YouMed

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì?

Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Phan Lê Nam
Tác giả: ThS.BS Phan Lê Nam
Chuyên khoa: Sản phụ khoa

Tiểu đường thai kỳ là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến đối với phụ nữ mang thai. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe cho mẹ và bé. Bên cạnh thuốc, thì vấn đề ăn uống cũng góp phần đáng kể vào việc giảm đường huyết. Vì thế, phụ nữ trong giai đoạn mang thai có thể phải chú ý đến chuyện tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì. Và lập kế hoạch cho những bài tập thể dục trong giới hạn cho phép.

Chế độ ăn tác động thế nào đến bệnh tiểu đường thai kỳ?

Hướng dẫn bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ tự chăm sóc bản thân là một việc quan trọng giúp kiểm soát bệnh. Bằng cách cung cấp thông tin về tự theo dõi lượng đường trong máu tại nhà, chế độ ăn uống và lời khuyên về lối sống lành mạnh sau khi sinh. Kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ là chìa khóa giúp cho thai kỳ được khỏe mạnh.

Trên thực tế, sự can thiệp trước tiên mà bạn nhận được là lời khuyên về chế độ ăn uống phù hợp nhất với mỗi cá nhân nếu có thể từ chuyên gia dinh dưỡng. Các phương pháp thay đổi lối sống có thể giúp kiểm soát hoàn toàn bệnh trong phần lớn các trường hợp. Liệu pháp ăn kiêng được đánh giá là nền tảng của điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ. 

Mục đích trước hết là để đạt được đường huyết trong giới hạn an toàn. Nhưng vẫn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai nhi và sức khỏe của bà mẹ. Và giảm nguy cơ gặp phải biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường thai kỳ

Mục đích thứ hai là ngăn ngừa sự tăng cân quá mức của người mẹ. Đặc biệt là ở những phụ nữ thừa cân hoặc tăng cân quá mức trong lúc mang thai.

Thực hiện chế độ ăn hợp ly góp phần kiểm soát đường huyết
Thực hiện chế độ ăn hợp ly góp phần kiểm soát đường huyết

Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì?

Thực hiện những thay đổi tuân theo một chế độ ăn uống tốt cho bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ giúp đạt được lượng đường trong máu thấp hơn. Trước hết, nên tránh nhóm thực phẩm chứa nhiều đường bao gồm:

  • Nước ngọt, rượu trái cây.
  • Bánh kẹo, thạch trái cây, sô cô la.
  • Đường cát, mật ong.
  • Thức ăn mang đi như bánh pizza, bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên.

Xem thêm: Bạn đã biết về chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ dưới đây?

Nghiên cứu cho thấy rằng một lượng nhỏ các loại thực phẩm kể trên có thể thêm vào bữa ăn. Khi đó, lượng đường trong máu không tăng đáng kể. Ngoài nhóm thực phẩm trên thì vẫn còn một vài nhóm thực phẩm khác người bị tiểu đường thai kỳ cũng nên hạn chế như:

  • Đồ uống từ trà, cà phê và nước ngọt có ga có chứa caffein. Một lượng lớn caffein có thể gây hại cho con bạn. Tốt nhất là không nên uống quá 2 đến 3 tách trà, cà phê hoặc đồ uống có ga mỗi ngày.
  • Hạn chế lượng chất béo bạn ăn. Đặc biệt là chất béo bão hòa (bơ thực vật, thịt mỡ, bánh ngọt chiên hay nướng). Thay vào đó, nên sử dụng một lượng nhỏ chất béo ‘lành mạnh’ như dầu ô liu, dầu hướng dương…
  • Tránh mua những sản phẩm đóng hộp hay chế biến sẵn.
Thực phẩm người bị tiểu đường thai kỳ cũng nên hạn chế
Thực phẩm người bị tiểu đường thai kỳ cũng nên hạn chế

Chế độ luyện tập dành cho người tiểu đường thai kỳ

Tầm quan trọng của tập thể dục

Ngoài việc quan tâm tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì thì một chế độ tập luyện phù hợp cũng là vấn đề quan trọng bạn cần quan tâm.

Tập thể dục thường xuyên cho phép cơ thể bạn sử dụng đường tích cực mà không cần dùng thêm thuốc. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải kiểm tra sức khỏe với bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu kế hoạch tập thể dục. Việc này giúp xác định mức độ hoạt động an toàn cho bạn và thai nhi trong suốt thai kỳ.

Hoạt động thể chất ở mức độ trung bình không giống với các hoạt động thường ngày như đi mua sắm, lau nhà hoặc rửa bát. Một số lời khuyên về chế độ luyện tập mà bạn có thể tham khảo như đi bộ, lớp học thể dục nhịp điệu trước khi sinh hoặc bơi lội.

Nên tránh các hoạt động cần giữ thăng bằng hay đứng nhiều. Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thường cần duy trì các bài tập thể dục thường xuyên.

Xem thêm: Bà bầu tụt huyết áp nên ăn gì mới tốt cho thai kỳ?

Hoạt động ở mức độ vừa phải với tình trạng sức khỏe của mẹ bầu tiểu đường thai kỳ
Hoạt động ở mức độ vừa phải với tình trạng sức khỏe của mẹ bầu tiểu đường thai kỳ

Lời khuyên cho bạn

Không có nguyên tắc cụ thể nào về thời gian hoạt động thể chất tốt nhất giúp một phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ kiểm soát bệnh. Điều này phụ thuộc vào mức độ hoạt động của bạn trước khi bạn mang thai. Và bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe nào khác hay không.

Một điều bạn cần chú ý là phản ứng của cơ thể với các hoạt động. Nếu bạn có thể nói chuyện dễ dàng trong khi vận động, thay vì phải thở hổn hển, mức độ gắng sức được xem là ổn. Ngược lại, nếu bạn không thể nói chuyện hoặc ho, khó thở, bạn cần giảm mức độ gắng sức. Bằng cách làm chậm lại hoặc tạm nghỉ.

Bạn nên mặc quần áo rộng rãi, nhẹ nhàng. Điều này sẽ không làm bạn đổ mồ hôi quá nhiều hoặc cảm thấy quá nóng. Nên uống nhiều nước trước, trong và sau hoạt động của bạn.

Nếu bạn cảm thấy chóng mặt, run tay chân hoặc mệt mỏi, bạn nên ngừng hoạt động ngay. Bạn nên chuẩn bị sẵn kẹo, nước ngọt hay viên đường có thể giúp bạn trong trường hợp vận động quá sức gây hạ đường huyết. Khám kiểm tra với bác sĩ khi bạn thấy lo lắng về bất cứ vấn đề gì.

Hi vọng bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi Tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn gì. Theo đó, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh là cần thiết. Bên cạnh đó cần kết hợp cùng chế độ tập luyện vừa sức. Điều này sẽ sẽ góp phần bảo vệ sức khoẻ của mẹ và bé tốt nhất trong thai kỳ. Ngoài ra, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn để nhận được lời khuyên cụ thể nhất.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Healthy Eating for Gestational Diabeteshttps://cdn.wchn.sa.gov.au/downloads/WCH/hospital-services/nutrition/women/healthy-eating-for-gestational-diabetes-vietnamese.pdf?mtime=20210324231944&focal=none

    Ngày tham khảo: 23/05/2021

  2. The management of gestational diabeteshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2672462/

    Ngày tham khảo: 23/05/2021

  3. Managing Gestational Diabeteshttps://www.nichd.nih.gov/sites/default/files/publications/pubs/Documents/managing_gestational_diabetes.pdf

    Ngày tham khảo: 23/05/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người