YouMed

Quên tiêm chủng trước khi mang thai, phải làm sao?

Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Phan Lê Nam
Tác giả: ThS.BS Phan Lê Nam
Chuyên khoa: Sản phụ khoa

Tiêm phòng các loại vắc-xin trước khi mang thai là việc rất cần thiết và quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều trường hợp mẹ đã mang bầu trước khi thực hiện tiêm chủng và không biết phải xử trí như thế nào? Vậy quên tiêm chủng trước khi mang thai gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào? Hãy cùng YouMed theo dõi những vấn đề được phân tích và trình bày trong bài viết dưới đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Lê Nam nhé!

Tại sao cần tiêm chủng trước khi mang thai?

Việc tiêm phòng vắc-xin đặc biệt quan trọng với phụ nữ mang thai, vì nó có vai trò to lớn đối với cả sức khỏe của mẹ và bé.

Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch. Do vậy người mẹ rất dễ bị cảm cúm, dị ứng thời tiết, bị nhiễm lạnh hoặc mắc nhiều bệnh truyền nhiễm khác như: sởi, quai bị, thủy đậu, rubella,… Những căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.1

Việc tiêm phòng vắc-xin đặc biệt quan trọng với phụ nữ mang thai
Việc tiêm phòng vắc-xin đặc biệt quan trọng với phụ nữ mang thai

Đối với thai nhi:

  • Quên tiêm chủng trước khi mang thai có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé.
  • Tiêm vắc-xin cho mẹ giúp tạo miễn dịch thụ động cho bé ngay sau khi vừa chào đời.2
  • Một số loại vắc-xin có vai trò tạo sức đề kháng cho trẻ. Thậm chí ngay từ khi còn trong bụng mẹ.2
  • Ngoài ra, vắc-xin còn giúp hạn chế các tác dụng phụ đối với thai nhi. Vì trong một số trường hợp đặc biệt, vắc-xin vi-rút sống có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Chính vì vậy, không được khuyến cáo tiêm khi mang thai.3

Quên tiêm chủng trước khi mang thai, phải làm sao?

Việc tiêm phòng trước khi mang thai là không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu không được tiêm phòng, thai phụ khi mắc các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm kể trên thì bé sinh ra có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh hoặc lây bệnh từ mẹ, thậm chí mẹ bị sảy thai, sinh non.1

Vì thế, trước khi có ý định mang thai, chị em nên có kế hoạch chích ngừa vắc xin đầy đủ. Trong trường hợp đã có thai nhưng vẫn chưa được tiêm phòng, mẹ bầu có thể tiêm bổ sung một số loại vắc xin như ngừa cúm (bất hoạt), viêm gan B (ở người chưa tiêm vắc xin, tiêm chưa đủ phác đồ, đang mắc các bệnh gan mãn tính khác).1

Lưu ý, riêng vắc xin ngừa thủy đậuvắc xin sởi – quai bị – rubella không được tiêm cho phụ nữ đang mang thai.1

Một số loại vắc-xin có thể tiêm trong thai kỳ

Ho gà

Ho gà là bệnh rất nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bệnh có thể gây suy hô hấp, ngừng thở.4

Thời điểm tốt nhất tiêm phòng là từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 32 của thai kỳ. Thời điểm này tối đa việc thai nhi sẽ được bảo vệ ngay từ khi sinh ra, thông qua việc nhận các kháng thể từ khi còn trong bụng mẹ.5

Nếu vì bất kỳ lý do gì mà bỏ lỡ việc chủng ngừa, mẹ bầu vẫn có thể tiêm vắc-xin cho đến khi chuyển dạ. Tuy nhiên, thời điểm này không lý tưởng lắm, vì thai nhi ít có khả năng nhận được sự bảo vệ từ mẹ. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, dù việc tiêm phòng có thể không trực tiếp bảo vệ thai nhi, nhưng vắc-xin sẽ giúp bảo người mẹ khỏi bệnh ho gà và tránh lây truyền sang con.5

Nghiên cứu của MHRA thực hiện trên khoảng 20.000 phụ nữ được tiêm chủng ho gà không tìm thấy bằng chứng về nguy cơ đối với thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.6

Ho gà có thể gây suy hô hấp, ngừng thở ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Ho gà có thể gây suy hô hấp, ngừng thở ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Viêm gan B

Vi-rút viêm gan B có thể lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ.7

Trường hợp trong gia đình có người bị nhiễm vi-rút viêm gan B, mẹ bầu nên tiêm phòng trước hoặc trong thai kỳ đều được. Từ đó, giúp hạn chế lây truyền bệnh cho bản thân và em bé.

Vắc xin phòng viêm gan B vẫn được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ trước khi mang thai để cơ thể kịp tạo kháng thể phòng bệnh cho bà bầu trong suốt giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó khiến các mẹ không kịp chủng ngừa đủ mũi, hoặc chưa được tiêm vắc xin ngừa viêm gan B trước khi mang thai, mẹ bầu vẫn hoàn toàn có thể tiêm phòng trong khi mang thai.8

Qua các nghiên cứu, vắc xin phòng viêm gan B là vắc xin bất hoạt (không chứa vi khuẩn sống) và an không ảnh hưởng đến thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ.9

Cúm

Tốt nhất nên tiêm trước khi có thai 1 tháng. Tuy nhiên, mẹ bầu có nguy cơ có thể tiêm cúm trong thai kỳ, tốt nhất ở 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ.1

Khi chủng ngừa, mẹ bầu hãy yêu cầu tiêm phòng vắc-xin cúm được làm từ một loại vi rút bất hoạt, nó an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Lưu ý, thuốc chủng ngừa dạng xịt mũi không được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ mang thai.10

Trường hợp mẹ bị cúm có thể gây sinh non hoặc trẻ nhẹ cân so với tuổi thai và tử vong.11

Bên cạnh đó, cần phải áp dụng những phương pháp sau

  • Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh và chăm sóc bản thân thật tốt.
  • Thực hiện chế độ nghỉ ngơi, hoạt động thể thao hợp lý.
  • Hạn chế tiếp xúc với đám đông. Đặc biệt khi đang có dịch và mang khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài.
  • Vệ sinh cơ thể, răng miệng, đường hô hấp thường xuyên hàng ngày. Mục đích là để tăng sức đề kháng của cơ thể.

Các loại vắc-xin nên tiêm chủng trước khi mang thai

Những loại vắc-xin tiêm trước khi mang thai là các loại vắc-xin được bào chế từ vi-rút hoặc vi khuẩn sống. Do vậy không được sử dụng để tiêm phòng trong thai kỳ. Trường hợp muốn tiêm cần phải ngừa thai ít nhất là 3 tháng.

Rubella12

Phụ nữ mang thai nhiễm vi-rút Rubella có thể gây những dị tật bẩm sinh nặng cho thai nhi hoặc thai lưu.

Phụ nữ đang có kế hoạch mang thai nên đến bác sĩ kiểm tra để đảm bảo rằng đã được tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai.

Vì vắc-xin Rubella là vắc-xin vi-rút sống giảm độc lực, phụ nữ mang thai không nên chủng ngừa và nên đợi sau khi sinh xong mới được chủng ngừa MMR.

Phụ nữ trưởng thành trong độ tuổi sinh đẻ nên tránh mang thai ít nhất 1 tháng sau khi chủng ngừa Rubella.

Nếu mẹ bị rubella hoặc tiếp xúc với rubella khi đang mang thai, hãy liên hệ bác sĩ ngay lập tức.

Ngoài ra, có thể xét nghiệm máu để đánh giá nồng độ miễn dịch để quyết định thời điểm có thể mang thai được.

Thủy đậu13

Khi mắc thủy đậu giai đoạn sớm của thai kỳ làm tăng nguy cơ thai bị dị tật bẩm sinh.

Bị thủy đậu vào bất kỳ giai đoạn nào của quá trình mang thai có thể gây biến chứng viêm phổi cho thai phụ.

Khi xét nghiệm, nếu chưa có miễn dịch, có thể được tiêm ngừa thủy đậu và ngừa thai ít nhất trong vòng 3 tháng sau tiêm chủng.

Nên ngừa thai ít nhất 3 tháng sau khi tiêm ngừa thủy đậu
Nên ngừa thai ít nhất 3 tháng sau khi tiêm ngừa thủy đậu

HPV

Được khuyến nghị cho tất cả các trẻ gái và phụ nữ không mang thai trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi.14

Vắc-xin này không được chỉ định cho người phụ nữ mang thai. Nếu phát hiện có thai sau khi bắt đầu tiêm vắc-xin HPV, những mũi tiêm còn lại nên được trì hoãn đến sau thai kỳ.15

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn đọc. Có thể thấy, không nên quên tiêm chủng trước khi mang thai. Vì vắc-xin đem lại vai trò rất quan trọng đến sức khỏe của mẹ và cả thai nhi. Do đó, các mẹ bầu hãy đến các trung tâm tiêm chủng để được tư vấn và chỉ định vắc-xin tiêm phòng phù hợp nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. VẮC XIN CẦN TIÊM PHÒNG TRƯỚC KHI MANG THAI: NHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG GẶPhttps://vnvc.vn/vac-xin-can-tiem-phong-truoc-khi-mang-thai-nhung-thac-mac-thuong-gap/

    Ngày tham khảo: 12/10/2022

  2. 4 LÝ DO NÊN TIÊM PHÒNG TRƯỚC KHI MANG THAIhttps://vnvc.vn/4-ly-nen-tiem-phong-truoc-khi-mang-thai/

    Ngày tham khảo: 12/10/2022

  3. Vaccines During Pregnancy FAQshttps://www.cdc.gov/vaccinesafety/concerns/vaccines-during-pregnancy.html

    Ngày tham khảo: 12/10/2022

  4. HO GÀ: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊhttps://vnvc.vn/ho-ga-nguyen-nhan-trieu-chung-chan-doan-va-dieu-tri/

    Ngày tham khảo: 12/10/2022

  5. Whooping cough vaccination in pregnancyhttps://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/whooping-cough-vaccination/

    Ngày tham khảo: 12/10/2022

  6. Safety of pertussis vaccination in pregnant women in UK: observational studyhttps://www.bmj.com/content/349/bmj.g4219

    Ngày tham khảo: 12/10/2022

  7. VẮC XIN PHÒNG VIÊM GAN B: TIÊM Ở ĐÂU UY TÍN, GIÁ ỔN ĐỊNH?https://vnvc.vn/vac-xin-phong-viem-gan-b-tiem-o-dau-uy-tin-gia-on-dinh/

    Ngày tham khảo: 12/10/2022

  8. CÓ TIÊM PHÒNG VIÊM GAN B KHI MANG THAI ĐƯỢC KHÔNG?https://vnvc.vn/co-tiem-phong-viem-gan-b-khi-mang-thai-duoc-khong/

    Ngày tham khảo: 12/10/2022

  9. Hepatitis B vaccine in pregnancy: immunogenicity, safety and transfer of antibodies to infantshttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2887464/

    Ngày tham khảo: 12/10/2022

  10. Is it safe to get a flu shot during pregnancy?https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/influenza/faq-20058522

    Ngày tham khảo: 12/10/2022

  11. The flu jab in pregnancyhttps://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/flu-jab/

    Ngày tham khảo: 12/10/2022

  12. Pregnancy and Rubellahttps://www.cdc.gov/rubella/pregnancy.html

    Ngày tham khảo: 12/10/2022

  13. What are the risks associated with chickenpox and pregnancy?https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/chickenpox-and-pregnancy/faq-20057886

    Ngày tham khảo: 12/10/2022

  14. TIÊM PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG (HPV): NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾThttps://vnvc.vn/tiem-phong-ung-thu-co-tu-cung-hpv-nhung-dieu-can-biet/

    Ngày tham khảo: 12/10/2022

  15. Guidelines for Vaccinating Pregnant Womenhttps://www.cdc.gov/vaccines/pregnancy/hcp-toolkit/guidelines.html

    Ngày tham khảo: 12/10/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người