YouMed

Teo tinh hoàn liệu có phải là bệnh nguy hiểm?

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Tinh hoàn là bộ phận quan trọng của cơ quan sinh dục nam, nằm ở giữa dương vật và hậu môn. Vai trò của tinh hoàn là thực hiện nhiệm vụ sản xuất tinh trùng đồng thời tiết ra hormone sinh dục nam testosterone. Tình trạng teo tinh hoàn có thể xảy ra bất kỳ ở nam giới độ tuổi nào. Hãy cùng Bác sĩ Phan Văn Giáo tìm hiểu về bệnh lý này qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về teo tinh hoàn

Định nghĩa

Bình thường kích thước tinh hoàn vào khoảng 4,5×2,5cm, nặng khoảng 10-15 gram. Hai tinh hoàn của nam nằm phía trong bìu. Chức năng chính của bìu là điều chỉnh nhiệt độ xung quanh tinh hoàn. Đôi khi nam giới có cảm giác như tinh hoàn của mình lớn hơn hoặc nhỏ hơn bình thường nhờ sự bảo vệ của bìu.

Thực tế hai bên tinh hoàn không có kích thước bằng nhau, sẽ có một bên to hơn bên còn lại một chút. Tuy nhiên, đều này là bình thường và rất khó nhận ra sự chênh lệch này bằng mắt thường. Trường hợp có một bên quá to hoặc quá nhỏ so với bên còn lại, có thể dễ dàng nhận thấy chứng tỏ tinh hoàn đang gặp phải một vấn đề nào đó.

Teo tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn bị co lại nhỏ hơn so với kích thước bình thường. Đây là tình trạng co rút trong tinh hoàn thật sự không phải do bìu. Điều này xảy ra do vùng sinh dục gặp chấn thương hoặc nam giới đã tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại.

Một số nam giới thường thắc mắc rằng teo tinh hoàn có quan hệ được không? Bệnh này có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh sản và làm giảm khả năng tình dục ở nam giới.

Tình trạng kích thước tinh hoàn giảm bất thường
Tình trạng kích thước tinh hoàn giảm bất thường

Dấu hiệu

Các triệu chứng chính của bệnh này là co rút một hoặc cả hai tinh hoàn. Tùy vào độ tuổi của người bệnh, một số triệu chứng khác có thể kèm theo.

Trước tuổi dậy thì

Đối với những người chưa qua tuổi dậy thì, các triệu chứng kèm theo bao gồm không phát triển các đặc điểm sinh dục phụ như là:

  • Râu.
  • Lông mu.
  • Kích thước dương vật lớn bất thường.

Sau tuổi dậy thì

Bệnh nhân đã qua tuổi dậy thì, các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Giảm khối lượng cơ.
  • Không có hoặc giảm mọc râu.
  • Không có hoặc giảm sự phát triển của lông mu.

Nguyên nhân teo tinh hoàn

Teo tinh hoàn thường bị nhầm lẫn với hiện tượng co lại của bìu khi gặp nhiệt độ lạnh. Ở điều kiện thân nhiệt thấp bìu thường co lại để giữ ấm cho tinh hoàn đến khi thân nhiệt ổn định. Tuy nhiên, bệnh là do hệ quả của một số bệnh lý khác như là:

Viêm tinh hoàn

Triệu chứng ở tình trạng này là đau và sưng ở tinh hoàn. Nó cũng có thể gây ớn lạnh và sốt như dấu hiệu cảm cúm. Kích thước tinh hoàn do sưng nên lớn bất thường tuy nhiên biến chứng của nó thì lại làm teo tinh hoàn.

Nguyên nhân của viêm tinh hoàn có thể là do virus quai bị. Điều này thường xảy ra trong vòng bốn đến bảy ngày sau khi mắc bệnh quai bị.

Ngoài ra, phần lớn nguyên nhân của tình trạng này là do vi khuẩn lây qua đường tình dục (STI) điển hình là bệnh lậu hoặc chlamydia.

Xoắn tinh hoàn

Điều này xảy ra khi một tinh hoàn tự xoay dẫn đến bị xoắn thừng tinh. Thừng tinh là bộ phận đưa máu đến bìu. Lưu lượng máu giảm có thể gây đau và sưng tinh hoàn. Nếu không được điều trị nó có thể dẫn đến teo tinh hoàn vĩnh viễn.

TRT – liệu pháp thay thế testosterone

Một số nam giới sử dụng liệu pháp thay thế testosterone có thể bị teo tinh hoàn. Nguyên nhân là do TRT có thể làm tinh hoàn ngừng tiết testosterone. Điều này khiến tinh hoàn nhỏ hơn.

Lạm dụng rượu

Rượu có thể gây ra cả testosterone thấp và tổn thương mô tinh hoàn. Cả 2 tình trạng này đều có thể dẫn đến teo tinh hoàn.

Bạn đang lo lắng liệu kích thước chuối của mình có quá bé sẽ ảnh hưởng đến cuộc yêu? Khám phá ngay video dưới đây để tìm hiểu bí quyết tăng kích thước từ bác sĩ nhé!

Chẩn đoán teo tinh hoàn

Để tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh lý teo tinh hoàn, bác sĩ có thể sẽ hỏi một số câu hỏi về tiền sử bệnh và lối sống tình dục của bệnh nhân. Tiếp theo, bác sĩ sẽ kiểm tra đến kích thước, kết cấu và độ săn chắc của tinh hoàn. Một số yêu cầu xét nghiệm được bác sĩ đưa ra nếu tìm thấy các bất thường ở tinh hoàn như:

  • Siêu âm tinh hoàn.
  • Xét nghiệm máu.
  • Kiểm tra nồng độ testosterone.

Yếu tố nguy cơ dẫn đến teo tinh hoàn

Ngoài các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, một số nam giới có các yếu tố nguy cơ và thói quen khiến bệnh có tỷ lệ xảy ra cao hơn so với người bình thường như:

  • Tuổi tác.
  • Quan hệ tình dục không an toàn.
  • Thủ dâm quá nhiều.
  • Không sử dụng đồ bảo hộ khi vận động mạnh.
  • Đặt laptop lên đùi thường xuyên.

Điều trị teo tinh hoàn

Bệnh teo tinh hoàn có chữa được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể.

Việc điều trị bệnh này phụ thuộc vào nguyên nhân của nó. Nếu đó là do vi khuẩn đường tình dục hoặc nhiễm trùng khác, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh cho bệnh nhân. Một số trường hợp phức tạp, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật để điều trị từ nguyên nhân.

Mặc dù các bệnh lý dẫn đến teo tinh hoàn thường dễ điều trị, nhưng bệnh này thì không phải trường hợp nào cũng có thể điều trị thành công. Các chuyên gia y tế đã đưa ra kết luận trong nhiều trường hợp điều trị sớm sẽ làm tăng khả năng hồi phục tinh hoàn.

Cuối cùng, dù sử dụng liệu pháp nào để điều trị teo tinh hoàn người bệnh cần kết hợp với thay đổi lối sống lành mạnh, thực hiện chế độ ăn hợp lý, vận động thường xuyên và tránh những tổn thương vùng sinh dục.

Phẫu thuật là một phương pháp điều trị teo tinh hoàn
Phẫu thuật là một phương pháp điều trị teo tinh hoàn

Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh teo tinh hoàn. Nhiều nguyên nhân có thể khiến tinh hoàn bị nhỏ lại. Bất kỳ nguyên nhân là gì, việc thăm khám và điều trị sớm là chìa khóa để đảo ngược tình trạng này thành công.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. KDIGO 2021 Clinical Practice Guideline for the Management of Blood Pressure in Chronic Kidney Disease

    https://www.novaivffertility.com/fertility-help/what-causes-testicular-atrophy/

    Ngày tham khảo: 24/05/2021

  2. Understanding Testicular Atrophyhttps://www.healthline.com/health/testicular-atrophy

    Ngày tham khảo: 24/05/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người