YouMed

Thai phụ mắc tiểu tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang?

Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Phan Lê Nam
Tác giả: ThS.BS Phan Lê Nam
Chuyên khoa: Sản phụ khoa

Đái tháo đường thai kỳ là một trong những bệnh lý nguy hiểm trong quá trình mang thai. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát kịp thời. Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong điều trị và kiểm soát đái tháo đường. Người bệnh tiểu đường thai kỳ thường không được ăn nhiều tinh bột. Một câu hỏi thường gặp là thai phụ mắc tiểu tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang? Chúng ta cùng Thạc sĩ Bác sĩ Phan Lê Nam tìm hiểu nhé.

Những lợi ích của khoai lang đối với thai kỳ

Biết được những lợi ích của khoai lang cho cơ thể chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi bị tiểu đường thai kỳ có ăn được khoai lang hay không.

Khoai lang tuy khá giàu carbohydrate nhưng cũng nhiều chất xơ. Vị ngọt của loại củ này cũng góp phần làm thỏa mãn cơn thèm ngọt khi mang thai. Một số lợi ích cơ bản khi ăn khoai lang cho sản phụ gồm:

  • Vitamin A: Việc bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin A như khoai lang có nhiều lợi ích cho mẹ và bé. Vitamin A có thể giúp phục hồi mô tổn thương, kích thích sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi và cũng hỗ trợ quá trình trao đổi chất của mẹ bầu.
  • Chất xơ: Chất xơ trong khoai lang giúp cải thiện tiêu hóa cho bệnh nhân tiểu đường. Nó loại bỏ các chất thừa trong hệ tiêu hóa, làm mềm phân giúp ngăn ngừa táo bón. Khoai lang kích thích quá trình sản xuất dịch vị do đó giúp cải thiện tiêu hóa.
  • Phụ nữ mang thai có nhu cầu kali hơn so với bình thường. Kali trong khoai lang giúp cân bằng lượng chất lỏng bên trong cũng như hỗ trợ điều hòa huyết áp.
  • Axit folic: Nhu cầu axit folic hằng ngày của sản phụ là 400mcg axit folic. Axit folic có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ dị tật cột sống. Trong 100g khoai lang chứa 40 đến 90 mcg axit folic. Do vậy, khoai lang là nguồn bổ sung axit folic tốt cho mẹ bầu.
  • Ngoài ra, trong khoai lang còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Chỉ số glycemic (GI) thấp. Tuy thuộc nhóm thực phẩm tinh bột nhưng chỉ số glycemic (GI) thấp của khoai lang được xem là món ăn khá tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Chúng sẽ không làm cho lượng đường trong máu tăng đột ngột sau khi ăn.
Khoai lang có giá trị dinh dưỡng gì? Người tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không?
Khoai lang có giá trị dinh dưỡng gì? Người tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không?

Người bị tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang?

Giải đáp tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không

Khoai lang lại chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, khoáng chất và nhiều lợi ích đối với bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không? Chỉ số glycemic (GI) trong khoai lang thấp hơn so với nhiều loại củ quả khác. Do đó nó sẽ không làm tăng cao lượng đường trong máu khi ăn. Vì thế khoai lang có thể đáp ứng sự thèm ngọt của sản phụ trong thai kỳ mà không hề lo tăng lượng đường trong máu.

Tuy nhiên khoai lang vẫn là thực phẩm cung cấp nhiều tinh bột. Sản phụ nên hạn chế ăn nhiều khoai lang, ăn theo cách hợp lý để giảm tác động có hại đến tiểu đường thai kỳ.

Hàm lượng chất xơ dồi dào sẽ giúp giảm tình trạng táo bón cho mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Khoai lang còn chứa canxi sẽ là chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, khoa lang có khả năng cải thiện chuyển hóa và cải thiện chức năng trao đổi chất của cơ thể. Điều này tốt cho cả sản phụ và em bé. Nguyên nhân là trong củ khoai lang giàu các chất dinh dưỡng như protein, vitamin, các khoáng chất và carbohydrates, có tác dụng thúc đẩy tốc độ chuyển hóa.

Vì những lợi ích trên, có thể khẳng định mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang với số lượng vừa phải là có lợi. Lượng phù hợp cho thai phụ mắc đái tháo đường là khoảng 250g khoai lang chín mỗi ngày.

Các chất dinh dưỡng chủ yếu trong khoai lang
Các chất dinh dưỡng chủ yếu trong 100g khoai lang

Một số loại khoai khá tốt cho người mắc tiểu đường thai kỳ

  • Khoai lang cam có màu nâu đỏ ở bên ngoài và màu cam ở bên trong. So với khoai tây trắng thông thường, khoai lang cam có hàm lượng chất xơ cao hơn.
  • Khoai lang tím là loại khoai có màu tím ở cả bên trong lẫn bên ngoài. Khoai lang tím có lượng đường thấp hơn khoai lang cam. Ngoài ra, khoai lang tím còn chứa anthocyanin. Các nghiên cứu chỉ ra nó có thể giảm béo phì và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 bằng cách cải thiện tình trạng kháng insulin.
  • Khoai lang Nhật Bản (Satsuma Imo) có màu tím ở bên ngoài và màu vàng ở bên trong. Giống khoai lang này có chứa caiapo có thể làm giảm đáng kể lượng đường huyết sau ăn 2 giờ. Caiapo cũng được chứng minh là chất có thể làm giảm cholesterol trong máu.
Khoai lang cam rất tốt cho bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ
Khoai lang cam rất tốt cho bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ

Mách bạn cách ăn khoai lang đúng cách khi bị tiểu đường thai kỳ

Với những điều trên chắc chắn các bạn đã biết tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không? Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cũng cần lưu ý một số vấn đề. Cách ăn cũng như cách chế biến khoai lang cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới chỉ số đường. Nếu ăn khoai lang không đúng cách sẽ dễ bị phản tác dụng gây tăng đường huyết.

Khoai lang nướng tốt với người tiểu đường hơn khoai lang luộc
Khoai lang nướng tốt với người tiểu đường hơn khoai lang luộc

Theo đó những vấn đề cần lưu ý như sau:

  • Không nên ăn khoai luộc hoặc hấp. Tốt nhất nên ăn khoai nướng, chiên không dầu cả vỏ.
  • Không nên ăn khoai lang sống, khoai lang đã mọc mầm.
  • Nên ăn khoai vào buổi trưa sau khi ăn, không ăn thêm ngoài bữa ăn.
  • Không ăn khoai lang với dưa chua hoặc củ cải muối có thể làm tăng huyết áp.

Hy vọng bạn đã tự trả lời được cho câu hỏi tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không. Đồng thời biết được những ích của khoai lang đối với sản phụ. Như vậy, khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất tốt cho sức khỏe sản phụ và thai nhi. Ăn khoai lang đúng lượng, đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng tiểu đường thai kỳ.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Is It Safe to Eat Sweet Potatoes If You Have Diabetes?https://www.healthline.com/health/diabetes/sweet-potato-diabetes

    Ngày tham khảo: 06/06/2021

  2. what's in season: sweet potatohttps://www.diabetes.org.uk/ghttps://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/enjoy-food/cooking-for-people-with-diabetes/seasonal-cooking/whats-in-season-sweet-potatouide-to-diabetes/enjoy-food/cooking-for-people-with-diabetes/seasonal-cooking/whats-in-season-sweet-potato

    Ngày tham khảo: 06/06/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người