Tìm hiểu về bệnh bạch cầu ở trẻ em
Nội dung bài viết
Bạch cầu là gì?
Cơ thể sản xuất các tế bào bạch cầu giúp chống lại nhiễm trùng. Có nhiều tác nhân gây nhiễm trùng như: vi khuẩn, vi rút và nấm.
Có nhiều loại bạch cầu, mỗi loại có cơ chế hoạt động và tác dụng khác nhau, bao gồm:
- Bạch cầu đa nhân trung tính
- Bạch cầu đơn nhân
- Bạch cầu ái toan
- Bạch cầu ái kiềm
- Tế bào bạch huyết
Các bệnh liên quan đến số lượng bạch cầu
Nếu trẻ có quá ít hoặc quá nhiều bạch cầu, điều đó có nghĩa là:
-
Số lượng bạch cầu thấp (giảm bạch cầu)
Là tình trạng có quá ít bạch cầu lưu thông trong máu. Số lượng bạch cầu thấp trong thời gian dài làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do một số bệnh và vấn đề khác nhau.
-
Số lượng bạch cầu cao (tăng bạch cầu)
Là tình trạng có quá nhiều bạch cầu lưu thông trong máu, thường là do bị nhiễm trùng. Một số bệnh và tình trạng khác cũng có thể gây ra tình trạng này.
Các bệnh liên quan đến một loại bạch cầu cụ thể
-
Giảm bạch cầu đa nhân trung tính
Bạch cầu đa nhân trung tính là bạch cầu chống lại sự nhiễm trùng của nấm và vi khuẩn. Giảm bạch cầu đa nhân trung tính có thể do ung thư hoặc do các bệnh, rối loạn hoặc nhiễm trùng làm tổn thương tủy xương. Ngoài ra, một số loại thuốc và các bệnh hoặc tình trạng y khoa khác có thể gây giảm bạch cầu đa nhân trung tính.
-
Giảm bạch cầu lympho
Tế bào lympho là loại bạch cầu bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm vi-rút. Giảm bạch cầu có thể là kết quả của một hội chứng di truyền, có liên quan đến một số bệnh nhất định. Hoặc là tác dụng phụ của thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác.
-
Rối loạn bạch cầu đơn nhân
Bạch cầu đơn nhân giúp loại bỏ các mô chết hoặc bị hư hỏng và điều chỉnh phản ứng miễn dịch của cơ thể. Nhiễm trùng, ung thư, bệnh tự miễn dịch và các tình trạng khác có thể làm tăng số lượng bạch cầu đơn nhân. Số lượng giảm có thể là kết quả của chất độc, hóa trị và các nguyên nhân khác.
-
Tăng bạch cầu ái toan
Tăng bạch cầu ái toan có thể do nhiều tình trạng và rối loạn khác nhau, thường gặp nhất là do phản ứng dị ứng hoặc nhiễm ký sinh trùng.
-
Rối loạn bạch cầu ưa bazơ
Basophils chỉ chiếm một số lượng nhỏ các tế bào bạch cầu, nhưng chúng có vai trò trong việc chữa lành vết thương, nhiễm trùng và các phản ứng dị ứng. Số lượng bạch cầu ưa kiềm giảm có thể do phản ứng dị ứng hoặc nhiễm trùng. Số lượng gia tăng có thể do một số loại ung thư máu hoặc các rối loạn khác gây ra.
Có nhiều rối loạn liên quan đến các tế bào bạch cầu trong cơ thể. Các rối loạn này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm tiềm tàng. Nếu con bạn mắc phải tình trạng này, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tầm soát nguyên nhân gây ra và điều trị phù hợp.
Bác sĩ Đào Thị Thu Hương
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.