YouMed

Những lưu ý về kem mỡ kháng sinh Neosporin mà bạn cần biết

Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Chuyên khoa: Dược

Neosporin là thuốc gì? Được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên tìm hiểu thật kỹ về thuốc Neosporin trong bài viết được phân tích dưới đây nhé!

Thành phần hoạt chất: bacitracin, neomycin, polymycin, pramoxine.

Neosporin là thuốc gì?

Thành phần trong công thức kem mỡ Neosporin xanh dương

  • Bacitracin Zinc: 400 đơn vị.
  • Neomycin: 3.5mg.
  • Polymyxin B: 10.000 đơn vị.
  • Pramoxine HCL: 10mg.

Công dụng của thuốc Neosporin

Đây là các kháng sinh giúp sơ cứu ngay lập tức đồng thời giúp hỗ trợ phòng chống tình nhiễm khuẩn tại vết thương.

Việc phối hợp với Pramoxine HCL có tác dụng làm giảm đau tại chỗ một cách nhanh chóng.

Các loại kem mỡ Neosporin khác

Thuốc mỡ Neosporin Original Ointment (màu xanh lá)

  • Dạng bào chế: Kem mỡ bôi ngoài da.
  • Giá Neosporin Original Ointment (xanh lá): 255.000 VNĐ/hộp 28.3g.
  • Giá Neosporin Original Ointment (xanh lá): 130.000 VNĐ/hộp 14.2g.

Lưu ý: Mức giá chỉ mang tính chất tham khảo. Có thể thay đổi tuỳ thời điểm.

Thuốc mỡ Neosporin Original Ointment
Thuốc mỡ Neosporin Original Ointment

Thuốc mỡ Neosporin Multi – Action Ointment (màu nâu nhạt)

  • Dạng bào chế: Kem mỡ bôi ngoài da.
  • Quy cách đóng gói: Hộp 28.3g.
  • Giá thuốc mỡ Neosporin Multi – Action Ointment: 295.000 VNĐ/hộp.

Lưu ý: Mức giá chỉ mang tính chất tham khảo. Có thể thay đổi tuỳ thời điểm.

Thuốc mỡ Neosporin Multi – Action Ointment
Thuốc mỡ Neosporin Multi – Action Ointment

Chỉ định của thuốc Neosporin

Thuốc Neosporin dùng trị bệnh gì? Đây chính là thắc mắc chung của nhiều người khi tìm hiểu sản phẩm này. Theo đó, đối với loại thuốc mỡ này có tác dụng rất tốt dùng điều trị trong những trường hợp như sau:

  • Neosporin giúp sơ cứu ngay lập tức những vết thương nhỏ, vết xước, vết bỏng và kể cả những vết côn trùng cắn trên da.
  • Thuốc có tác dụng giảm đau do các vết thương gây ra, làm dịu vùng da bị bỏng do bất cứ nguyên nhân nào.
  • Thuốc mỡ Neosporin có công dụng làm giảm ngứa, sưng viêm ở những vùng trên da bị côn trùng cắn.
  • Kem mỡ Neosporin còn giúp điều trị sẹo, giảm thiểu tối đa việc hình thành sẹo trên da.
Neosporin có thể dùng trong những trường hợp nào?
Neosporin có thể dùng trong những trường hợp nào?

Trường hợp không nên dùng thuốc Neosporin 

  • Không nên dùng nếu người bệnh bị dị ứng với bất kỳ hoạt chất nào kể trên hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào khác có trong công thức của kem mỡ Neosporin.
  • Đối với những vết thương lớn không nên dùng kem mỡ này để điều trị.
  • Trường hợp những vết cắn, vết bỏng đang trong tình trạng quá nặng cũng không nên dùng.
  • Kem mỡ Neosporin không dùng trên đối tượng là trẻ em < 2 tuổi (ngoại trừ tuýp kem Neosporin màu xanh lá).

Hướng dẫn dùng thuốc Neosporin

Cách sử dụng Neosporin

  • Đầu tiên, nên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi dùng thuốc để tránh nguy cơ tăng nhiễm trùng.
  • Với vết thương, nên làm sạch vùng da bị tổn thương trước khi bôi thuốc để vết thương khô và thông thoáng.
  • Tiếp đến, lấy một lượng thuốc vừa đủ trên đầu ngón tay rồi thoa lên bề mặt vết thương. Lưu ý không bôi thuốc quá dày.
  • Cuối cùng, bạn nên rửa sạch đầu ngón tay còn dính kem. Tránh trường hợp dùng tay dụi vào mắt sẽ gây ra một số tác dụng phụ như cay đỏ mắt.

Lưu ý nên dùng thuốc mỡ Neosporin theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ để thuốc có thể đạt hiệu quả tốt nhất.

Hướng dẫn cách sử dụng và liều dùng phù hợp
Hướng dẫn cách sử dụng và liều dùng phù hợp

Liều dùng

Mỗi ngày nên dùng 2 đến 3 lần với một lượng thuốc vừa đủ.

Tác dụng phụ của thuốc Neosporin

Vì thuốc dùng tại chỗ trên những vùng da bị tổn thương. Do đó, các tác dụng phụ xảy ra thường sẽ xuất hiện tại những vị trí này bao gồm:

  • Tình trạng ngứa rát.
  • Đỏ rát ở vị trí bôi thuốc.

Tương tác xảy ra khi dùng thuốc Neosporin

Thuốc được dùng tại chỗ với sự phối hợp của các loại kháng sinh. Do đó, thuốc hầu như không tác động trên toàn thân. Vì thế sẽ ít gây tương tác với các thuốc dùng đường uống.

Tuy nhiên, nên thông báo tất cả các thuốc hoặc các chế phẩm không phải là thuốc đã đang và sẽ dùng để nhận được sự tư vấn dùng thuốc hiệu quả và hợp lý nhất.

Lưu ý khi dùng Neosporin

Có thể dùng băng gạc để bảo vệ vết thương tốt hơn. Tuy nhiên cần vệ sinh băng gạc sinh sạch sẽ trước khi băng vết thương lại.

Nên thay băng gạc sau mỗi lần thoa thuốc.

Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ mặc dù kể cả khi những triệu chứng này có biến mất.

Không nên tự ý ngưng thuốc hoặc thêm bớt liều lượng nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

Xử trí khi quên một liều Neosporin

Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.

Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.

Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

Cách bảo quản thuốc

  • Để thuốc Neosporin tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt, ẩm mốc.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là < 30°C.

Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc Neosporin. Hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc, cách sử dụng cũng như những lưu ý quan trọng khi dùng. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Neosporin Ointmenthttps://www.medbroadcast.com/drug/getdrug/neosporin-ointment

    Ngày tham khảo: 14/06/2020

  2. Neosporin (topical)https://www.drugs.com/mtm/neosporin-topical.html

    Ngày tham khảo: 14/06/2020

  3. Neomycin/polymyxin B/bacitracinhttps://en.wikipedia.org/wiki/Neomycin/polymyxin_B/bacitracin

    Ngày tham khảo: 14/06/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người