3 cách điều trị viêm nha chu an toàn, hiệu quả
Nội dung bài viết
Bạn có biết, bệnh nha chu tuy không phải là bệnh nguy hiểm. Nhưng nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức nhai, cũng như sức khoẻ của bạn. Trong bài viết này YouMed sẽ chỉ ra cho bạn cách điều trị viêm nha chu an toàn.
1. Nha chu là gì?
Chúng ta thường nghe về “nha chu” nhưng dường như ít khi hiểu rõ “nha chu” là gì. Vậy nha chu là gì?
Nha chu là tổ chức xung quanh răng, giúp cố định răng ở đúng vị trí của nó. Bao gồm: nướu, dây chằng và xương.
Ngoài ra, nha chu còn có chức năng hỗ trợ ăn, nhai và di chuyển răng khi cần thiết (trong niềng răng). Khi lớp nha chu bị tổn thương, chân răng cũng sẽ dễ dàng bị gãy, vỡ. Việc này xảy ra khi tác dụng một lực quá lớn khi nhai.
2. Các dấu hiệu thường thấy trong bệnh nha chu:
- Vôi răng.
- Nướu sưng đỏ.
- Dễ chảy máu khi đánh răng.
- Hơi thở hôi.
- Nướu tuột xuống đáng kể, để lộ rõ chân răng.
- Răng lung lay hoặc thưa ra.
Hôi miệng, một trong những nỗi lo lắng của mọi người. Hơi thở có mù mang đến sự mất tự tin trong giao tiếp. Khám phá ngay giải pháp loại bỏ hôi miệng.
3. Những phương pháp điều trị bệnh nha chu
Tùy vào mức độ nhiễm trùng của bệnh nha chu, nha sĩ có thể chỉ định nhiều hình thức chữa trị khác nhau:
3.1. Cạo vôi răng
Đây là phương pháp điều trị nha chu đơn giản và phổ nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng công nghệ rung siêu âm.
Ưu điểm:
- Loại bỏ các mảng vôi bám trên răng.
- Nhanh chóng, hoàn toàn không gây đau đớn.
Tuy nhiên, cạo vôi răng chỉ áp dụng đối với những trường hợp nhẹ. Bệnh nhân sau khi được cạo vôi răng sẽ giảm viêm nướu, ngừng chảy máu răng.
3.2. Điều trị bằng thuốc
Trong một số trường hợp, các thuốc chuyên biệt được sử dụng phối hợp với các phương pháp điều trị khác như cạo vôi răng và phẫu thuật nha chu. Tuy nhiên, phương pháp này chưa áp dụng rộng rãi vì độ hiệu quả không cao.
3.3. Điều trị bằng phẫu thuật
Với một số trường hợp nặng không thể chữa trị bằng cách cạo vôi răng và dùng thuốc. Điều trị bằng phẫu thuật là sự lựa chọn cuối cùng trong việc điều trị viêm nha chu. Có 2 kỹ thuật phẫu thuật hiện nay:
Phẫu thuật loại bỏ túi nha chu
Là phương pháp phẫu thuật nạo bỏ vôi răng trong túi nha chu nằm ở sâu dưới nướu răng. Áp dụng khi phương pháp cạo vôi răng đơn giản không thực hiện được. Khắc phục tình trạng tuột nướu, thu gọn túi nha chu. Từ đó giúp việc giữ vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn.
Phẫu thuật ghép mô
Phục hồi lại các mô xương và nướu đã bị mất do bệnh nha chu. Nha sĩ sẽ sử dụng niêm mạc khác lấy trong khoang miệng hoặc các vật liệu nhân tạo để lấp vào những chỗ chân răng bị lộ do tuột nướu.
Bệnh nha chu là giai đoạn nặng của vôi răng và viêm nướu. Chúng ta nên vệ sinh răng miệng hàng ngày, đi cạo vôi răng định kỳ mỗi 6 tháng để phòng tránh những biến chứng tai hại của bệnh nha chu. Hy vọng YouMed vừa cung cấp đươc cho bạn những kiến thức bổ ích!