YouMed

Tăng natri máu nguy hiểm như thế nào?

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Natri là một chất quan trọng để duy trì các chức năng chính trong cơ thể. Natri còn rất cần thiết cho hệ bạch huyết và tế bào. Hầu hết natri của cơ thể nằm trong máu. Tăng natri máu là thuật ngữ dùng để miêu tả việc có quá nhiều natri trong máu. Hãy cùng ThS.BS Vũ Thành Đô tìm hiểu thêm về vai trò của natri và hậu quả của tăng natri máu.

1. Nồng độ natri máu được kiểm soát như thế nào?

Tăng natri máu xảy ra khi cơ thể mất quá nhiều nước hoặc có quá nhiều natri. Kết quả là lượng nước quá ít so với lượng natri trong cơ thể.

Uống ít nước hoặc mất nước có thể ảnh hưởng đến sự điều hòa nồng độ natri trong máu. Nguyên nhân gây giảm lượng dịch trong cơ thể là:

  • Giảm cảm giác khát nước.
  • Giảm nồng độ natri trong nước tiểu.

Ở người khỏe mạnh, sự khát nước và thay đổi nồng độ natri trong nước tiểu do thụ thể ở não điều tiết. Thụ thể đó sẽ nhận diện nhu cầu nước của cơ thể và nồng độ natri. Từ đó, nó gây cảm giác khát hoặc tăng lượng natri thải ra trong nước tiểu.

2. Triệu chứng tăng natri máu gồm những gì?

Triệu chứng bao gồm:

  • Khát nước quá mức.
  • Ngủ gà.
  • Lú lẫn.
  • Trường hợp nặng có thể gây giật cơ hoặc co thắt cơ.
  • Co giật và hôn mê. Natri đóng vai trò quan trọng trong việc co cơ và dẫn truyền thần kinh. Tăng natri máu nặng có thể gây co giật và hôn mê.

Triệu chứng nặng rất hiếm và thường do tăng lượng natri huyết thanh nhanh và nhiều.

Natri là chất quan trọng với cơ thể
Natri là chất quan trọng với cơ thể

3. Yếu tố nguy cơ của tăng natri máu là gì?

Người lớn tuổi có nguy cơ cao tăng natri máu. Vì khi càng lớn tuổi, thường sẽ ít có cảm giác khát hơn và dễ mắc các bệnh ảnh hưởng đến cân bằng nước và natri trong cơ thể.

Các tình trạng làm tăng nguy cơ bao gồm:

  • Mất nước.
  • Tiêu chảy nặng.
  • Nôn ói.
  • Sốt.
  • Sảng hoặc sa sút trí tuệ.
  • Thuốc.
  • Đái tháo đường kiểm soát kém.
  • Bỏng diện rộng.
  • Bệnh thận.
  • Đái tháo nhạt.

Mất nước có thể làm tăng nguy cơ bị tăng natri máu
Mất nước có thể làm tăng nguy cơ bị tăng natri máu

4. Chẩn đoán

Tình trạng này thường được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu. Xét nghiệm nước tiểu cũng có thể dùng để xác định mức natri máu cao gián tiếp qua nồng độ natri trong nước tiểu. Cả hai xét nghiệm máu và nước tiểu có ưu điểm là nhanh, ít xâm lấn, không cần chuẩn bị gì trước.

Tăng natri máu thường được xem là hậu quả của các bệnh lý nền. Các xét nghiệm khác tùy thuộc vào tiền căn y khoa và triệu chứng kèm theo.

>> Đọc thêm: Bệnh tăng huyết áp và những câu hỏi thường gặp.

5. Điều trị như thế nào?

Tăng natri máu có thể xuất hiện nhanh (trong vòng 24 giờ) hoặc chậm hơn (24 đến 48 giờ). Thời gian khởi phát sẽ giúp xác định kế hoạch điều trị.

Tất cả các phương pháp điều trị đều dựa trên việc điều chỉnh cân bằng nước và natri trong cơ thể. Nếu diễn tiến nhanh sẽ cần điều trị tích cực hơn.

  • Trường hợp nhẹ, điều trị có thể là uống nhiều nước.
  • Trường hợp nặng hơn cần phải truyền dịch qua đường tĩnh mạch. Bác sĩ sẽ theo dõi nồng độ natri máu và điều chỉnh nồng độ dịch cho phù hợp.
Trường hợp nhẹ có thể chỉ cần uống nhiều nước
Trường hợp nhẹ có thể chỉ cần uống nhiều nước

Tiên lượng

Tiên lượng của bệnh thường rất tốt, trong trường hợp phát hiện sớm hoặc kiểm soát được bệnh lý nền. Tăng natri máu thường có thể điều trị ngoại trú. Nếu cần phải nhập viện sẽ được đánh giá và theo dõi tích cực.

Tăng natri máu do nhiều nguyên nhân, thường nhẹ và không gây ra triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, để phòng ngừa hậu quả, cần phải điều chỉnh nồng độ natri về bình thường. Nếu như bạn có các triệu chứng nghi ngờ, hãy liên hệ với bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Ths.BS Vũ Thành Đô

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

https://www.healthline.com/health/hypernatremia#diagnosis

 

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người