YouMed

Sữa dành cho người cao huyết áp loại nào tốt?

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Một trong những vấn đề mà người cao huyết áp cần quan tâm đó chính là chế độ dinh dưỡng. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, sữa là một loại thức uống rất cần thiết và giàu dưỡng chất. Vậy thì sữa dành cho người cao huyết áp loại nào tốt bạn đã biết hay chưa? Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời qua bài viết sau đây.

Cao huyết áp có nên uống sữa không?

Một vấn đề rất được quan tâm hiện nay là người cao huyết áp có nên uống sữa hay không. Nói chung, sữa là một thức uống dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của mọi người. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng bệnh lý mà người bệnh nên chọn loại sữa cho phù hợp. Chẳng hạn như:

  • Sữa dành cho người tiểu đường và cao huyết áp.
  • Sữa dành cho người già bị cao huyết áp.
  • Các loại sữa dành riêng cho người cao huyết áp bị suy dinh dưỡng,…

Vì vậy, người cao huyết áp nên uống sữa nhưng phải chọn loại sữa phù hợp cho người cao huyết áp. Mục đích là để vừa bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ cho những bữa ăn hàng ngày. Đồng thời ổn định huyết áp. Cũng như ổn định đường huyết nếu mắc bệnh đái tháo đường kèm theo.

Tiêu chí chọn sữa dành cho người cao huyết áp

Những tiêu chí chọn sữa dành cho người cao huyết áp bao gồm:

1. Sữa chứa hàm lượng chất béo thấp (sữa ít béo)

Phần lớn những người bị tăng huyết áp sẽ có tình trạng thừa cân, béo phì hoặc tăng nồng độ mỡ trong máu. Chính vì vậy, chúng ta nên chọn sữa có hàm lượng chất béo thấp để hạn chế tình trạng này. Đồng thời, sữa ít béo giúp hấp thu canxi tốt hơn. Sự cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể sẽ giúp bình ổn huyết áp.

2. Sữa có nguồn gốc thực vật

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa có nguồn gốc thực vật giúp cung cấp nguồn đạm thực vật cần thiết cho cơ thể. Hai loại sữa thực vật được các bác sĩ khuyên dùng nhiều nhất là sữa đậu nành và sữa gạo. Bên cạnh việc cung cấp protein thực vật, nhóm sữa này còn kích thích tiêu hóa, hạn chế tình trạng táo bón, khó tiêu.

3. Sữa ít đường

Nhóm sữa này gồm những loại sữa dành cho người tiểu đường và cao huyết áp. Công dụng của sữa ít đường là cung cấp chất đạm và chất béo thực vật cần thiết cho cơ thể. Đồng thời không gây tăng đường huyết.

Các loại sữa phù hợp cho người cao huyết áp

Vậy thì người cao huyết áp nên uống sữa gì? Các loại sữa cho người cao huyết áp bao gồm:

Sữa đậu nành

Đậu nành là loại hạt rất giàu chất đạm thực vật. Đậu nành có tác dụng tích cực cho người bị tăng huyết áp. Khi uống sữa đậu nành hàng ngày, nó sẽ giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu. Đồng thời tăng lượng cholesterol có lợi cho cơ thể. Nhờ vậy mà huyết áp trong cơ thể sẽ được ổn định.

Sữa đậu nành
Sữa đậu nành rất giàu chất đạm thực vật

Sữa chua tự nhiên

Các thành phần chất khoáng có trong sữa chua lên men tự nhiên bao gồm: canxi và kali. Đây là 2 loại chất khoáng có tác dụng tích cực trong việc ổn định huyết áp. Vì vậy, để huyết áp không bị tăng cao, người bệnh nên sử dụng sữa chua lên men tự nhiên. Bên cạnh đó, sữa chua còn chứa nguồn lợi khuẩn giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi.

Sữa gạo

Sữa gạo có công dụng giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu. Nhờ vậy, bệnh cao huyết áp cũng được ổn định. Sữa gạo chứa hàm lượng protein rất thấp, nên rất phù hợp cho người bị tăng huyết áp và đột quỵ não khi sử dụng.

Người cao huyết áp có nên uống sữa Ensure hay không?

Sữa Ensure rất thích hợp cho người bị cao huyết áp, đặc biệt là người già. Bên cạnh thành phần chất béo có lợi cho hệ tim mạch, Ensure còn chứa nồng độ natri và cholesterol thấp.

Ngoài ra, đây là loại sữa thích hợp cho những người bị suy dinh dưỡng, mắc các bệnh lý tim mạch cũng như sau phẫu thuật.

Sữa Ensure
Sữa Ensure rất thích hợp cho người bị cao huyết áp

Cao huyết áp gây nguy hiểm gì?

Trước khi tìm hiểu về sữa cho người cao huyết áp thì chúng ta nên biết đôi nét về sự nguy hiểm của bệnh cao huyết áp. Nếu không được chẩn đoán và điều trị phù hợp, kịp thời, bệnh cao huyết áp có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau:

Bệnh mạch vành

Tình trạng tăng huyết áp gây nên biến chứng mạch vành. Bệnh lý ở mạch vành có thể dẫn đến những cơn đau ngực. Nguy hiểm nhất là nhồi máu cơ tim.

Phình động mạch

Huyết áp tăng cao có thể làm cho mạch máu của người bệnh suy yếu và phình to hơn bình thường. Từ đó gây ra tình trạng phình mạch máu. Phình mạch rất dễ xảy ra ở các mạch máu lớn như: động mạch chủ, động mạch não. Một trong những biền chứng nguy hiểm của phình động mạch là vỡ mạch xuất huyết có thể dẫn đến tử vong.

Suy tim

Huyết áp tăng cao làm tăng kháng lực ngoại biên. Từ đó, tim sẽ phải co bóp mạnh hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Về lâu dài, tim rất dễ bị suy nếu huyết áp không được điều trị ổn định.

Hội chứng chuyển hóa

Hội chứng này gây nên tình trạng rối loạn chuyển hóa đạm, đường, chất béo. Điều này có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường, suy kiệt, tăng mỡ máu.

Sữa dành cho người cao huyết áp rất đa dạng. Tuy nhiên, tùy theo từng thể trạng cơ thể và bệnh lý đi kèm mà người bệnh nên chọn loại sữa thích hợp. Mục đích là để vừa bình ổn huyết áp, vừa bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Managing Blood Pressure with a Heart-Healthy Diethttps://www.heart.org/en/health-topics/high-blood-pressure/changes-you-can-make-to-manage-high-blood-pressure/managing-blood-pressure-with-a-heart-healthy-diet

    Ngày tham khảo: 24/07/2021

  2. Got milk? It may lower your blood pressurehttps://healthcare.utah.edu/healthfeed/postings/2014/09/092914_article-milk-blood-pressure.php

    Ngày tham khảo: 24/07/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người