YouMed

Thuốc điều trị giang mai và những điều cần biết

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Giang mai là một bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như mắt, tai, thần kinh gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Do vậy, việc phát hiện và điều trị kịp thời, dứt điểm bệnh là điều rất cần thiết. Hãy cùng Bác sĩ Phan Văn Giáo tìm hiểu về các thuốc điều trị giang mai và những điều cần biết thông qua bài viết dưới đây.

Thuốc điều trị giang mai là gì?

Bệnh giang mai là một bệnh lan truyền từ người sang người chủ yếu qua đường tình dục. Bệnh do một loại xoắn khuẩn giang mai có tên khoa học là Treponema pallidum gây ra.

Do đó, thuốc điều trị giang mai được sử dụng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh, giúp chữa khỏi bệnh.

Thuốc điều trị chủ yếu là các kháng sinh đường tiêm, có khả năng tiêu diệt xoắn khuẩn gây bệnh giang mai hiệu quả. Các thuốc này đều được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Nguyên tắc sử dụng thuốc điều trị giang mai

Nguyên tắc để điều trị bệnh giang mai là điều trị sớm, đủ liều và đúng thời gian quy định, các phác đồ được lựa chọn dựa vào giai đoạn bệnh.

Bệnh chủ yếu được điều trị ngoại trú, trong trường hợp giang mai bẩm sinh và giang mai giai đoạn 3 (có biểu hiện trên tim mạch và thần kinh) sẽ được chỉ định điều trị nội trú.1

Đối với người đang quan hệ tình dục hiện tại và trong vòng 1 năm gần đây cần phải được đi thăm khám, làm các xét nghiệm và điều trị nếu mắc bệnh giang mai.

Các loại thuốc điều trị giang mai phổ biến hiện nay

Hiện nay, chỉ có kháng sinh mới có thể chữa khỏi giang mai, không có thuốc kê đơn hay các biện pháp khắc phục tại nhà khác.

1. Thuốc Benzathine penicillin (Penicillin G)2

Đây là thuốc được ưu tiên lựa chọn để điều trị giang mai và hiện nay vẫn chưa ghi nhận trường hợp xoắn khuẩn giang mai kháng penicillin.

Chỉ định

Benzylpenicillin được chỉ định điều trị cho những bệnh nhân mắc giang mai ở giai đoạn đầu, giai đoạn bẩm sinh và cả những bệnh nhân ở giai đoạn muộn.

Ở bệnh nhân giang mai thì đây là thuốc được ưu tiên hàng đầu sử dụng. Nếu dị ứng với penicillin thì người bệnh có thể được chỉ định sang một loại kháng sinh khác.

Sử dụng đơn độc penicillin nếu được chẩn đoán mắc giang mai tiềm ẩn nguyên phát, thứ phát hoặc giang mai giai đoạn đầu. Ở những bệnh nhân mắc giang mai lâu hơn, có thể cần tăng liều tiêm.

Cơ chế tác động của thuốc

Penicillin thuộc nhóm kháng sinh beta-lactam, có tác dụng tiêu diệt xoắn khuẩn. Tác dụng này chủ yếu xảy ra ở những giai đoạn xoắn khuẩn sinh sản và phân chia.

Lưu ý khi sử dụng thuốc

Khi điều trị giang mai bằng Benzathine penicillin có thể gặp các phản ứng Jarisch-Herxheimer. Triệu chứng của phản ứng này bao gồm buồn nôn, sốt, ớn lạnh, nhức đầu. Các triệu chứng này thường sẽ hết sau một vài ngày.

Benzathine penicillin được sử dụng ưu tiên trong điều trị giang mai
Benzathine penicillin được sử dụng ưu tiên trong điều trị giang mai

2. Thuốc Doxycycline3

Khi bệnh nhân dị ứng với penicillin và không mang thai có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng sang một loại kháng sinh khác. Kháng sinh này có tác dụng thay thế nhưng có vai trò kiềm khuẩn (khác với tác dụng diệt khuẩn của Penicillin G). Đa phần thì Doxycycline sẽ được chỉ định cho những trường hợp mắc giang mai giai đoạn nhẹ.

Khác với Penicillin G thì thuốc Doxycycline là thuốc được dùng dạng uống, tiện lợi cho việc sử dụng.

Cơ chế tác dụng: Doxycycline thuộc kháng sinh nhóm tetrcyline có tác dụng kiềm khuẩn do ức chế vi khuẩn tổng hợp protein.

Lưu ý: Trong quá trình sử dụng thường gặp một vài tác dụng phụ kích ứng đường tiêu hóa. Do vậy, hãy thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc.

Doxycycline là một trong những kháng sinh được dùng thay thế penicillin điều trị giang mai
Doxycycline là một trong những kháng sinh được dùng thay thế penicillin điều trị giang mai

3. Thuốc Erythromycin

Thuốc Erythromycin có thể được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân giang mai dị ứng với penicillin. Trong trường hợp không có dị ứng với Penicillin G thì vẫn ưu tiên chỉ định Penicillin G.

Cần lưu ý, Erythromycin không nên được sử dụng vì không chữa khỏi bệnh nhiễm trùng cho phụ nữ mang thai một cách đáng tin cậy; cũng như không điều trị cho thai nhi bị nhiễm bệnh.4

Thuốc Erythromycin được sử dụng dạng uống.

Cơ chế tác động

Đây là kháng sinh nhóm macrolid có tác dụng kìm khuẩn với cơ chế ức chế tổng hợp protein. Mặc dù Erythromycin có tác dụng kìm khuẩn nhưng ở nồng cao nó cũng có thể diệt khuẩn ở những chủng nhạy cảm.5

Lưu ý khi sử dụng

Thuốc Erythromycin thường dung nạp và hiếm gặp các tác dụng phụ nặng. Tác dụng phụ thường gặp nhất là các vấn đề về tiêu hoá, đặc biệt khi sử dụng liều cao và kích ứng tại chỗ.5

4. Thuốc Ceftriaxone

Theo một nghiên cứu cho rằng, Ceftriaxone có thể được xem là một phương pháp thay thế tương đương với Penicillin G trong điều trị bệnh giang mai nguyên phát và thứ phát.6

Tuy nhiên, liều lượng và thời gian điều trị bằng Ceftriaxone tối ưu vẫn chưa được xác định.7

Những lưu ý quan trọng khi điều trị giang mai bằng thuốc

  • Người bệnh cần tuân thủ theo nguyên tắc và phác đồ trị liệu của bác sĩ. Không được tự ý tăng hay giảm liều lượng của thuốc
  • Trong quá trình điều trị cần phải kiên trì.
  • Không tự ý ngưng sử dụng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý ngưng thuốc có thể gây ra tình trạng kháng thuốc.
  • Nếu cảm thấy có bất kì sự thay đổi bất thường nào trong cơ thể phải thông báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Không quan hệ tình dục bừa bãi, tránh lây nhiễm cho người khác.
  • Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách xây dựng một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, khoa học kết hợp với rèn luyện thể chất.
  • Chú ý vệ sinh cá nhân, đặc biệt là những khu vực nhạy cảm, dễ bị tổn thương trên cơ thể như bộ phận sinh dục
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, đúng lịch hẹn.
Tuân thủ các chỉ định kháng sinh phù hợp của bác sĩ để việc điều trị giang mai đạt hiệu quả
Tuân thủ các chỉ định kháng sinh phù hợp của bác sĩ để việc điều trị giang mai đạt hiệu quả

Trên đây là thông tin về một số loại thuốc điều trị giang mai. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về điều trị giang mai bằng thuốc.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Quyết định 5186/QĐ-BYT 2021 - HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH GIANG MAIhttps://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-5186-QD-BYT-2021-chan-doan-va-dieu-tri-benh-Giang-mai-493851.aspx

    Ngày tham khảo: 23/03/2023

  2. Benzathine Penicillinhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK507723/

    Ngày tham khảo: 23/03/2023

  3. Bộ Y Tế (2018). Dược thư quốc gia Việt Nam. NXB Y Học Hà Nội. Trang 573-576. https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2022/03/Duoc-thu-quoc-gia-2018.pdf#page=573

    Ngày tham khảo: 23/03/2023

  4. https://www.cochranelibrary.com/cdsr/doi/10.1002/14651858.CD001143/fullhttps://www.cochranelibrary.com/cdsr/doi/10.1002/14651858.CD001143/full

    Ngày tham khảo: 23/03/2023

  5. Bộ Y Tế (2018). Dược thư quốc gia Việt Nam. NXB Y Học Hà Nội. Trang 607-611. https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2022/03/Duoc-thu-quoc-gia-2018.pdf#page=607

    Ngày tham khảo: 23/03/2023

  6. Ceftriaxone for the Treatment of Primary and Secondary Syphilishttps://www.karger.com/Article/Abstract/238661

    Ngày tham khảo: 23/03/2023

  7. Syphilishttps://www.msdmanuals.com/professional/infectious-diseases/sexually-transmitted-infections-stis/syphilis#:~:text=Ceftriaxone%201%20g%20IM%20or%20IV%20once%20a%20day%20for%2010%20to%2014%20days%20has%20been%20effective%20in%20some%20patients%20with%20early%20syphilis%20and%20may%20be%20effective%20at%20later%20stages%2C%20but%20optimal%20dose%20and%20duration%20of%20therapy%20are%20unknown.

    Ngày tham khảo: 23/03/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người