YouMed

Sự phát triển và dinh dưỡng của trẻ 4 tháng tuổi

bác sĩ nguyễn ngọc mai
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Ngọc Mai
Chuyên khoa: Nhi

Khi trẻ 4 tháng tuổi sẽ càng thông minh và lanh lợi hơn. Thời điểm này trẻ sẽ thể hiện tương tác với mẹ qua những biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt và những tiếng cười khúc khích. Đôi khi mẹ sẽ nghe thấy tiếng kêu hoặc ục ục rất đáng yêu của trẻ! Cùng Bác sĩ Nguyễn Ngọc Mai tìm hiểu về sự phát triển và dinh dưỡng của trẻ 4 tháng tuổi qua bài viết sau.

Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi như thế nào?

Sự tăng trưởng của trẻ

Đến tháng thứ tư, cân nặng của trẻ có thể sẽ tăng gấp đôi so với lúc mới sinh. Nếu mẹ cảm thấy lo ngại con không bú hoặc thấy không tăng đủ cân (để chính xác nhất, mẹ hãy kiểm tra cân nặng và chiều cao của trẻ dựa trên biểu đồ tăng trưởng), hãy đặt lịch khám với bác sỹ nhi khoa để được tư vấn.

Kỹ năng vận động

Trẻ lúc này ngày càng trở nên khéo léo hơn và làm được nhiều việc hơn với đôi tay của mình. Giờ đây, hai tay của trẻ có thể phối hợp với nhau để di chuyển một món đồ chơi hoặc cầm lắc lư trên tay.

Trên thực tế, những bàn tay của trẻ bắt đầu nắm lấy bất cứ thứ gì trong tầm với, bao gồm thú nhồi bông, tóc của mẹ và bất kỳ đồ vật sáng bóng hoặc sặc sỡ nào treo gần đó.

Vì thế để an toàn hơn, mẹ có thể tháo bớt bông tai hoặc vòng cổ để hạn chế trẻ với tới giật làm sướt da của mẹ.

Khám quá thế giới quan

Việc trẻ cầm đồ và có thói quen đưa lên miệng có thể bắt đầu trong tháng này. Trẻ sẽ có thói quen liếm đồ vật cầm trên tay hoặc thậm chí nhét vào miệng. Điều này có thể làm cho trẻ hóc hoặc mắc nghẹn dị vật trong họng. Vì thế mẹ cần lưu ý không nên để bất cứ vật dụng nhỏ nào xung quanh trẻ. Để so sánh kích thước đồ vật, mẹ có thể sử dụng ống lõi của giấy vệ sinh. Bất cứ thứ gì có thể nhét qua ống giấy đều là quá nhỏ và không an toàn cho trẻ 4 tháng tuổi.

Xem thêm: Dị vật đường thở trẻ em : Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí

Một tin vui rằng đầu và cổ của trẻ đã cứng cáp hơn vào thời điểm này. Trẻ không còn lắc lư đầu khi mẹ bế mà không giữ đầu trẻ. Trẻ 4 tháng tuổi có thể kiểm soát giữ vững đầu thẳng đứng khá tốt khi được ngồi qua sự hỗ trợ của người thân hoặc ngước đầu cổ thẳng lên khi nằm sấp.

Trẻ 4 tháng tuổi có thể kiểm soát giữ vững đầu thẳng đứng khá tốt khi được ngồi qua sự hỗ trợ.
Trẻ 4 tháng tuổi có thể kiểm soát giữ vững đầu thẳng đứng khá tốt khi được ngồi qua sự hỗ trợ.

Trẻ lúc này cũng đã bắt đầu “quậy phá” và linh hoạt tay chân hơn qua những cú đá chân. Trẻ thậm chí tìm đủ cách để lăn từ nằm ngửa sang sấp và ngược lại.

Giấc ngủ

Khi trẻ được 4 tháng tuổi, cả mẹ và con đều sẽ được tận hưởng giấc ngủ trọn vẹn cả đêm. Trẻ có thể ngủ từ 7 đến 8 giờ lên tục. Trong ngày trẻ sẽ có thêm 2 giấc ngủ ngắn. Tổng cộng thời gian ngủ hợp lý của trẻ từ 14 đến 16 giờ một ngày.

Xem thêm: Như thế nào là tư thế ngủ an toàn cho bé?

Sự phát triển các giác quan

Trong ba tháng đầu tiên, trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân biệt sự tương phản màu sắc. Đó là lý do tại sao trẻ thích màu sắc tươi sáng và các đồ vật đen trắng. Nhưng lúc này khi được 4 tháng tuổi, trẻ đã cải thiện được nhiều về thị giác.

Trẻ có thể chọn những màu tương phản tinh tế hơn, chẳng hạn như một chiếc cúc áo màu đỏ trên áo sơ mi màu đỏ. Trẻ cũng có thể nhìn các đồ vật khắp phòng nhưng vẫn thích nhìn cận cảnh mọi người hơn.

Ngoài ra, đôi mắt của trẻ phải chuyển động nhịp nhàng và nhìn theo các đồ vật và mọi người xung quanh mình. Nếu mẹ nhận thấy mắt bé chuyển động bất thường như mắt lé hoặc những chuyển động bất thường khác, hãy tìm bác sỹ Nhi khoa để được tư vấn.

Sự giao tiếp của trẻ

Trẻ bốn tháng tuổi đang bắt đầu khám phá bản thân. Trẻ cũng bắt đầu nhận thấy rằng những người xung quanh phản ứng với hành động của trẻ.

Như khi trẻ khóc, mẹ đến bé trẻ và dỗ dành. Khi trẻ làm rơi thứ gì đó xuống sàn, mẹ sẽ nhặt nó lên. Vì thế, nhiều trẻ sẽ thích thú và cứ cầm và thấy đi các vật dụng đang cầm, chỉ để nhìn bố hoặc mẹ nhặt nhiều lần.

Trẻ ở độ tuổi này cũng đang học cách làm sao để giao tiếp hiệu quả hơn. Trẻ thể hiện điều này thông qua tiếng kêu, các âm thanh như ooh và aah, tiếng kêu, tiếng ục ục và tiếng cười. Mẹ sẽ nhận thấy rằng trẻ có thể thể hiện nhiều cảm xúc trên khuôn mặt của mình như nụ cười thật tươi rạng rỡ, giận dữ nhăn nhó, hoặc có thể là há hộc miệng cho sự ngạc nhiên.

 Trẻ có thể thể hiện nhiều cảm xúc trên khuôn mặt
Trẻ có thể thể hiện nhiều cảm xúc trên khuôn mặt

Một điều thú vị hơn rằng trẻ cũng đã bắt đầu học cách đọc cảm xúc từ giọng nói và nét mặt của mẹ rồi đấy!

Dinh dưỡng của trẻ 4 tháng tuổi?

Trẻ dinh dưỡng tốt nhất khi bú sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu.

Từ 6 tháng đầu trở đi trẻ có thể bắt đầu ăn dặm thêm và vẫn được tiếp tục bú sữa mẹ.

Tuy nhiên, một số trường hợp tùy thuộc vào sự phát triển cân nặng và kích thước của trẻ. Với những trẻ có kích thước lớn, đôi khi việc chỉ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức đơn thuần không làm thỏa mãn nhu cầu của trẻ. Lúc này, mẹ có thể cân nhắc trẻ có thể ăn dặm trong tháng này.

 Với những trẻ có kích thước lớn, mẹ có thể cân nhắc trẻ có thể ăn dặm trong tháng này.
Với những trẻ có kích thước lớn, mẹ có thể cân nhắc trẻ có thể ăn dặm trong tháng này.

Ở lần đầu tiên trẻ được ăn dặm, mẹ cần đảm bảo rằng trẻ đã giữ vững được đầu và cổ tốt và có thể ngồi nhờ sự hỗ trợ của mẹ.

Bột ăn dặm đầu tiên mẹ có thể trộn bột ăn dặm ngũ cốc bổ sung sắt với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Lúc đầu, mẹ nên pha bột ăn dặm thật loãng, độ loãng vừa phái khi không đặc hơn nhiều so với sữa công thức thông thường. Sau đó mẹ nên xem phản ứng của trẻ như thế nào khi đưa thìa vào miệng. Trẻ ở độ tuổi này vẫn có thể có phản xạ đẩy lưỡi mạnh. Nếu mẹ cho 1 thìa ngũ cốc vào miệng trẻ, và trẻ đẩy lưỡi nhè ra, mẹ có thể đợi 1-2 tuần trước khi thử lại bột ăn dặm.

Khi nào mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ Nhi khoa?

Dưới đây là một số lưu ý cần kiểm tra cho trẻ 4 tháng tuổi trước khi mẹ đưa trẻ đến đến bác sĩ :

  • Chiều cao và cân nặng của trẻ có nằm không nằm trong khoảng bình thường khi so với biểu đồ tăng trưởng.
  • Tiêm chủng ngừa của trẻ trong tháng này
  • Có bất thường về thính giác và thị giác mà mẹ thấy hoặc cảm nhận
  • Chán ăn
  • Giấc ngủ của trẻ không được trọn vẹn

Trước khi mẹ đến gặp bác sỹ, hãy nên ghi ra tờ giấy và liệt kê các mối bận tâm của mẹ hoặc bất kì câu hỏi nào mà mẹ thắc mắc. Với công việc tuy đơn giản này nhưng sẽ giúp mẹ đảm bảo được rằng mẹ đã nhận được đủ thông tin tư vấn và an tâm chăm sóc con mình.

Một số mẹo mà mẹ có thể làm cho trẻ 4 tháng tuổi

Mẹ có thể dành ít thời gian để đọc hoặc hát cho trẻ nghe mỗi ngay. Trẻ sẽ thích nhất khi được ở trong vòng tay của mẹ và nghe được giọng nói, âm thanh từ mẹ. Trẻ cũng sẽ cảm thấy vui dù chỉ là giọng nói đơn thuần của mẹ mà không cần phải là tiếng hát hoặc tiếng ru ngủ.

Mặc dù trẻ lúc này chưa biết bò hoặc có thể chưa biết lăn qua lăn lại. Tuy nhiên, cũng đã đến lúc mẹ cần chú ý về sự an toàn của trẻ. Đặt chìa khóa ở nơi cố định hoặc trên tủ cao, cất giữ bất kì sản phẩm tẩy rửa hoặc những vật dụng tiềm ẩn nguy hiểm khác ở trên cao hoặc ra xa tầm với của trẻ.

Hi vọng bài viết trên đã giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về sự phát triển và dinh dưỡng cho trẻ 4 tháng tuổi. Từ đó, giúp ba mẹ có những kế hoạch và phương pháp chăm sóc phù hợp cho bé.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  • Dan Brennan, MD (2019), WebMD, “Baby Development: Your 4-Month-Old”, đăng nhập 07/10/2020 tại website https://www.webmd.com/parenting/baby/baby-development-4-month-old#1
  • Centers for Disease Control and Prevention (2020), “Important Milestones: Your Baby By Four Months”, đăng nhập 07/10/2020 tại website https://www.cdc.gov/ncbddd/actearly/milestones/milestones-4mo.html
  •  

    Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người