Tinh dầu trị rạn da và những lưu ý khi sử dụng
Nội dung bài viết
Rạn da là tình trạng tổn thương đứt gãy các mô liên kết dưới da do tăng cân quá nhanh. Các vết rạn da thường tự mờ đi theo thời gian. Mặc dù không có phương pháp điều trị nào giúp loại bỏ hoàn toàn các vết rạn da, nhưng vẫn có thể giúp giảm sự xuất hiện và kết cấu của chúng. Một trong những liệu pháp đó là sử dụng tinh dầu. Hãy cùng ThS.BS Nguyễn Thị Lệ Quyên tìm hiểu về tinh dầu trị rạn da thông qua bài viết dưới đây.
Rạn da là gì?
Rạn da là một dạng sẹo, hình thành khi da bị co giãn nhanh, dẫn đến đứt gãy collagen và elastin. Đây là các cấu trúc nâng đỡ da, giúp da đàn hồi và săn chắc.
Rạn da có thể gặp ở bất kì lứa tuổi nào. Nhưng có lẽ thấy rõ ràng nhất là ở phụ nữ mang thai, trẻ tuổi dậy thì, hoặc những người thừa cân béo phì. Rạn da thường xuất hiện nhiều nhất ở vùng mông, bụng, đùi… Mặc dù thường không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng vết rạn da thường khiến chúng ta mất tự tin khi diện đồ, khi chụp ảnh…
Vị trí thường gặp
Rạn da xuất hiện dưới dạng các đường màu đỏ hoặc tím, ban đầu hơi nhô lên. Sau đó chuyển sang màu trắng hoặc bạc và trở nên phẳng và sáng bóng theo thời gian. Phụ nữ dễ bị rạn da hơn nam giới và chúng thường phát triển ở các vị trí sau:
- Ngực.
- Mông.
- Hông.
- Đùi.
- Cánh tay trên.
Các nguyên nhân gây rạn da
Rạn da xảy ra thường do các nguyên nhân sau:
Trong thời kí mang thai, người mẹ tăng cân quá nhanh. Đồng thời, bụng phải tăng kích thước để tạo chỗ cho thai nhi, da bụng của mẹ bầu sẽ căng da. Ngoài ra, lượng hormon tăng đột biến khi mang thai cũng có thể làm suy yếu cấu trúc da và gây rạn. Rạn da chiếm 90% các nguyên nhân gây rạn da ở phụ nữ mang thai.
Trong thời kì phát triển vượt bậc của tuổi thanh thiếu niên. Cả nữ và nam khi phát triển nhanh quá mức đều có thể bị rạn da. Ngay cả những người tập thể hình thường có ít mỡ cũng sẽ hình thành vết rạn khi cơ bắp phát triển quá nhanh. Trẻ em cũng có khả năng bị rạn da nếu chiều cao hoặc cân nặng tăng nhanh ở tuổi dậy thì.
Nguy cơ rạn da cũng tăng lên nếu gia đình có tiền sử bị rạn da.
Ngoài ra, việc thoa hoặc uống corticosteroid trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây rạn da. Người mắc hội chứng Cushing, hội chứng Marfan hoặc hội chứng Ehler-Danlos (EDS) cũng dễ hình thành các vết rạn da hơn người bình thường.
Các loại tinh dầu có thể dùng để cải thiện tình trạng rạn da
Tinh dầu argan
Tinh dầu argan chiết xuất từ nhân hạt của cây Argan (tên khoa học là Argania spinosa spinosa L) có ở Ma-rốc (Morocco), châu Phi. Tinh dầu Argan có màu vàng trong và mùi thơm nhẹ. Đây là một loại tinh dầu tự nhiên giàu chất dinh dưỡng được dùng trong ẩm thực, chữa vết thương, giảm đau và mỹ phẩm dưỡng da. Ngoài ra, theo một nghiên cứu năm 2016, tinh dầu argan giúp tăng độ đàn hồi cho da. Các nhà nghiên cứu cho rằng nó có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm các vết rạn da.1
Dầu hạnh nhân đắng
Đây là một loại hạnh nhân khác với loại hạnh nhân ngọt mà chúng ta ăn.
Theo một nghiên cứu năm 2012 cho thấy tinh dầu hạnh nhân đắng có thể làm giảm các vết rạn da do mang thai. Các nhà nghiên cứu đã chia 141 phụ nữ thành 3 nhóm:2
- Nhóm 1: thoa tinh dầu hạnh nhân đắng kết hợp với xoa bóp.
- Nhóm 2: sử dụng tinh dầu hạnh nhân đắng mà không xoa bóp.
- Nhóm 3: nhóm đối chứng không sử dụng bất cứ liệu pháp nào.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng các vết rạn da chỉ phát triển ở 20% nhóm 1; 38,8% ở nhóm 2 và 41% ở nhóm đối chứng.
Như vậy sử dụng tinh dầu hãnh nhân đắng kết hợp với xoa bóp cho hiệu quả làm giảm rạn da đáng kể.
Tinh dầu cam đắng3
Tinh dầu cam đắng được chiết xuất từ vỏ của quả cam đắng.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng tinh dầu cam đắng có thể làm săn chắc và dưỡng da, cũng như ngăn ngừa tình trạng lão hóa da. Từ đó, có thể làm giảm sự xuất hiện của các vết rạn da.
Những người có làn da nhạy cảm có thể bị kích ứng khi sử dụng tinh dầu cam đắng. Ngoài ra, nó cũng có thể gây nhạy cảm với ánh sáng ở những người có làn da sáng.
Tinh dầu oải hương4
Tinh dầu hoa oải hương được biết đến nhiều nhất với đặc tính làm dịu làn da. Tinh dầu oải hương cũng có một số lợi ích khác, bao gồm cả việc chữa lành vết thương và hạn chế tình trạng rạn da.
Nghiên cứu được xuất bản năm 2016 báo cáo rằng tinh dầu hoa oải hương làm tăng sản xuất collagen và hình thành các mô liên kết mới. Từ đó, giúp chữa lành vết thương và làm giảm rạn da. Tuy nhiên, các nghiên cứu này được thực hiện trên chuột. Vì vậy các nghiên cứu thêm trên con người là cần thiết.
Tinh dầu hoắc hương5
Tinh dầu hoắc hương thường được sử dụng để cải thiện tâm trạng, nhưng nó cũng được biết đến với công dụng chữa lành vết thương và làm mờ sẹo, giảm rạn da.
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy tinh dầu hoắc hương có đặc tính chống oxy hóa. Đồng thời có thể thúc đẩy sự tổng hợp collagen, làm giảm vết rạn da.
Tinh dầu từ quả lựu và chiết xuất huyết rồng6
Tinh dầu quả lựu được cho là có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Tinh dầu này được chiết xuất từ hạt của quả lựu.
Nghiên cứu thực hiện năm 2017, phát hiện ra rằng một loại kem bao gồm tinh dầu quả lựu và chiết xuất huyết rồng (được làm từ nhựa cây cây huyết dụ), làm tăng độ đàn hồi và độ dày của da.
Những phát hiện này khiến các nhà nghiên cứu cho rằng sự pha trộn giữa tinh dầu quả lựu và chiết xuất huyết rồng có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu sự xuất hiện của các vết rạn da.
Cách sử dụng tinh dầu trị rạn da
Tinh dầu dùng để điều trị và phòng ngừa các bệnh về da thường dùng bằng cách thoa lên da. Tuy nhiên, nên trộn tinh dầu với dầu nền để tránh gây bỏng rát và kích ứng. Điều này đặc biệt quan trọng với những đối tượng có làn da nhạy cảm. Các loại tinh dầu nền dùng để pha trộn bao gồm:
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu trị rạn da
Tinh dầu trị rạn da có thể gây kích ứng hoặc phản ứng dị ứng. Đây được xem là những tác dụng phụ phổ biến nhất. Nếu xảy ra tình trạng trên, nên ngưng sử dụng tinh dầu. Hãy đến gặp bác sĩ nếu triệu chứng vẫn tiếp tục.7
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng tinh dầu. Đặc biệt nếu đang kết hợp với các thuốc hoặc phương pháp điều trị tại chỗ khác. Trên đây là những thông tin về các loại tinh dầu trị rạn da. Khi sử dụng các loại tinh dầu, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Đồng thời cần chú ý điều kiện sức khỏe của bản thân.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Preliminary study on the development of an antistretch marks water-in-oil cream: ultrasound assessment, texture analysis, and sensory analysishttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5019162/
Ngày tham khảo: 09/09/2022
-
The effect of bitter almond oil and massaging on striae gravidarum in primiparaous womenhttps://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1111/j.1365-2702.2012.04087.x
Ngày tham khảo: 09/09/2022
- An overview of Citrus aurantium used in treatment of various diseaseshttps://academicjournals.org/journal/AJPS/article-full-text-pdf/9BEC5249817
-
Wound healing potential of lavender oil by acceleration of granulation and wound contraction through induction of TGF-β in a rat modelhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4880962/
Ngày tham khảo: 09/09/2022
-
Inhibitory Effect of Hydroxysafflor Yellow A on Mouse Skin Photoaging Induced by Ultraviolet Irradiation.https://www.liebertpub.com/doi/abs/10.1089/rej.2013.1433?journalCode=rej
Ngày tham khảo: 09/09/2022
-
Improvement of skin condition in striae distensae: development, characterization and clinical efficacy of a cosmetic product containing Punica granatum seed oil and Croton lechleri resin extract.https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5338857/
Ngày tham khảo: 09/09/2022
-
What essential oils are good for preventing stretch marks?https://www.medicalnewstoday.com/articles/321595#takeaway
Ngày tham khảo: 09/09/2022