YouMed

Thuyên tắc ối và những điều bác sĩ muốn bạn biết

bác sĩ hoàng thị việt trinh
Tác giả: Bác sĩ Hoàng Thị Việt Trinh

Thuyên tắc ối là một tình trạng hiếm gặp. Tuy nhiên, đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong khi chuyển dạ hoặc ngay sau khi sinh. Thuyên tắc ối là tai biến xảy ra khi nước ối (chất lỏng bao quanh thai nhi), các tế bào thai nhi, tóc hoặc các mảnh vụn khác xâm nhập vào hệ tuần hoàn của người mẹ. Nó là một biến chứng thai kỳ gây ra các tình trạng đe dọa tính mạng người mẹ và thai nhi. Vì vậy cần nhận biết kịp thời và xử trí nhanh chóng.

1. Chẩn đoán

1.1. Thuyên tắc ối là gì?

Bệnh lý này là một chẩn đoán lâm sàng dựa trên sự hiện diện của các phát hiện lâm sàng đặc trưng và loại trừ các nguyên nhân tiềm ẩn khác của những phát hiện này. Chẩn đoán nên được nghi ngờ ở phụ nữ mang thai hoặc mới sinh bị trụy tim mạch đột ngột, khó thở và thiếu oxy nghiêm trọng, và /hoặc co giật, đặc biệt khi theo sau là rối loạn đông máu nội mạch lan tỏa.

Tình trạng này thường phát sinh trong quá trình chuyển dạ hoặc ngay sau khi sinh, nếu không có những giải thích khác cho những phát hiện này. Trong nhiều trường hợp, chẩn đoán được thực hiện hồi cứu, sau khi tất cả dữ liệu điều tra, bao gồm cả dữ liệu khám nghiệm tử thi, đã được thu thập.

Thuyên tắc ối là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong khi chuyển đạ hoặc ngay sau sinh
Thuyên tắc ối là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong khi chuyển đạ hoặc ngay sau sinh

1.2. Triệu chứng thuyên tắc ối

Các trường hợp không điển hình, chiếm khoảng 1/4 tổng số các trường hợp thuyên tắc ối, có thể chỉ có suy hô hấp cấp và hạ huyết áp.

Bộ ba cổ điển của tình trạng thuyên tắc ối là thiếu oxy, hạ huyết áp và rối loạn đông máu.

  • Hạ huyết áp: Huyết áp có thể giảm đáng kể, có khi mất số đo tâm trương.
  • Khó thở: Có thể xảy ra thở gấp và thở nhanh.
  • Co giật: Co giật gặp ở 50% bệnh nhân.
  • Ho: Đây thường là biểu hiện của chứng khó thở.
  • Tím tái: Khi tình trạng thiếu oxy / giảm oxy máu tiến triển, chứng xanh tím quanh miệng và ngoại vi và những thay đổi trên màng nhầy có thể biểu hiện.
  • Nhịp tim chậm của thai nhi: Để đối phó với tình trạng thiếu oxy, nhịp tim của thai nhi có thể giảm xuống dưới 110 nhịp mỗi phút. Nếu sự sụt giảm này kéo dài trong 10 phút hoặc hơn, đó là nhịp tim chậm. Tốc độ 60 nhịp mỗi phút hoặc ít hơn trong 3-5 phút có thể cho thấy nhịp tim chậm ở giai đoạn cuối.
  • Phù phổi: Điều này thường được xác định trên phim X quang phổi.
  • Tim ngừng đập
  • Đờ tử cung: thường dẫn đến chảy máu nhiều sau khi sinh. Chẩn đoán khi tử cung không trở nên săn chắc khi xoa bóp bằng tay.
  • Rối loạn đông máu hoặc xuất huyết nặng mà không có giải thích khác.
  • Trạng thái tinh thần thay đổi / nhầm lẫn / kích động

2. Sinh lý bệnh

2.1. Sinh lý bệnh thuyên tắc ối

Sinh lý bệnh của thuyên tắc nước ối chưa được hiểu đầy đủ.

Ban đầu người ta tin rằng các tế bào và mảnh vỡ của thai nhi đã làm tắc mạch máu phổi. Vật liệu bào thai không phải lúc nào cũng được tìm thấy trong tuần hoàn mẹ. Vật chất có nguồn gốc bào thai thường được tìm thấy ở những phụ nữ không có tình trạng này.

Một nghiên cứu được thực hiện để điều tra xem liệu các tế bào vảy của bào thai từ nước ối có thể gây tắc nghẽn mạch máu phổi của người mẹ gây trụy tim phổi hay không, cho thấy rằng số lượng tế bào trung bình trong nước ối là 695 +/- 600 tế bào vảy trên mỗi mL dịch.

Phổi trưởng thành chứa 480 triệu phế nang với 280 tỷ mao mạch phổi. Họ kết luận rằng ngay cả khi toàn bộ thể tích nước ối được chuyển đến hệ tuần hoàn của mẹ, các tế bào vảy có sẵn sẽ chỉ cản trở 1 trong 1 triệu đoạn mao mạch phổi dẫn đến tắc nghẽn không thể phát hiện trên lâm sàng.

Sinh lý bệnh của thuyên tắc nước ối chưa được hiểu đầy đủ.
Sinh lý bệnh của thuyên tắc nước ối chưa được hiểu đầy đủ.

Một số tác giả đã đề xuất rằng các kháng nguyên của bào thai xâm nhập vào tuần hoàn của mẹ sẽ gây ra một phản ứng tương tự như hội chứng phản ứng viêm hệ thống (SIRS) với việc kích hoạt dòng thác đông máu dẫn đến DIC và ức chế chức năng cơ tim qua trung gian viêm.

2.2. Các giai đoạn

Sự kiện khởi đầu và sinh lý bệnh hoàn chỉnh chưa được hiểu rõ. Tiến triển thường xảy ra theo 2 giai đoạn. Ở giai đoạn I, co thắt động mạch phổi kèm theo tăng áp động mạch phổi và tăng áp lực thất phải gây ra tình trạng thiếu oxy. Tình trạng thiếu oxy gây tổn thương mao mạch cơ tim và tổn thương mao mạch phổi, suy tim trái, hội chứng suy hô hấp cấp.

Những phụ nữ sống sót sau những sự kiện này có thể bước vào giai đoạn II. Đây là giai đoạn xuất huyết đặc trưng bởi xuất huyết ồ ạt kèm theo đờ tử cung và tình trạng đông máu nội mạch lan tỏa. Tuy nhiên, rối loạn đông máu có thể là biểu hiện ban đầu.

3. Thời điểm xảy ra thuyên tắc ối

Thuyên tắc ối có thể xảy ra trong quá trình chuyển dạ hoặc một thời gian ngắn sau khi sinh ở cả hai trường hợp sinh ngả âm đạo và sinh mổ. Trong một số trường hợp hiếm hoi, nó có thể xảy ra trong khi phá thai hoặc khi lấy một mẫu nước ối nhỏ để kiểm tra (chọc ối).

Thuyên tắc ối thường xảy ra ở giai đoạn cuối của cuộc chuyển dạ
Thuyên tắc ối thường xảy ra ở giai đoạn cuối của cuộc chuyển dạ

4. Bệnh có nguy hiểm không?

Thuyên tắc ối có thể gây tử vong, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Hầu hết các trường hợp tử vong  xảy ra do:

  • Ngừng tim đột ngột
  • Mất máu quá nhiều
  • Suy hô hấp cấp tính
  • Suy đa cơ quan

Có khoảng 50% trường hợp, phụ nữ chết trong vòng 1 giờ sau khi các triệu chứng bắt đầu.

5. Thuyên tắc ối được điều trị như thế nào?

5.1. Đối với mẹ

Điều trị bao gồm kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng này dẫn đến hôn mê hoặc tử vong.

Liệu pháp oxy hoặc máy thở sẽ được hỗ trợ để đảm bảo rằng bạn nhận đủ oxy và em bé của bạn cũng có đủ oxy.

Thuốc cũng có thể được sử dụng để kiểm soát huyết áp của bạn.

Trong nhiều trường hợp, cần truyền nhiều máu, tiểu cầu và huyết tương để thay thế lượng máu bị mất trong giai đoạn xuất huyết.

Hồi sức tích cực và điều trị hỗ trợ có thể cứu sống mẹ và trẻ
Hồi sức tích cực và điều trị hỗ trợ có thể cứu sống mẹ và trẻ

5.2. Đối với trẻ sơ sinh

Em bé của bạn rất có thể sẽ được sinh ra ngay sau khi tình trạng của bạn ổn định. Điều này làm tăng cơ hội sống sót của bé. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sơ sinh được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt để theo dõi chặt chẽ.

6. Liệu tình trạng này có thể được ngăn chặn?

Thuyên tắc ối không thể được ngăn chặn và các nhà y tế rất khó dự đoán khi nào nó sẽ xảy ra. Nếu bạn đã bị thuyên tắc ối lần trước và dự định sinh thêm con, bạn nên nói chuyện với bác sĩ sản khoa về nguy cơ đó. Bác sĩ sẽ thảo luận trước về những rủi ro khi mang thai và theo dõi bạn chặt chẽ nếu bạn có thai trở lại.

7. Tiên lượng

Tỷ lệ tử vong ước tính của phụ nữ mắc bệnh lý này rất khác nhau. Các báo cáo cũ hơn ước tính rằng có tới 80% phụ nữ không qua khỏi. Mặc dù dữ liệu gần đây ước tính rằng con số này là khoảng 40%.

Những phụ nữ sống sót sau thuyên tắc ối thường có thể bị các biến chứng lâu dài, có thể bao gồm:

  • Mất trí nhớ.
  • Suy nội tạng.
  • Tổn thương tim có thể ngắn hạn hoặc vĩnh viễn.
  • Các vấn đề hệ thần kinh.
  • Họ có thể bị cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung.
  • Tổn thương tuyến yên.

Những thách thức về tinh thần và cảm xúc cũng có thể xảy ra, đặc biệt nếu em bé không qua khỏi. Tình trạng sức khỏe có thể bao gồm trầm cảm sau sinh và rối loạn căng thẳng sau chấn thương.

Tỷ lệ tử vong ước tính ở trẻ sơ sinh có mẹ bị thuyên tắc ối cũng rất khác nhau. Một số trẻ sơ sinh sống sót có thể có các biến chứng lâu dài hoặc suốt đời do thuyên tắc ối, có thể bao gồm:

  • Suy giảm hệ thần kinh có thể nhẹ hoặc nặng.
  • Không đủ oxy cho não.
  • Bại não, là một rối loạn ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh.

Bài viết trên hy vọng đã cung cấp một số kiến thức cần biết để bạn hiểu rõ hơn về tình trạng thuyên tắc ối. Đây là căn bệnh nguy hiểm bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Amniotic Fluid Embolismhttps://emedicine.medscape.com/article/253068-overview

    Ngày tham khảo: 26/02/2021

  2. Amniotic Fluid Embolismhttps://www.uptodate.com/contents/amniotic-fluid-embolism

    Ngày tham khảo: 26/02/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người