YouMed

Những điều cần biết về thuốc kháng sinh Meronem (meropenem)

Dược sĩ DƯƠNG ANH HOÀNG
Tác giả: Dược sĩ Dương Anh Hoàng
Chuyên khoa: Dược

Thuốc Meronem (meropenem) là gì? Dùng thuốc như thế nào để đạt được hiệu quả? Cần lưu ý những điều gì khi dùng thuốc? Hãy cùng YouMed phân tích bài viết dưới đây để hiểu sâu về thuốc Meronem (meropenem) nhé!

Thành phần hoạt chất: meropenem.
Tên thành phần tương tự: Alpenam; Aresonem; Canem; Cbipenem; Efnem; Emerop; Faromen; Gompenem; Inpinem; Kilnem; Klopenem; Laboya; Lironem; Maxpenem; Medozopen; Medozopen; Mefecid; Meremed.

Thuốc Meronem là thuốc gì?

Thuốc Meronem có chứa hoạt chất meropenem. Đây là một kháng sinh tổng hợp thuộc nhóm carbapenem. Thuốc hoạt động bằng cách thấm qua thành tế bào của hầu hết các vi khuẩn gram âm và gram dương. Từ đó, thuốc ức chế tổng hợp vách tế bào của vi khuẩn và cho tác dụng diệt khuẩn.1

Thuốc có ái lực mạnh nhất với Escherichia coli Pseudomonas aeruginosaStaphylococcus aureus. Bên cạnh đó, còn có tác dụng trên nhiều vi khuẩn gram âm, gram dương (cả hiếu khí và kị khí).

Thành phần của Meronem

Mỗi lọ thuốc tiêm đường tĩnh mạch Meronem chứa 570 mg hoặc 1140 mg meropenem trihydrate tương đường với 500 mg hoặc 1 g meropenem khan (dưới dạng hỗn hợp bột vô khuẩn của meropenem và natri carbonat).2

Thuốc Meronem là kháng sinh dạng thuốc tiêm
Thuốc Meronem là kháng sinh dạng thuốc tiêm

2. Chỉ định dùng thuốc Meronem 

Meronem được chỉ định cho các trường hợp nhiễm khuẩn gây ra bởi các vi khuẩn gram âm và gram dương nhạy cảm với thuốc ở người lớn và trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên. Bao gồm:3

Meronem IV đơn trị liệu hay phối hợp với các thuốc kháng khuẩn khác đã được chứng minh là hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn hỗn hợp.

3. Trường hợp không được dùng thuốc Meronem (meropenem) 

Quá mẫn với meropenem hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Người có tiền sử sốc phản vệ khi sử dụng beta-lactam.

Đối tượng thận trọng khi sử dụng thuốc

Dị ứng với các loại kháng sinh beta-lactam khác như penicillin, cephalosporin hoặc carbapenem vì có thể dị ứng với meropenem, tăng nguy cơ sốc phản vệ, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

4. Hướng dẫn dùng thuốc Meronem chứa meropenem

4.1. Cách dùng1

Meronem được sử dụng theo đường tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch.

Cách pha thuốc tiêm tĩnh mạch: hòa tan 500 mg hoặc 1 g meropenem với 10 hoặc 20 ml nước cất pha tiêm để tạo dung dịch có nồng độ khoảng 50 mg/ml và tiêm chậm trong 3 – 5 phút.

Trường hợp truyền tĩnh mạch: hòa tan meropenem trong dung môi tương thích và truyền trong khoảng 15 – 30 phút.

4.2. Liều dùng Meronem

Liều và thời gian điều trị tùy theo mức độ nhiễm khuẩn và đáp ứng của người bệnh.1

Người lớn

Bệnh nhân bị viêm phổi, nhiễm khuẩn có biến chứng đường tiết niệu hoặc trong ổ bụng hoặc nhiễm khuẩn trong và sau khi sinh con, nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da: Điều trị với liều Meronem 500 mg hoặc 1 g mỗi 8 giờ.

Viêm phế quản phổi ở bệnh nhân xơ hang, viêm màng não: Liều 2 g mỗi 8 giờ.

Bệnh nhân sốt do giảm bạch cầu: Liều 1 g mỗi 8 giờ.

Trẻ em

  • Trẻ từ 3 tháng đến 11 tuổi (<50 kg):

Viêm phổi, nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng, nhiễm khuẩn trong ổ bụng có biến chứng, nhiễm khuẩn trong và sau khi sinh, nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da: Liều 10 mg/kg hoặc 20 mg/kg, mỗi 8 giờ.

Viêm phế quản phổi ở bệnh nhân xơ nang, viêm màng não: Liều 40 mg/kg, mỗi 8 giờ.

Sốt giảm bạch cầu: Liều 20 mg/kg, mỗi 8 giờ.

  • Trẻ ≥ 50 kg dùng liều như người lớn.

Bệnh nhân suy thận

Nếu độ thanh thải creatinin ClCr ≤ 51 ml/phút thì giảm liều.

Độ thanh thải creatinin (ml/phút) Liều dùng (đơn vị liều 500 mg, 1 g) Tần suất sử dụng
 26-50 1 đơn vị liều Mỗi 12 giờ
10-25 1 đơn vị liều Mỗi 12 giờ
<10 0,5 đơn vị liều Mỗi 24 giờ

Bệnh nhân suy gan

Không cần hiệu chỉnh liều.

Bạn cần lưu ý, liều chỉ mang tính chất tham khảo vì tùy từng đối tượng, độ tuổi, cân nặng cũng như tình trạng bệnh lí mà liều lượng dùng trên mỗi đối tượng là khác nhau. Do đó, điều trị như liều mà bác sĩ đã tư vấn rõ ràng.

5. Tác dụng phụ của thuốc Meronem

Meronem được báo cáo các phản ứng có hại trên các cơ quan:1

Khi xuất hiện những tác dụng phụ này của thuốc, cần ngừng dùng ngay Meronem và đến thăm khám bác sĩ lập tức.

Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy trong hoặc sau khi điều trị bằng Meronem, cần theo dõi và có chẩn đoán, điều trị phù hợp.

Meropenem có thể gây mẩn, ngứa, nổi mày đay
Meropenem có thể gây mẩn, ngứa, nổi mày đay trên da

6. Tương tác thuốc với Meronem (meropenem)

  • Probenecid.
  • Acid valproic.
  • Aminoglycosid.
  • Thuốc chống đông máu dùng đường uống: Meronem có thể làm tăng tác dụng chống đông của warfarin khi dùng đồng thời. Do đó, cần thận trọng khi dùng.

7. Lưu ý khi dùng thuốc Meronem 

Cần theo dõi chức năng gan định kỳ khi sử dụng meropenem.

Sử dụng meropenem có thể gây dương tính giả khi làm test Coomb trực tiếp hoặc gián tiếp. 

Bệnh nhân đã từng dị ứng với nhiều dị nguyên khác nhau trước đây cũng tăng nguy cơ bị phản ứng quá mẫn gây đe dọa tính mạng.

Sử dụng kháng sinh kéo dài có thể làm quá phát các loại nấm và vi khuẩn không nhạy cảm. Viêm đại tràng giả mạc và tiêu chảy liên quan đến C. difficile đã được báo cáo ở bệnh nhân sử dụng meropenem. 

Co giật và các phản ứng bất lợi trên thần kinh trung ương khi sử dụng meropenem, nguy cơ tăng lên ở những bệnh nhân sẵn có bệnh ở hệ thống thần kinh trung ương hoặc bị viêm màng não do vi khuẩn, và/hoặc suy chức năng thận. Cần giảm liều hoặc ngừng dùng thuốc.

8. Đối với phụ nữ có thai và cho con bú 

8.1. Phụ nữ mang thai

Hiện chưa có bằng chứng chỉ ra Meronem làm giảm khả năng sinh sản hoặc gây hại với trên động vật mang thai. Cũng như chưa có các nghiên cứu cho thấy mức độ an toàn của thuốc đối với phụ nữ mang thai.

Bạn cần cân nhắc kỹ, thấy lợi ích vượt trội nguy cơ mới quyết định sử dụng thuốc đối với đối tượng này hay không.

8.2. Phụ nữ cho con bú

Vẫn chưa rõ liệu thuốc có bài tiết vào sữa mẹ hay không. Do đó, nên tránh sử dụng Meronem cho phụ nữ nuôi con bú.

9. Xử trí khi dùng quá liều thuốc Meronem 

Tình trạng quá liều thường liên quan đến bệnh nhân suy thận mà không hiệu chỉnh liều phù hợp. Triệu chứng khi quá liều meronem chính là các tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường sẽ giảm hoặc hết khi ngừng thuốc hoặc giảm liều.

Bạn có thể cần điều trị triệu chứng khi quá liều meropenem. Tuy nhiên, ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường, meropenem sẽ nhanh chóng thải trừ qua thận. Ngoài ra, thẩm tách máu giúp thải trừ meropenem và các chất chuyển hóa của thuốc.

10. Cách bảo quản thuốc

Bảo quản thuốc tiêm ở nhiệt độ phòng 15 – 25 ºC.

Để thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.

Dung dịch thuốc tiêm sau khi bằng nước cất pha tiêm có nồng độ 50 mg/ml: có thể ổn định trong khoảng 3 giờ ở nhiệt độ phòng (15 – 25 ºC) hoặc khoảng 16 giờ khi bảo quản ở nhiệt độ lạnh (2 – 8 ºC).

Dung dịch thuốc được pha để truyền tĩnh mạch, nồng độ 1 – 20 mg/ml:

  • Pha trong dung dịch NaCl 0,9%: sẽ ổn định trong 3 giờ ở 15 – 25 ºC hoặc trong 24 giờ ở 2 – 8 ºC.
  • Pha trong glucose (dextrose) 5%: nên sử dụng ngay lập tức. Không đông lạnh dung dịch thuốc sau khi pha.

Thuốc tiêm Meronem là biệt dược chứa meropenem được dùng trong các trường hợp viêm phổi, nhiễm khuẩn có biến chứng ở ổ bụng hoặc đường tiết niệu,… Tuy nhiên, thuốc dùng bằng đường tiêm, do đó nên theo dõi thật kĩ tình trạng của cơ thể khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như tác dụng phụ kể trên. Trường hợp tình trạng trở nên nghiêm trọng hãy gọi ngay cho bác sĩ/y tá để được cấp cứu kịp thời.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Dược thư quốc gia, Tr. 950 - 952https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2022/03/Duoc-thu-quoc-gia-2018.pdf#page=950

    Ngày tham khảo: 25/04/2022

  2. Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Meronemhttps://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2020/04/Meronem.pdf

    Ngày tham khảo: 25/04/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người