YouMed

Rôm sảy có lây không? Câu trả lời của bác sĩ

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Rôm sảy là một trong những bệnh ngoài da phổ biến thường xuất hiện ở các vùng nóng ẩm. Đặc biệt, bệnh thường phổ biến ở đối tượng trẻ nhỏ. Vì thế, nhiều phụ huynh thường quan tâm về bệnh và đặt những câu hỏi như rôm sảy có lây không? Cách phòng ngừa rôm sảy cho bé như thế nào? Cùng tìm hiểu các thắc mắc trên qua bài viết dưới đây của Bác sĩ Phan Văn Giáo nhé!

Những thông tin cơ bản về rôm sảy

Rôm sảy là một loại bệnh ngoài da phổ biến do hiện tượng tắc nghẽn các ống tuyến mồ hôi gây tích luỹ mồ hôi từ lớp biểu bì hay hạ bì, điều này gây ra tình trạng phát ban. Rôm sảy còn được gọi với các tên khác như “Phát ban do nhiệt” hay “Phát ban do mồ hôi”.1

Bệnh này thường gặp ở các vùng khí hậu nhiệt đới, thời tiết nóng ẩm. Điều này là do lượng mồ hôi tiết ra quá mức, cùng với sự bí tắc lỗ chân lông do bụi bẩn hay nhiễm khuẩn dẫn đến tình trạng ứ đọng mồ hôi. Tuy nhiên, không có nghĩa trong thời tiết mát mẻ thì sẽ không xuất hiện rôm sảy.

Một số trường hợp bệnh nhân tiết mồ hôi quá liều, bệnh nhân bị liệt, phải nằm lâu tại một vị trí, trẻ nhỏ mặc quá nhiều quần áo hay tã lót bí tắc cũng có thể dẫn đến rôm sảy.2

Một số nguyên nhân khác gây ra rôm sảy như:3 4

  • Các tuyến mồ hôi ở trẻ sơ sinh chưa trưởng thành.
  • Hoạt động thể chất ở cường độ cao.
  • Sốt.
  • Do thuốc.
Rôm sảy là một bệnh ngoài da gây nên tình trạng phát ban, thường gặp ở trẻ nhỏ
Rôm sảy là một bệnh ngoài da gây nên tình trạng phát ban, thường gặp ở trẻ nhỏ

Phân loại rôm sảy

Dựa vào mức độ tắc nghẽn của ống dẫn mồ hôi gây ra các tổn thương khác nhau, rôm sảy được chia làm 3 loại:2 3

1. Miliaria crystallina (rôm sảy kết tinh)

Miliaria crystallina (rôm sảy kết tinh) là sự tắc nghẽn ống dẫn ở lớp trên cùng của biểu bì, dẫn đến giữ mồ hôi dưới da, thường gặp ở trẻ nhỏ do ống tuyến mồ hôi chậm phát triển. Triệu chứng điển hình là sốt cao, mụn nước nhỏ khoảng 1 -2 mm, không viêm, dễ vỡ, khi khỏi để lại mảng bong không để lại sẹo.

2. Miliaria rubra (rôm đỏ)

Miliaria rubra (rôm đỏ) là thể thường gặp nhất. Rôm đỏ do sự tắc nghẽn của ống dẫn mồ hôi giữa lớp biểu bì, dẫn đến giữ mồ hôi ở lớp biểu bì và trung bì, tác nhân có thể do vi khuẩn. Triệu chứng điển hình là thường ở phần thân, lưng có nhiều nốt sần đỏ khoảng 2 – 4 mm với diện tích lớn, có thể nổi hết cả phần lưng và ngực, gây khó chịu, ngứa ngáy. Ở trẻ em, rôm đỏ thường thấy ở cổ, nách hay bẹn. Thể này có thể gây hiện tượng bội nhiễm là các biến chứng như chốc, viêm nang lông, nhọt do nhiễm vi khuẩn Staphylococcus aureus.

3. Miliaria pustulosa

Một dạng biến thể của rôm đỏ, biểu hiện dưới dạng mụn mủ, thay vì là sẩn.

4. Miliaria profunda (rôm sâu)

Miliaria profunda (rôm sâu) là kết quả sau nhiều đợt rôm đỏ kéo dài, tái đi tái lại dẫn đến tuyến mồ hôi bị tổn thương nghiêm trọng, giữ lại mồ hôi ở lớp hạ bì. Triệu chứng điển hình là xuất hiện nốt sần lớn, cứng, không gây ngứa, khó chịu như thể rôm đỏ, phát hiện trên phần thân hay tứ chi.

Rôm sảy có thể xảy ra thành từng mảng lớn, nhỏ ở các vùng bài tiết nhiều mồ hôi như phần lưng, trán, nách, bẹn,… hay nặng hơn thì toàn thân. Rôm sảy là bệnh có thể tự khỏi mà không cần can thiệp điều trị.

Rôm sảy có lây không?

Rôm sảy có khả năng lây sang các vị trí khác trên cơ thể khi tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn dẫn đến phát ban lan rộng, đặc biệt là các vị trí có quần áo tiếp xúc trực tiếp với da.5

Tuy nhiên, rôm sảy không lây nhiễm sang người khác. Vì nguyên nhân gây ra rôm sảy không phải do vi khuẩn hay virus có thể lây lan sang người khác. Điều đó có nghĩa rôm sảy không truyền nhiễm.5

Rôm sảy có thể lây lan các vị trí khác trên cơ thể, nhưng không lây sang người khác
Rôm sảy có thể lây lan các vị trí khác trên cơ thể, nhưng không lây sang người khác

Cách phòng ngừa bệnh rôm sảy

1. Cách phòng mắc bệnh rôm sảy5 6 7

Một số biện pháp sau có thể phòng ngừa bệnh rôm sảy

  • Giữ cơ thể trong tình trạng khô ráo, thoáng mát: tránh vận động quá sức trong môi trường nóng ẩm, sử dụng các thiết bị làm mát như quạt, điều hòa,…  đảm bảo cơ thể không tiết mồ hôi quá mức.
  • Lựa chọn quần áo phù hợp với thời tiết: nên mặc những chất liệu mỏng, nhẹ, thoáng mát, rộng rãi để tạo khoảng trống lưu thông không khí giữa cơ thể và quần áo. Tránh mặc chất liệu vải tổng hợp thường sẽ gây giữ nhiệt.
  • Đảm bảo cung cấp đủ lượng nước 1 ngày cho cơ thể để giữ mát, tránh tình trạng mất nước nghiêm trọng.
  • Hạn chế tiếp xúc môi trường nóng ẩm, khí hậu nhiệt đới.
  • Không nên sử dụng các chất tẩy rửa quá nhiều trên bề mặt da.
Giữ cơ thể trẻ thoáng mát, khô ráo, mặc quần áo rộng rãi, phù hợp thời tiết
Giữ cơ thể trẻ thoáng mát, khô ráo, mặc quần áo rộng rãi, phù hợp thời tiết

2. Cách phòng rôm sảy lây lan khắp cơ thể5 6 7

Để tránh việc rôm sảy lây lan sang những vị trí khác trên cơ thể, có thể thực hiện:

  • Loại bỏ sự ma sát: hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp giữa vị trí bị rôm sảy và các vật dụng như quần áo. Hãy mặc những bộ quần áo thật thoải mái, thoáng mát. Nếu bạn bị rôm sảy ở bẹn tùy trường hợp, có thể sẽ phải tạm thời hãy ngưng mặc quần lót để tránh cọ xát vào vùng phát ban, đối với trẻ nhỏ cũng nên ngưng mặc tã.
  • Sử dụng các loại thuốc bôi: Nếu bạn có tình trạng đau ngứa, sưng đỏ dữ dội, có thể sử dụng kem corticosteroid hay kem dưỡng calamine để làm dịu da hay đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu mức độ nghiêm trọng.
  • Nếu bạn bị sốt do phát ban, nên sử dụng các loại thuốc hạ sốt để làm giảm nhiệt độ cơ thể hay kháng sinh do nhiễm trùng.
  • Có thể chườm lạnh bằng cách dùng khăn ướt hay túi chườm đá trong tối đa 20 phút.
  • Không nên tác động mạnh lên vết phát ban như gãi có thể khiến các vết mụn vỡ ra gây nhiễm trùng, thay vào đó hãy vỗ nhẹ giúp vết thương dễ chịu hơn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi giảm kích ứng nếu cần thiết.
  • Nên tắm bằng nước mát để làm dịu vết phát ban.

Hy vọng đã giải đáp thắc mắc “rôm sảy có lây không?” cho bạn đọc, cũng như cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích. Qua đó, hãy lưu ý những triệu chứng cũng như biện pháp thích hợp để phòng ngừa rôm an toàn và hiệu quả nhé.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Miliariahttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK537176/

    Ngày tham khảo: 27/07/2023

  2. Miliariahttps://www.msdmanuals.com/professional/dermatologic-disorders/sweating-disorders/miliaria

    Ngày tham khảo: 27/07/2023

  3. Heat rashhttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heat-rash/symptoms-causes/syc-20373276

    Ngày tham khảo: 27/07/2023

  4. Miliaria crystallina in an intensive care settinghttps://academic.oup.com/ced/article-abstract/29/1/32/6626478?redirectedFrom=fulltext&login=false

    Ngày tham khảo: 27/07/2023

  5. Heat Rash/Prickly Heathttps://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22440-heat-rashprickly-heat

    Ngày tham khảo: 27/07/2023

  6. Heat rash (prickly heat)https://www.nhs.uk/conditions/heat-rash-prickly-heat/

    Ngày tham khảo: 27/07/2023

  7. Understanding Heat Rash -- Treatmenthttps://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/understanding-heat-rash-treatment

    Ngày tham khảo: 27/07/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người