YouMed
Open search
  • Trang chủ
  • Tra cứu bệnh
    • Bệnh bạch hầu
    • Rối loạn tiền đình
    • Sốt xuất huyết
    • Trào ngược dạ dày thực quản
    • Viêm da dị ứng
    • Đột quỵ
    • Bệnh Parkinson
    • Tra cứu thêm
  • Tra cứu Thuốc & Dược liệu
    • Thuốc
      • Paracetamol
      • Glucosamine
      • Aspirin
      • Panadol Extra
      • Ginkgo Biloba
      • Hoạt huyết dưỡng não
      • Tra cứu Thuốc
    • Dược liệu
      • Linh chi
      • Hạt chia
      • Đông trùng hạ thảo
      • Cây Lưỡi hổ
      • Hương thảo
      • Bồ công anh
      • Tra cứu Dược liệu
    • Hiểu Về Cơ Thể Bạn
      • Dạ dày
      • Thận
      • Dương vật
      • Âm đạo
      • Gan
      • DNA là gì?
      • Tra cứu các bộ phận cơ thể
  • Mang thai & Nuôi dạy con
    • Mang thai
      • Chuẩn bị mang thai
      • Dinh dưỡng thai kỳ
      • Tiêm phòng thai kỳ
      • Chăm sóc mẹ bầu
      • 42 tuần mang thai
      • Quá trình sinh nở
    • Nuôi dạy con
      • Tiêm phòng cho bé
      • Năm đầu đời
      • Các bệnh thường gặp ở trẻ
      • Đồng hành cùng con
      • Phát triển thể chất và trí não
      • Tuổi dậy thì
    • Bài viết được quan tâm nhiều
      • Dấu hiệu mang thai
      • Mang thai tuần 1
      • Tiêm phòng trước khi mang thai
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Dậy thì sớm
      • Xem tất cả
  • Chủ đề được quan tâm nhiều
    • Răng – Hàm – Mặt
    • Tai – Mũi – Họng
    • Da liễu
    • Nhãn khoa
    • Cơ Xương Khớp
    • Bí quyết sống khỏe
    • Dinh Dưỡng
    • Sức khỏe nam giới
    • Sức khoẻ nữ giới
    • Sức khỏe tình dục
    • Thần kinh
    • Tim mạch
    • Hô hấp
    • Dị ứng
    • Nội tiết
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Thận – Tiết niệu
    • Ung bướu
    • Xét nghiệm
    • Thể dục thể thao
    • Thực phẩm chức năng
  • Kinh nghiệm đi khám
    • Bệnh viện
      • Bệnh viện Chợ Rẫy
      • Bệnh viện Từ Dũ
      • Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM
      • Bệnh viện Da Liễu TP. HCM
      • Bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai
      • Tra cứu Bệnh viện – Phòng khám
    • Khám ở đâu tốt?
      • Khám Da liễu
      • Khám Tai Mũi Họng tốt tại TP. HCM
      • Khám Nhi
      • Khám Mắt
      • Khám Sản phụ khoa
      • Tra cứu Nơi khám
    • Bài viết được quan tâm nhiều
      • Bệnh viện Y học cổ truyền TPHCM
      • Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
      • Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội
      • Bệnh viện Da liễu Trung ương
      • Bệnh viện Nhi Trung ương
      • Xem tất cả
  • Bản tin sức khỏe
Trang chủ / Nuôi dạy con / Năm đầu đời

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Bác sĩ HUỲNH NGUYỄN UYÊN TÂM
Tác giả: Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Chuyên khoa: Nhi
Cập nhật: 06 Th8, 2023

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh thường là một tình trạng bệnh lí về da mức độ nhẹ và thường vô hại. Nguyên nhân chủ yếu gây rôm sảy là do cơ thể trẻ cảm thấy quá nóng. Vậy nên, ngoài việc nhận ra những dấu hiệu về rôm sảy, bài viết của Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm sẽ giúp cho cha mẹ có thêm những thông tin quan trọng để theo dõi và chăm sóc cho con của mình.

Nội dung bài viết

  • Đặc điểm rôm sảy
  • Nguyên nhân gây rôm sảy
  • Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị rôm sảy
  • Khi nào rôm sảy là vấn đề cha mẹ cần lo ngại?
  • Các biện pháp phòng ngừa

Đặc điểm rôm sảy

Rôm sảy còn được gọi là phát ban nhiệt hoặc miliaria. Là một tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nó trông giống vết sưng nhỏ được bao quanh bởi vùng da đỏ, có thể làm trẻ khó chịu vì gây ngứa. Tuy nhiên, rôm sảy không nguy hiểm. Nó không lây và nó thường tự khỏi trong vài ngày. Cách điều trị và phòng ngừa chủ yếu đơn giản là giữ cho cơ thể bé thoáng mát.1

Rôm sảy thường xảy ra nhất trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Nó xuất hiện nhiều nhất ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, những người hay vận động, trẻ nhỏ nằm trong lồng ấp và khi bạn bị sốt mà nằm lâu trên giường cũng có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn.

Rôm sảy có thể khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu
Rôm sảy có thể khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu

Nguyên nhân gây rôm sảy

Thời tiết nóng, đặc biệt là cùng với nhiều độ ẩm, là nguyên nhân phổ biến nhất gây rôm sảy. Cơ thể tiết mồ hôi để làm cho làn da được mát.

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Các bệnh thường gặp ở trẻ, tải ngay ứng dụng YouMed.

Rôm sảy thường gặp ở độ tuổi sơ sinh do tuyến mồ hôi của trẻ vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển. Khi trẻ đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường, các tuyến mồ hôi có thể phải làm việc quá tải. Lúc này, mồ hôi có thể ứ đọng lại sâu bên dưới da của trẻ. Thay vì chúng nên được thoát ra ngoài qua lỗ chân lông. Điều này có thể làm cho da sưng đỏ nhẹ, xuất hiện như phát ban.2

Da của trẻ sơ sinh không dễ dàng thích ứng khi nhiệt độ thay đổi nhanh chóng. Do đó, một số trẻ khi đã quen với khí hậu mát mẻ có xu hướng bị rôm sảy khi bạn đưa trẻ đi du lịch đến những khu vực nhiệt đới. Nơi có nhiệt độ cao hơn đáng kể.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị rôm sảy

Có thể khó phân biệt được sự khác biệt giữa rôm sảy và các loại phát ban thông thường ở trẻ sơ sinh. Một gợi ý rõ ràng là nếu phát ban xuất hiện khi cơ thể con bạn nóng và đổ nhiều mồ hôi.1

Ban trong rôm sảy trông giống như nhiều nốt mụn nhỏ. Đôi khi có thể hơi đỏ. Các vùng da nổi ban khi sờ vào sẽ cảm thấy sần sùi. Nó có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể hoặc khuôn mặt của con bạn. Ở trẻ sơ sinh, vùng da thường bị ảnh hưởng là ở trên đầu, mặt, cổ hoặc ngực. Trẻ lớn hơn có thể dễ bị hăm nhiều hơn ở các nếp gấp da. Ví dụ như quanh cổ, nách hoặc vùng quấn tã.1

Rôm sảy có thể không làm ảnh hưởng đến con bạn chút nào nhưng đôi khi hơi ngứa và khó chịu. Nó thường tự hết trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Nhất là sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau khi con bạn hạ nhiệt.1

Rôm sảy trong giống như những nốt mụn nhỏ
Rôm sảy trong giống như những nốt mụn nhỏ

Khi nào rôm sảy là vấn đề cha mẹ cần lo ngại?

Dấu hiệu cho thấy bé quá nóng có thể là do thời tiết hoặc sốt. Nếu bé bị nóng quá lâu có thể làm tăng nguy cơ mất nước hoặc sốc nhiệt. Ngoài ra, nếu trẻ thật sự sốt, những biểu hiện khác có thể xuất hiện kèm theo như vẻ mặt trẻ không khỏe, bỏ bú hay có các triệu chứng mất nước, các mụn đỏ chuyển sang màu vàng giống mủ hoặc xanh, đó có thể gợi ý tình trạng nhiễm trùng. Lúc này, bên cạnh hạ sốt cho trẻ, việc quan trọng nhất là bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Vì trẻ sơ sinh rất dễ trở nặng nếu không điều trị kịp thời.1 2

Xem thêm: Trẻ bị rôm sảy và hăm tã: Mẹ phải làm sao?

Các biện pháp phòng ngừa

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh có thể sẽ tự khỏi trong vòng vài giờ đến vài ngày. Trong thời gian này, dưới đây là những gì bạn có thể làm để giúp trẻ giảm ngứa hoặc khó chịu:1 2

1. Giảm nhiệt độ và độ ẩm của môi trường xung quanh

Bạn nên chăm sóc trẻ ở trong phòng thoáng mát và rộng rãi. Mở cửa sổ hoặc điều hòa để nhiệt độ thích hợp. Bạn có thể sử dụng một chiếc quạt mini nếu bạn đang ở ngoài. Nhất là khi thời tiết nóng bức của mùa hè.

2. Để thoáng cơ thể trẻ

Hạn chế mặc thêm quần áo hoặc bạn nên chọn các loại trang phục có chất liệu dễ chịu như cotton hay sợi tự nhiên. Các loại vải tổng hợp, chẳng hạn như polyester và nylon, sẽ giữ nhiệt nên dễ khiến trẻ cảm thấy nóng nực. Nếu có thể, hạn chế thời gian cho trẻ mặc tã ít nhất có thể. Càng có sự ma sát giữa lớp vải hay tã với vùng da bị rôm sảy sẽ làm chúng càng lâu khỏi.

Xem thêm: Những điều cần biết để lựa chọn quần áo cho bé yêu

3. Giữ cho da của con bạn mát mẻ và sạch sẽ

Lau mát và vệ sinh nhẹ nhàng các vùng da bị ảnh hưởng bằng cách sử dụng khăn dành riêng cho da trẻ sơ sinh. Ngoài ra, bạn cũng nên cho bé tắm mỗi ngày.

Nên vệ sinh, tắm rửa nhẹ nhàng cho bé hằng ngày
Nên vệ sinh, tắm rửa nhẹ nhàng cho bé hằng ngày

4. Cho trẻ đủ lượng nước cần thiết

Nếu trẻ bú sữa mẹ, hãy cho trẻ bú thêm để giảm nguy cơ mất nước. Nếu trẻ bú sữa công thức, bạn có thể cho trẻ uống thêm nước trong bình hoặc cốc riêng. Không thêm nước vào sữa công thức của trẻ. Bởi vì điều này có thể khiến trẻ không nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết nếu trẻ không bú hết lượng sữa đã pha.

5. Thuốc

Nếu rôm sảy làm con bạn khó chịu, hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ. Lúc này, kem dưỡng da hoặc kem dưỡng ẩm có thể giúp làm da của bé. Ngoài ra, nếu tình trạng này không cải thiện mà ngày càng nghiêm trọng hơn, kem thoa steroid nhẹ có thể giúp giảm viêm và ngứa. Đồng thời khiến con bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Phòng ngừa rôm sảy ở trẻ sơ sinh chủ yếu bao gồm kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, cởi bỏ quần áo kín, hạn chế hoạt động ở ngoài trời nóng bức và để trẻ ở môi trường mát mẻ. Hầu hết trẻ sơ sinh có thể phục hồi trong vòng vài ngày. Do đó, cha mẹ không cần quá lo lắng. Trẻ sơ sinh không nên được cho uống các chất lỏng khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức trừ khi được bác sĩ của trẻ chỉ định.

Câu hỏi thường gặp

Rôm sảy có ngứa không?

Có, hầu hết các trường hợp rôm sảy đều có ngứa hoặc kích ứng nhẹ. Một số bệnh nhân có thể bị ngứa dữ dội, nhưng thường rất hiếm.3

Khi ngứa, người bệnh có thể chườm lạnh hoặc dùng thuốc bôi theo hướng dẫn của y bác sĩ. Không nên gãi vì có thể gây nhiễm trùng nếu làm vỡ các vết rôm sảy trên da.3

Rôm sảy có tự hết không?

Rôm sảy thường kéo dài trong khoảng 2 – 3 ngày, trường hợp nghiêm trọng hơn thì có thể lên tới vài tuần mà không cần điều trị.3

Nếu người bệnh áp dụng các biện pháp làm mát trên vết rôm sảy thì rôm sảy có thể tự biến mất nhanh hơn, thường là trong vòng 1 ngày.3

Nếu tình trạng quá nghiêm trọng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để kịp thời điều trị.3

Rôm sảy có để lại sẹo không?

Rôm sảy thường không để lại sẹo. Tuy nhiên, những người có làn da tối màu (nâu hoặc đen) có thể xuất hiện tình trạng tăng hay giảm sắc tố do viêm, dẫn đến tại vị trí bị rôm sảy sẽ có những đốm sáng màu hay tối màu hơn những vùng da khác. Tình trạng này thường sẽ biến mất sau vài tuần đến vài tháng tuỳ mức độ nghiêm trọng.2

Cài đặt ngay ứng dụng YouMed để đặt khám tiện lợi, không chờ đợi tại hơn 25 bệnh viện, 475 bác sĩ và 50 phòng khám đa khoa liên kết chính thức với YouMed. Hotline tư vấn 1900 2805 .

Các tính năng rất hữu ích của ứng dụng đặt khám YouMed

Lấy số thứ tự trước, khám đúng khung giờ

Lấy số thứ tự trước, khám đúng khung giờ

Chọn bác sĩ, chuyên khoa phù hợp

Chọn bác sĩ, chuyên khoa
phù hợp

Chat và gọi với bác sĩ

Chat và gọi
với bác sĩ

Thanh toán phí khám

Thanh toán
phí khám

Lưu trữ hồ sơ, lịch sử khám

Lưu trữ hồ sơ, lịch sử khám

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải App
Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Heat rash in babieshttps://www.babycentre.co.uk/a548388/heat-rash-in-babies

    Ngày tham khảo: 06/08/2023

  2. Heat rashhttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heat-rash/symptoms-causes/syc-20373276

    Ngày tham khảo: 06/08/2023

  3. Heat Rash/Prickly Heathttps://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22440-heat-rashprickly-heat

    Ngày tham khảo: 06/08/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người

Có thể bạn quan tâm

Viêm da dị ứng ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm da dị ứng ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bác sĩ Nguyễn Thị Thảo· Ngày đăng: 14 Th3, 2023
Tại sao trẻ nhỏ bị viêm da tiết bã?

Tại sao trẻ nhỏ bị viêm da tiết bã?

Bác sĩ Võ Thị Ngọc Hiền· Cập nhật: 18 Th10, 2022
Đau cổ ở trẻ em do những nguyên nhân gì?

Đau cổ ở trẻ em do những nguyên nhân gì?

Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm· Cập nhật: 11 Th10, 2021
Trẻ bị đau lưng: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trẻ bị đau lưng: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm· Cập nhật: 11 Th10, 2021
Cơn khóc co thắt ở trẻ (Colic): nguyên nhân và cách xử trí

Cơn khóc co thắt ở trẻ (Colic): nguyên nhân và cách xử trí

Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm· Cập nhật: 01 Th2, 2023
Cách trị rôm sảy cho bé và người lớn

Cách trị rôm sảy cho bé và người lớn

ThS.BS Lê Chí Hiếu· Cập nhật: 09 Th8, 2023

Tin Tưởng Nội Dung Từ Chúng Tôi

Chương trình "Viết vì người bệnh": 200 bài viết y tế lan tỏa giá trị nhân văn

Chương trình "Viết vì người bệnh": 200 bài viết y tế lan tỏa giá trị nhân văn

YouMed hợp tác cùng Đại học Y Dược TPHCM  “Viết vì người bệnh”

YouMed hợp tác cùng Đại học Y Dược TPHCM “Viết vì người bệnh”

CEO YouMed: 'Nỗ lực xây dựng nền tảng y tế toàn diện'

CEO YouMed: 'Nỗ lực xây dựng nền tảng y tế toàn diện'

YouMed và những “cú bắt tay” để lan tỏa thông tin y khoa chính thống

YouMed và những “cú bắt tay” để lan tỏa thông tin y khoa chính thống

YouMed và sứ mệnh sát cánh cùng người bệnh trên mọi phương diện

YouMed và sứ mệnh sát cánh cùng người bệnh trên mọi phương diện

Đại học Y Dược TPHCM bắt tay cùng YouMed đẩy lùi nạn tin giả

Đại học Y Dược TPHCM bắt tay cùng YouMed đẩy lùi nạn tin giả

YouMed tổ chức hội thảo chuyên gia đầu ngành về Chlamydia và vô sinh

YouMed tổ chức hội thảo chuyên gia đầu ngành về Chlamydia và vô sinh

Ra mắt cổng thông tin y tế của bác sỹ, dược sĩ biên soạn

Ra mắt cổng thông tin y tế của bác sỹ, dược sĩ biên soạn

Tin y tế YouMed: Nguồn giải đáp mọi thắc mắc về y tế, sức khỏe

Tin y tế YouMed: Nguồn giải đáp mọi thắc mắc về y tế, sức khỏe

Chuyển đổi số y tế - xu hướng không thể đi ngược trong thời đại 4.0

Chuyển đổi số y tế - xu hướng không thể đi ngược trong thời đại 4.0

CÔNG TY TNHH YOUMED VIỆT NAM

VPĐD: 523 Tô Hiến Thành, P.14, Q.10, TP. HCM

Hotline: 1900-2805 | 8:30 - 20:30 (T2 đến T7)

Số ĐKKD 0315268642 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 14/09/2018.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dược sĩ Dương Anh Hoàng.

Về YouMed
  • Về Tin Y Tế YouMed
  • Ban Điều Hành YouMed
  • Hội Đồng Tham Vấn
  • Đội Ngũ Biên Tập
Dịch vụ
  • Đặt khám Bác sĩ
  • Đặt khám Bệnh viện
  • Đặt khám Phòng khám
Hỗ trợ
  • Chính Sách Biên Tập
  • Chính Sách Quảng Cáo
  • Chính Sách Bảo Mật
  • Điều Khoản Sử Dụng
  • Liên Hệ
Kết nối với chúng tôi
Website cùng hệ thống
  • YouMed Store
Bảo trợ thông tin
  • Hội Dược Học
  • Hội Thầy Thuốc Trẻ Việt Nam

Các thông tin trên YouMed chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của Bác sĩ và Nhân viên y tế.

Copyright © 2018 - 2023 Công ty TNHH YouMed Việt Nam.

  • DMCA.com Protection Status. Click to verify.