YouMed

Cúm mùa: Dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng ngừa khi thời tiết se lạnh

Bác sĩ NGUYỄN HỮU HẠNH
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Hữu Hạnh
Chuyên khoa: Da liễu

Bệnh cúm mùa là một bệnh đường hô hấp thường gặp trong mùa lạnh, tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp. Vậy biểu hiện của bệnh là gì? Cách phòng tránh bệnh trong mùa lạnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Bác sĩ Nguyễn Hữu Hạnh.

1. Bệnh cúm mùa là gì? Nguyên nhân gây bệnh cúm mùa là gì?

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Tại Việt Nam, bệnh cúm thường gây ra bởi virus cúm chủng A, B, C, trong đó chủng hay gặp nhất ở người là chủng B và C.

  • Chủng cúm A có khả năng gây nhiễm các loài động vật có vú (Lợn và ngựa), các loài chim và gia cầm. Nhìn chung, các virus cúm động vật không có khả năng gây bệnh cho người, trừ khi nó đã thích ứng với người hoặc tái tổ hợp với virus cúm người.
  • Chủng cúm B và C chỉ gây bệnh ở người. Đối với bệnh cúm mùa, người bệnh thể điển hình, hoặc thể nhẹ cũng chính là ổ chứa virus.
guyên nhân gây bệnh cúm mùa là gì?
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên

2. Bệnh cúm mùa lây truyền bằng cách nào?

Cúm mùa xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi; hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng.

Bệnh cúm A/H1N1 là gì? Triệu chứng của bệnh như thế nào? Người bệnh thường sẽ trải qua thời gian điều trị bệnh bao lâu? Những thuốc nào dùng để điều trị bệnh cúm H1N1? Trong quá trình chữa bệnh, cần lưu ý những gì? Hãy cùng YouMed tìm hiểu bài viết “Những điều cần biết về bệnh cúm A/H1N1” được phân tích thật kĩ về bệnh cúm H1N1 nhé!

3. Những người nào dễ gặp nguy hiểm do bệnh cúm mùa?

Bệnh tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những nhóm người sau:

  • Người có bệnh lý mạn tính về bệnh tim mạch và hô hấp.
  • Người bị suy giảm miễn dịch.
  • Béo phì nặng
  • Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.
  • Người lớn, đặc biệt là người trên 65 tuổi.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Ngoài ra, những người làm việc tại môi trường đông người (Bệnh viện, trường học và công sở) là những đối tượng có nguy cơ mắc và lây truyền bệnh cúm rất cao.

Dù đa số lành tính, nhưng do số người mắc nhiều, số tử vong do cúm ở những người có biến chứng cao một cách không ngờ. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

4. Biểu hiện của bệnh cúm mùa như thế nào?

Bạn cần được khám và xác định mình có bị bệnh cúm mùa hay không khi nhận thấy có các biểu hiện sau:

  • Sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Ho thường nặng và kéo dài.
  • Có thể kèm theo buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đặc biệt ở trẻ em.
  • Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim, phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơn, như: Viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não có thể dẫn đến tử vong.
Biểu hiện của bệnh cúm mùa như thế nào?
Biểu hiện của bệnh cúm mùa như thế nào?

5. Phòng bệnh cúm mùa bằng cách nào?

Thời điểm mùa đông là thời tiết thuận lợi cho virus phát triển, dự kiến số người mắc bệnh sẽ tăng cao vào mùa đông tới, nên cần tăng cường các biện pháp phòng chống:

  • Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
  • Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hoá chất sát khuẩn thông thường.
  • Nên tự theo dõi sức khỏe hằng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng… thì thông báo cho trường học, cơ quan, đoàn thể nơi đang học tập, công tác và cơ sở y tế địa phương. Nếu được xác định mắc cúm thì cần được cách ly và đeo khẩu trang.
  • Những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh.
  • Tránh tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc bệnh cúm. Cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 1m nếu phải tiếp xúc với người bệnh.
  • Không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng virus; mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Khi có biểu hiện như: sốt, ho, đau ngực, khó thở và có tiền sử tiếp xúc với gia cầm, phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Vừa rồi là những thông tin về bệnh cúm mùa mà mọi người có thể tham khảo để cung cấp những thông tin khi cần thiết. Hãy chú ý những dấu hiệu nhận biết để phát hiện sớm tình trạng nguy hiểm để can thiệp điều trị kịp thời nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Ban hành kèm theo Quyết định số 2078/QĐ-BYT ngày 23 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người