YouMed

Những tác hại nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ

Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Phan Lê Nam
Tác giả: ThS.BS Phan Lê Nam
Chuyên khoa: Sản phụ khoa

Hiện nay, tiểu đường thai kỳ là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Theo thống kê, cứ 7 phụ nữ có thai lại có 1 người mắc bệnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết rõ về các tác hại của tiểu đường của tiểu đường thai kỳ cũng như những cách phòng tránh hiệu quả. Hãy cùng các Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Lê Nam tìm hiểu về bệnh lý này qua bài viết dưới đây.

Dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ

Đái tháo đường được hiểu là tình trạng đường huyết cao hơn bình thường. Khi hiện tượng này khởi phát trong quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ.

Để làm giảm tỷ lệ xảy ra biến chứng, các bác sĩ khuyên thai phụ nên theo dõi những dấu hiệu bất thường của bản thân. Một số biểu hiện như sau:

  • Thường xuyên khát nước và cảm thấy khô miệng.
  • Thường đói và ăn nhiều hơn.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày, nước tiểu có mùi lạ và có thể bị kiến bu.
  • Mệt mỏi kéo dài.
  • Các vết thương lâu lành.
  • Âm đạo ngứa ngáy và khó chịu.

Song các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ trên khá tương tự với các biểu hiện thông thường của phụ nữ khi mang thai. Để có kết quả chính xác, mẹ bầu nên tầm soát bệnh sớm và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

tác hại của tiểu đường thai kỳ
Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ thường cảm thấy khô miệng và khát nước.

Những tác hại của tiểu đường thai kỳ

Các tác hại của tiểu đường thai kỳ thường khá nghiêm trọng do gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

1. Đối với mẹ

Thai phụ mắc bệnh có nguy cơ gặp phải những biến chứng cao hơn so với người bình thường.

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp thường được biết đến là “kẻ giết người thầm lặng”. Với mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, tình trạng này lại càng nguy hiểm do là khởi đầu của nhiều bệnh lý như tiền sản giật, tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận,…

Sinh non, sẩy thai và thai lưu

Đái tháo đường là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vấn đề như sinh non, sẩy thai và thai lưu. Theo Bộ Y tế, tỷ lệ sinh non ở phụ nữ mắc bệnh là 26%, cao gấp 3 lần nhóm khỏe mạnh.

Đa ối

Khi thai nhi bước vào tuần thứ 26 – 32, dịch ối của mẹ bầu đái tháo đường sẽ trở nên nhiều hơn. Đây cũng là yếu tố chính làm tăng khả năng sinh non của phụ nữ.

Nhiễm khuẩn niệu

Nồng độ glucose huyết ở người bệnh khi không được kiểm soát tốt sẽ dễ gây tình trạng nhiễm khuẩn niệu. Nếu không được điều trị kịp thời, mẹ bầu có nguy cơ cao bị nhiễm ceton hoặc nhiễm trùng ối.

Các ảnh hưởng về lâu dài

Thông thường, nồng độ đường huyết của người mẹ sẽ trở về bình thường sau khi sinh. Tuy nhiên, mẹ bầu có tiền sử tiểu đường thai kỳ có thể mắc tiểu đường type 2 trong tương lai. Một số biểu hiện khác như tăng cân quá mức sau sinh cũng cần được lưu ý. Bác sĩ khuyến khích mẹ bầu nên tiếp tục duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để phòng tránh tình trạng này.

2. Đối với thai nhi

Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi? Trong giai đoạn mang thai, chất dinh dưỡng của bé hoàn toàn đến từ người mẹ. Do đó, tác hại của tiểu đường thai kỳ sẽ được thể hiện rõ nhất ở trẻ nếu máu của mẹ có bất thường. Một số vấn đề trẻ có thể gặp phải như sau:

Thai nhi tăng trưởng quá mức

Khi nồng độ đường trong máu mẹ tăng cao, lượng đường dư thừa sẽ được vận chuyển vào cơ thể bé. Hiện tượng này kích thích sự phát triển của thai nhi và làm kích thước thai to hơn bình thường. Do vậy, quá trình sinh nở của mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn do bé dễ bị kẹt vai hoặc chấn thương khi sinh.

Các bệnh lý đường hô hấp

Hội chứng nguy kịch hô hấp từng là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh có mẹ mắc tiểu đường. Song, nhờ vào sự tiên tiến của y học, các bác sĩ hiện nay có thể đánh giá độ trưởng thành phổi của thai nhi. Nhờ vậy, tỷ lệ tử vong đã được giảm đi đáng kể.

Tăng hồng cầu

Đây là tình trạng khá phổ biến ở những bé có mẹ mắc bệnh.

Vàng da sơ sinh

Tiểu đường thai kỳ có thể gây vàng da ở trẻ sơ sinh. Do sự rối loạn chuyển hóa trong cơ thể bé, hemoglobin sẽ bị phá hủy nhiều hơn và làm tăng nồng độ bilirubin huyết.

Các ảnh hưởng lâu dài

Ngoài các biến chứng trên, bệnh có thể làm gia tăng tần suất béo phì, khả năng mắc tiểu đường type 2 hoặc rối loạn tâm thần vận động ở trẻ.

tác hại của tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ.

Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Để làm giảm các tác hại của tiểu đường thai kỳ, bác sĩ khuyên mẹ bầu nên tuân thủ chế độ sinh hoạt lành mạnh. YouMed gợi ý một số phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả được nhiều bác sĩ tin dùng.

Có chế độ ăn khoa học

Người bệnh nên tham vấn các chuyên gia dinh dưỡng để có thực đơn ăn uống phù hợp. Dù không có những nguyên tắc cụ thể, mẹ bầu có thể áp dụng các quy tắc chung như sau:

  • Chia nhỏ bữa ăn.
  • Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn.
  • Giảm các thức ăn chứa nhiều muối và đường hóa học.
  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh.
  • Bổ sung các vitamin và chất khoáng cần thiết.

Vận động đều đặn

Hoạt động thể chất được chứng minh có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé. Thường xuyên tập thể thao có thể chống lại hiện tượng đề kháng insulin, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đái tháo đường thai kỳ.

Thai phụ nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập luyện các bài tập như đi bộ, đạp xe hoặc chạy bộ. Nếu không có đủ thời gian để tập thể dục, mẹ có thể thay bằng các hoạt động thường ngày như làm việc nhà hoặc chơi với bé.

Duy trì cân nặng lý tưởng

Thai phụ thừa cân có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần người bình thường. Do đó, khi quyết định có em bé, phụ nữ nên giảm cân hoặc duy trì cân nặng lý tưởng.

tác hại của tiểu đường thai kỳ
Bơi lội là bài tập phù hợp cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ

Cách điều trị tiểu đường thai kỳ

Thông thường, thai phụ có thể khắc phục đái tháo đường bằng liệu pháp thay đổi lối sống. Tuy nhiên, nếu nồng độ đường huyết vẫn không được kiểm soát trong thời gian dài, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc. Chị em nên đến các cơ sở khám bệnh uy tín để được tư vấn và hỗ trợ điều trị nếu cơ thể có những dấu hiệu bất thường.

Các tác hại của tiểu đường thai kỳ thường khá nghiêm trọng. Không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu; bệnh còn gây nguy hại đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, thai phụ nên tuân thủ những lời lời khuyên của bác sĩ để phòng ngừa tình trạng này. Bạn cũng nên xét nghiệm đái tháo đường từ sớm để có được kế hoạch kiểm soát và điều trị tiểu đường thai kỳ phù hợp.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. How do I prevent gestational diabetes? https://www.diabetes.co.uk/gestational-diabetes/preventing-gestational-diabetes.html

    Ngày tham khảo: 28/04/2021

  2. Gestational diabeteshttps://www.nhs.uk/conditions/gestational-diabetes/

    Ngày tham khảo: 28/04/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người