Những điều cần biết về thuốc điều trị động kinh Tebantin (gabapentin)
Tebantin (gabapentin) là thuốc gì? Được sử dụng trong trường hợp nào và cần lưu ý những gì khi sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Dược sĩ Ninh Thị Hoa Hường.
Thành phần hoạt chất: gabapentin 300mg.
Thuốc chứa thành phần tương tự: Neurontin, Gabapentin, Gabahasan 300, Neuronstad, Epigaba300, Gabalept…
Nội dung bài viết
1. Tebantin (gabapentin) là thuốc gì?
Tebantin là thuốc dùng đường uống chứa Gabapentin. Gabapentin có tác dụng chống co giật thông qua việc giảm giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh kích thích ở các vùng của hệ thần kinh trung ương. Gabapentin cũng có hiệu quả giảm đau ở tủy sống cũng như tại các trung tâm não thông qua các tương tác với các con đường ức chế đau.
Tebantin (gabapentin) được chỉ định trong các trường hợp:
- Liệu pháp bổ trợ trong điều trị động kinh ở người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên, hoặc
- Đơn trị liệu trong điều trị động kinh ở người lớn và thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên, hoặc
- Điều trị đau thần kinh ngoại biên như đau thần kinh do biến chứng đái tháo đường và đau thần kinh gây ra bởi virus herpes hoặc bệnh zona ở người lớn.

2. Cách dùng thuốc Tebantin (gabapentin)
Tebantin (gabapentin) được dùng đường uống trong hoặc ngoài bữa ăn.
Trong điều trị bệnh động kinh:
-
Người lớn và trẻ em > 12 tuổi
Liều thông thường: 900 – 3600mg/ngày.
Liều khởi đầu: 300mg, 3lần/ngày ở ngày 1. Liều tối đa 3600mg/ngày chia làm 3 lần.
Khoảng cách tối đa giữa các liều trong phác đồ liều dùng 3 lần/ngày nên dưới 12 giờ để tránh các cơn co giật bùng phát.
-
Trẻ em từ 3 đến 12 tuổi:
Liều thông thường 25-35 mg/kg/ngày được chia làm 3 lần/ngày.
Có thể dò liều trong 3 ngày bằng cách dùng 10 mg/kg/ngày trong ngày 1; 20 mg/kg/ngày ở ngày 2 và 30 mg/kg/ngày ở ngày 3. Sau đó, liều có thể được tăng lên tới tối đa 35 mg/kg/ngày chia thành 3 liều nhỏ bằng nhau.
Đau nguồn gốc thần kinh
Ở người lớn > 18 tuổi, liều khởi đầu: 300 mg x 3 lần/ngày, nếu cần, tăng lên tối đa 3600 mg/ngày với liều tăng 300mg / ngày cứ sau 2-3 ngày.
3. Lưu ý khi sử dụng Tebantin (gabapentin)
- Tránh rượu bia, thuốc lá.
- Không cần theo dõi nồng độ của thuốc trong huyết tương trong thời gian dò liều cũng như khi sử dụng phối hợp với các thuốc chống động kinh khác.
- Nếu bệnh nhân cần dùng thuốc lâu hơn 5 tháng để điều trị đau thần kinh ngoại biên, bác sĩ điều trị nên đánh giá tình trạng lâm sàng của bệnh nhân và xác định sự cần thiết phải điều trị thêm.
- Thay đổi tăng/giảm liều; tạm ngưng/ngưng điều trị phải tiến hành từ từ trong thời gian tối thiểu 1 tuần.
- Báo cho bác sĩ nếu bạn đã từng bị các bệnh liên quan đến thận, dự định mang thai, đang mang thai hoặc đang cho con bú, chuẩn bị phải phẫu thuật.
Thuốc có thể làm người bệnh buồn ngủ, giảm khả năng suy nghĩ vì vậy cần phải được biệt chú ý không được lái xe, vận hành máy móc trong thời gian uống thuốc.
4. Tương tác thuốc khi dùng Tebantin (gabapentin)
- Sự bài tiết của gabapentin qua thận bị giảm nhẹ khi dùng phối hợp với cimetidine, nhưng sự giảm này không có ý nghĩa lâm sàng.
- Lưu ý khi uống chung với một số loại thuốc như: hydrocodone, các thuốc làm bạn chóng mặt, buồn ngủ, morphine , naproxen, thuốc kháng axit.
- Thuốc kháng axit chứa muối nhôm và muối magiê làm giảm sinh khả dụng của gabapentin khoảng 20%, do đó nên dùng cách nhau ít nhất khoảng 2 giờ.
5. Bệnh nhân suy thận dùng Tebantin như thế nào?
-
Bệnh nhân có suy giảm chức năng thận
Độ thanh thải creatinine (ml/phút) | Tổng liều hàng ngày (mg/ngày) |
≥80 |
900 – 3600 |
50 – 79 |
600 – 1800 |
30 – 49 |
300 – 900 |
15 – 29 |
150 – 600 |
<15 |
150 – 300 |
Tổng liều hàng ngày nên được chia làm ba lần. Giảm liều cho bệnh nhân suy thận (độ thanh thải creatinin <79ml / phút).
-
Bệnh nhân thẩm phân lọc máu
Liều khởi đầu: 300-400mg với các bệnh nhân đang được thẩm phân lọc máu mà chưa dùng gabapentin trước đó. Sau đó, giảm xuống 200-300 mg gabapentin sau mỗi 4 giờ thẩm phân lọc máu.
6. Đối với phụ nữ có thai và cho con bú
Gabapentin qua nhau thai và được bài tiết qua sữa mẹ. Nên thận trọng khi dùng gabapentin cho phụ nữ mang thai hoặc trong thời kỳ cho con bú. Chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết hoặc những lợi ích điều trị mang lại lớn hơn một cách rõ ràng so với các nguy cơ có thể có.
7. Tác dụng phụ của Tebantin (gabapentin)
Người bệnh có thể gặp một số vấn đề:
- Về trí nhớ như khó tập trung, mờ mắt, khô miệng, ngáp dài, ù tai
- Về tâm lý như thay đổi hành vi, dễ bị kích thích, kích động; khó ngủ, lo âu, hoảng loạn
- Có cảm giác đau bụng trên, ăn không ngon miệng, thường buồn nôn, ói mửa, sưng tấy, tăng cân nhanh. Nước tiểu có màu đậm, vàng da, đi tiểu ít hơn so với bình thường
- Một số trường hợp gặp phải các vấn đề như: động kinh tăng, sốt sưng hạch, cơ thể đau nhức, da dễ bị bầm tím, chảy máu, ngứa dữ dội, tê, đau, yếu cơ.
Bạn hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có các biểu hiện: khó thở, phát ban, sưng mặt, môi, lưỡi, họng.
Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về công dụng, cách dùng và lưu ý của thuốc điều trị động kinh Tebantin (gabapentin).
Cài đặt ngay ứng dụng YouMed để đặt khám tiện lợi, không chờ đợi tại hơn 25 bệnh viện, 475 bác sĩ và 50 phòng khám đa khoa liên kết chính thức với YouMed. Hotline tư vấn 1900 2805 .
Các tính năng rất hữu ích của ứng dụng đặt khám YouMed

Lấy số thứ tự trước, khám đúng khung giờ

Chọn bác sĩ, chuyên khoa
phù hợp

Chat và gọi
với bác sĩ

Thanh toán
phí khám

Lưu trữ hồ sơ, lịch sử khám

Đọc tin y tế
chính thống
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Tebantinhttps://www.drugs.com/international/tebantin.html
Ngày tham khảo: 13/04/2020
-
Tebantin 300mghttps://drugbank.vn/thuoc/Tebantin-300mg&VN-17714-14
Ngày tham khảo: 13/04/2020
-
Gabapentinhttps://www.rxwiki.com/gabapentin
Ngày tham khảo: 13/04/2020