau thai và lây nhiễm cho em bé của bạn. Nhiễm trùng trong tử cung có thể dẫn đến nhiễm độc máu và có thể đe dọa tính mạng của bé.
-
Cá có hàm lượng thủy ngân cao
Thủy ngân là một yếu tố độc hại cao. Không có mức độ phơi nhiễm an toàn được biết đến và nó thường được tìm thấy trong nước bị ô nhiễm. Với số lượng cao, nó có thể gây độc cho hệ thống thần kinh, hệ miễn dịch và thận. Nó cũng có thể gây ra vấn đề rối loạn phát triển nghiêm trọng ở trẻ. Kể từ khi nó được tìm thấy ở vùng biển bị ô nhiễm, cá biển lớn có thể tích lũy lượng thủy ngân cao. Do đó, phụ nữ mang thai nên hạn chế tiêu thụ cá có hàm lượng thủy ngân cao. Bao gồm các loại cá như cá mập, cá thu vua, cá kiếm và cá ngói.
-
Cá chưa nấu chín hoặc sống
Cá sống có thể gây ra một số bệnh nhiễm trùng. Chúng có thể chứa virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Chẳng hạn như Norovirus, Vibrio, Salmonella và Listeria. Một số bệnh nhiễm trùng này chỉ ảnh hưởng đến cơ thể người mẹ, khiến bạn mất nước và mệt mỏi. Các nhiễm trùng khác có thể được truyền cho thai nhi với hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.
Phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm khuẩn Listeria. Trên thực tế, phụ nữ mang thai có khả năng bị nhiễm vi khuẩn Listeria cao gấp 20 lần so với dân số chung. Vi khuẩn này có thể được tìm thấy trong đất, nước hoặc thực vật bị ô nhiễm. Cá sống có thể bị nhiễm bệnh trong quá trình chế biến. Listeria có thể được truyền cho em bé chưa sinh qua nhau thai, ngay cả khi người mẹ không có dấu hiệu bị bệnh. Điều này có thể dẫn đến sinh non, sảy thai, thai chết lưu và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Do đó, phụ nữ mang thai nên tránh các loại cá sống hoặc chưa được nấu chín, bao gồm các món sushi.
-
Hải sản hun khói
Có nguy cơ rằng hải sản hun khói, đông lạnh có thể bị nhiễm vi khuẩn listeria. Tuy nhiên, hải sản đóng hộp có lẽ tốt.
-
Trứng sống
Bao gồm cả các loại thực phẩm có chứa trứng sống.Vì vậy hãy cảnh giác với nước sốt mayonnaise và một số loại sữa trứng. Trứng sống có thể gây nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella. Các triệu chứng nhiễm khuẩn Salmonella thường chỉ người mẹ trải qua. Chúng bao gồm sốt, buồn nôn, nôn, co thắt dạ dày và tiêu chảy. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, nhiễm trùng có thể gây ra co thắt tử cung, dẫn đến sinh non hoặc thai chết lưu. Hầu hết các sản phẩm thương mại có chứa trứng sống được làm bằng trứng tiệt trùng và an toàn để tiêu thụ. Tuy nhiên, bạn nên luôn luôn đọc nhãn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
-
Các loại phô mai mềm
Một số loại phô mai mềm nhập khẩu có thể chứa vi khuẩn Listeria. Vì vậy hãy tránh xa các loại phô mai mềm, trừ khi chúng được làm từ sữa tiệt trùng.
-
Sữa chưa tiệt trùng
Những sản phẩm này có thể chứa vi khuẩn Listeria.
Có vẻ như các thức ăn nên tránh khi mang thai quá nhiều. Đừng lo, bạn cũng có nhiều lựa chọn dinh dưỡng khác tuyệt vời trong thai kỳ. Luôn luôn cần thiết để có một chế độ ăn uống cân bằng trong quá trình mang thai. Trong kế hoach ăn uống hằng ngày của bạn, hãy thử kết hợp:
- Protein nạc
- Chất béo lành mạnh
- Nhiều rau quả tươi
- Nước
>> Một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưởng chất cho các mẹ bầu là rất quan trọng. Các thai phụ phải chú ý đến những gì họ ăn và đảm bảo tránh các thực phẩm và đồ uống có hại. Cùng YouMed tìm hiểu đâu là những loại thực phẩm cần tránh khi mang thai tại đây nhé: Những loại thực phẩm cần tránh khi mang thai
2. Sản phẩm chưa rửa sạch
- Bề mặt của trái cây và rau quả chưa rửa hoặc chưa gọt vỏ có thể bị nhiễm một số vi khuẩn và ký sinh trùng. Chúng bao gồm Toxoplasma, E. coli, Salmonella và Listeria. Tất cả chúng có thể nhiễm từ đất hoặc thông qua quá trình xử lý. Sự ô nhiễm có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, lưu trữ, vận chuyển hoặc bán lẻ. Vi khuẩn có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi.
- Một loại ký sinh trùng rất nguy hiểm có thể tồn tại trên trái cây và rau quả được là Toxoplasma. Phần lớn những người bị nhiễm Toxoplasmosis không có triệu chứng, trong khi những người khác có thể cảm thấy như họ bị cúm trong một tháng trở lên. Hầu hết trẻ sơ sinh bị nhiễm Toxoplasma khi còn trong bụng mẹ không có triệu chứng khi sinh. Tuy nhiên, các triệu chứng như mù lòa hoặc thiểu năng trí tuệ có thể phát triển sau này trong cuộc sống. Hơn nữa, một tỷ lệ nhỏ trẻ sơ sinh bị bệnh nghiêm trọng về mắt hoặc não khi sinh.
- Vì vậy, trong quá trình mang thai, rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng bằng cách rửa kỹ, gọt vỏ hoặc nấu trái cây và rau quả.
3. Tránh tiếp xúc với sơn
- Không có cách nào để đo mức độ độc tính khi tiếp xúc với sơn. Độc tính của sơn phụ thuộc vào các dung môi và hóa chất riêng biệt trong sơn, cũng như sự phơi nhiễm. Mặc dù giả thiết cho rằng sơn có mức độ phơi nhiễm thấp, nhưng hành động an toàn nhất là giảm tiếp xúc với hơi bốc ra từ các loại sơn.
4. Không uống quá nhiều caffeine
- Caffeine là một chất kích thích và lợi tiểu. Uống vài tách cà phê mỗi ngày sẽ làm tăng huyết áp, nhịp tim và số lần đi vệ sinh. Thêm vào đó, caffeine qua nhau thai. Cơ thể bạn có thể tiêu hóa tốt caffeine, nhưng em bé đang phát triển của bạn thì không. Bởi vì sự trao đổi chất của em bé vẫn đang trong quá trình phát triển. Enzyme chính cần thiết để chuyển hóa caffeine ở bé chưa phát triển đầy đủ. Vì thế, mức độ cao caffeine có thể tích tụ ở thai.
- Lượng caffeine cao trong thai kỳ đã được chứng minh là hạn chế sự phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ trẻ có cân nặng khi sinh thấp. Cân nặng khi sinh thấp được định nghĩa là nhỏ hơn 2,5 kg. Điều này có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính ở tuổi trưởng thành, như bệnh tiểu đường type 2 và bệnh tim.
- Bạn không cần phải từ bỏ hoàn toàn caffeine. Tiêu thụ lượng caffeine vừa phải, khoảng 150 đến 300 miligam mỗi ngày sẽ ổn cho cơ thể của bạn và em bé.
- Cần nhớ rằng caffeine không chỉ tìm thấy trong trà và cà phê. Bạn có thể tìm thấy nó trong sô cô la, soda, và thậm chí trong một số loại thuốc không kê đơn.
5. Không dùng một số thuốc nhất định
- Một số loại thuốc có thể gây hại cho em bé đang lớn của bạn. Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc không kê đơn hoặc kê đơn, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.
6. Không mang giày cao gót
- Khi bụng to ra, trọng lực trung tâm của bạn sẽ thay đổi. Vì vậy, bạn có thể nhận thấy bản thân có một chút bất ổn trên đôi chân của mình. Do đó, giày dép đế bằng là lựa chọn phù hợp nhất cho bạn trong thai kì.
7. Đừng ngâm mình trong bồn nước nóng hoặc phòng xông hơi
- Nếu bạn cảm thấy đau nhức cơ thể khi mang thai, thì việc thư giãn trong bồn nước nóng có vẻ lý tưởng. Nhưng nhiệt độ cơ thể tăng cao trong ba tháng đầu có thể dẫn đến một số dị tật bẩm sinh ở trẻ.
- Hãy bỏ qua bồn nước nóng. Thay vào đó hãy tắm nước ấm, duy trì nhiệt độ nước khoảng 40 độ C.
8. Tránh tiếp xúc với phân mèo
- Nếu bạn phải dọn phân mèo, hãy đeo găng tay và rửa tay thật kỹ sau đó. Phân mèo có thể chứa mầm bệnh toxoplasmosis, một ký sinh trùng hiếm gặp.
- Bạn cũng có nhiều khả năng bị nhiễm kí sinh trùng này khi ăn thịt sống hoặc thông qua việc làm vườn. Một ý tưởng tốt là nhờ người khác dọn phân mèo hằng ngày thay cho bạn.
9. Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá
- Hút thuốc lá có tác hại nghiêm trọng đối với bạn và em bé. Hút thuốc lá thụ động cũng tồi tệ tương tự. Có khoảng 4.000 hóa chất trong khói thuốc lá, và một số trong số chúng có liên quan đến khả năng gây ung thư.
- Tiếp xúc với khói thuốc lá trong thai kỳ có thể dẫn đến:
- Sẩy thai
- Sinh non
- Bé sinh ra nhẹ cân
- Ảnh hưởng học tập và hành vi của bé sau này
- Hội chứng trẻ sơ sinh chết đột ngột
10. Không uống thức uống chứa cồn
- Tránh rượu, bia trong khi mang thai. Rượu sẽ nhanh chóng truyền từ máu của bạn qua nhau thai và dây rốn đến em bé. Điều này có thể gây hại cho não và các cơ quan đang phát triển của bé.
- Những nguy cơ tiềm ẩn khác bao gồm:
- Sinh non
- Rối loạn phổ rượu của thai nhi
- Tổn thương não
- Dị tật bẩm sinh
- Sẩy thai
- Thai chết lưu
11. Đừng ngồi hoặc đứng quá lâu
- Khi mang thai ngồi hoặc đứng ở một vị trí quá lâu có thể là vấn đề. Nó có thể gây sưng mắt cá chân và các vấn đề dãn tĩnh mạch.
- Hãy cố gắng nghỉ ngơi thường xuyên bằng di chuyển xung quanh nếu bạn đã ngồi quá lâu. Đặt chân lên ghế nếu bạn đã đứng quá lâu.
Tóm lại, trên đây là 11 điều cần tránh và chú ý trong quá trình mang thai. Một chế độ ăn tối ưu cho bà bầu nên bao gồm các loại thực phẩm nguyên chất, có nhiều chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của mẹ và bé đang lớn. Vệ sinh an toàn và chuẩn bị thực phẩm đúng cách luôn được khuyến khích, đặc biệt trong thai kì. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng dễ thực hiện, vì một số thực phẩm có thể đã bị ô nhiễm khi bạn mua chúng. Vì lý do đó, tốt nhất nên tránh các loại thực phẩm trong danh sách nêu trên càng nhiều càng tốt.
>> Kế hoạch dinh dưỡng hợp lý, cân bằng chính là món quà tốt nhất mà bạn dành cho bé con sắp chào đời. Dinh dưỡng khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Một vài mách nhỏ giúp bạn cần bằng dinh dưỡng khi mang thai thật hiệu quả nhé: Dinh dưỡng khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.