YouMed

Cùng các bác sĩ giải đáp thắc mắc: Suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không?

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Suy tuyến thượng thận là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi và giới tính nào. Ngày nay, khi tỷ lệ bệnh nhân bị suy tuyến thượng thận ngày càng cao, nhiều người bắt đầu cảnh giác hơn với căn bệnh này. Do đó, câu hỏi “Suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không?” hiện là nỗi băn khoăn hàng đầu. Hãy cùng ThS.BS Vũ Thành Đô đi tìm lời giải cho câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về suy tuyến thượng thận

Tuyến thượng thận là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc sản xuất và cân bằng các hormone trong cơ thể. Khi tuyến thượng thận tiết ra quá ít cortisol, các chuyển hóa trong cơ thể sẽ bị rối loạn và ảnh hưởng đến hoạt động của những cơ quan khác. Đây là bệnh lý suy tuyến thượng thận (hay bệnh Addison). Bệnh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, song lứa tuổi từ 30 – 50 là phổ biến nhất.

Phân loại suy tuyến thượng thận

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, suy tuyến thượng thận được chia thành 2 loại: suy tuyến thượng thận nguyên phát và suy tuyến thượng thận thứ phát.

Suy tuyến thượng thận nguyên phát

Suy tuyến thượng thận nguyên phát xảy ra do tuyến thượng thận hoạt động không hiệu quả, dẫn đến làm giảm nồng độ hormone adolsterone và cortisol trong cơ thể. Nguyên nhân chính là do hệ miễn dịch nhầm các tế bào lạ với tuyến thượng thận nên đã tấn công. Ngoài ra, nếu bạn bị nhiễm khuẩn nặng hoặc có khối u ở tuyến thượng thận, khả năng tuyến thượng thận bị tổn thương là rất cao.

Suy tuyến thượng thận thứ phát

Khi lượng hormone ACTH được sản xuất ra bởi tuyến yên không đạt nồng độ cần thiết, bạn sẽ được chẩn đoán suy tuyến thượng thận thứ phát. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do dùng thuốc sai cách, đặc biệt là các thuốc corticoid.

Dấu hiệu nhận biết suy tuyến thượng thận

Theo các bác sĩ, “Suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không?” còn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện và điều trị bệnh. Nếu được điều trị sớm, bệnh nhân sẽ giảm được mức độ nguy hiểm của những biến chứng. Đồng thời, việc có cuộc sống ổn định và khỏe mạnh là điều hoàn toàn có thể. Do đó, bạn nên chú ý những thay đổi bất thường của cơ thể để kịp thời thông báo cho bác sĩ.

Một số biểu hiện có thể quan sát được ở người mắc tình trạng này bao gồm:

  • Mệt mỏi, suy nhược, chán ăn và sụt cân.
  • Da sậm màu ở vùng cổ, mặt hoặc mu bàn tay.
  • Luôn cảm thấy buồn nôn.
  • Huyết áp thấp, có thể bị choáng váng khi thay đổi tư thế.
  • Đau cơ và khớp.
  • Phụ nữ có thể bị giảm lông nách, lông mu và ham muốn tình dục.
  • Các triệu chứng của hạ đường huyết như đổ mồ hôi, run rẩy, tim đập nhanh thường thấy ở người bị suy tuyến thượng thận thứ phát.

Ở một số trường hợp bị khối u ở tuyến yên hay vùng hạ đồi, bệnh nhân thường bị đau đầu và gặp các vấn đề về thị lực.

suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không
Người bị suy tuyến thượng thận thường đau cơ và khớp

Suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không?

Vậy thì, suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không? Theo các bác sĩ, nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, tình trạng này có thể ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống người bệnh.

Một trong những biến chứng phổ biến của suy tuyến thượng thận là khủng hoảng Addisonan. Đây là tình trạng rất hiếm gặp nhưng lại đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Khi đó, tuyến thượng thận thường ngừng hoạt động nên không cung cấp đủ cortisol cho cơ thể. Dù khủng hoảng Addisonan có thể được chữa trị song tỷ lệ này là rất thấp. Khi gặp phải bệnh lý này, bệnh nhân thường bị hạ huyết áp, hạ đường huyết và tăng nồng độ kali máu. Đôi khi, người bệnh cũng bị co giật hoặc run rẩy không kiểm soát được.

Ngoài ra, một vấn đề đáng quan ngại khác là suy tuyến thượng thận cấp. Tương tự như khủng hoảng Addisonan, tình trạng này cũng có thể dẫn đến tử vong. Đây là hệ quả của các chấn thương, nhiễm trùng hoặc stress ở bệnh nhân bị suy tuyến thượng thận. Người bệnh gặp các triệu chứng như sốc, mất nước, hôn mê và cuối cùng là tử vong. Do đó, tình trạng này cần được điều trị khẩn cấp.

suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không
Một trong những biến chứng của suy tuyến thượng thận là cơn suy tuyến thượng thận cấp

Cách điều trị và phòng ngừa suy tuyến thượng thận

Sau khi trả lời được câu hỏi “Suy tuyến thượng có nguy hiểm không?”, các bác sĩ cũng giúp bạn đưa ra một số lựa chọn điều trị và cách phòng ngừa bệnh lý này.

Cách điều trị

Phương pháp điều trị thường được áp dụng là bổ sung các hormone cần thiết. Mục tiêu chính là giảm nhẹ triệu chứng và đưa nồng độ hormone trở về bình thường. Thông thường, bệnh nhân cần dùng các thuốc corticoid đến hết đời. Những lựa chọn thuốc gồm có:

  • Glucocorticoid: bác sĩ thường kê corticoid tác động dài để bệnh nhân dùng 1 lần/ngày. Bệnh nhân sẽ được theo dõi kĩ để phòng ngừa các tác dụng bất lợi như tăng cân, phù mặt hoặc gãy xương. Liều thuốc cũng sẽ được điều chỉnh tùy theo cân nặng và độ tuổi người bệnh.
  • Mineralocorticoid: thuốc được dùng nhiều là fludrocortisone. Liều thuốc sẽ được điều chỉnh dựa trên huyết áp và thể tích dịch.
  • Androgen: thường được kê cho phụ nữ bị suy tuyến thượng thận. Thuốc giúp cải thiện ham muốn tình dục và sức khỏe tinh thần của người bệnh.

Cách phòng ngừa

Do những triệu chứng và tác hại của suy tuyến thượng thận là không hề nhẹ, bạn nên áp dụng những lời khuyên sau để phòng ngừa bệnh lý này.

  • Theo dõi cơ thể, nếu có những bất thường như luôn cảm thấy mệt mỏi, sụt cân bất thường, bạn nên nhanh chóng thông báo với bác sĩ.
  • Không nên tự ý sử dụng thuốc mà nên theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là corticoid.
  • Không hút thuốc lá và lạm dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích.
  • Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, tập thể dục đều đặn.
suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không
Ngưng hút thuốc góp phần phòng ngừa suy tuyến thượng thận

Hi vọng qua bài viết dưới đây, bạn đọc đã phần nào hiểu được bệnh lý suy tuyến thượng thận và trả lời được câu hỏi “Suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không?”. Có thể thấy, tình trạng này vẫn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Do đó, bạn đừng nên bỏ qua bất kì dấu hiệu bất thường nào của cơ thể. Hãy nhanh chóng liên hệ bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Patient education: Adrenal insufficiency (Addison's disease) (Beyond the Basics)https://www.uptodate.com/contents/adrenal-insufficiency-addisons-disease-beyond-the-basics

    Ngày tham khảo: 27/06/2021

  2. Addison's diseasehttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/addisons-disease/symptoms-causes/syc-20350293

    Ngày tham khảo: 27/06/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người