Tinh hoàn ở trẻ sơ sinh bên to bên nhỏ có phải là do bị bệnh?
Nội dung bài viết
Hiện nay, tinh hoàn trẻ sơ sinh bên to bên nhỏ là một hiện tượng khá phổ biến. Nếu các bậc phụ huynh nhận thấy hiện tượng này thì nên tìm hiểu các kiến thức cơ bản. Để phát hiện và đưa bé đến các cơ sở y tế điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bé sau này. Vậy hiện tượng tinh hoàn bên to bên nhỏ có sao không? Mời bạn cùng ThS.BS Trần Quốc Phong tìm hiểu thêm về tình trạng này qua bài viết sau đây.
Dấu hiệu của tinh hoàn không đều
Tinh hoàn không đều hoặc tinh hoàn lệch là kích thước tinh hoàn hai bên không bằng nhau. Có thể tinh hoàn bên to bên nhỏ hoặc bên cao bên thấp. Thậm chí một số người có một bên tinh hoàn chỉ bằng 2/3 bên kia.
Nguyên nhân của tình trạng tinh hoàn không đều có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Nếu do bệnh lý thì nguyên nhân thường do tinh hoàn một bên phát triển ngoài bìu. Đối với các trường hợp này cần can thiệp phẫu thuật ngay. Vì tinh hoàn lạc chỗ rất dễ bị tổn thương do nhiệt độ cơ thể quá nóng. Từ đó có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như vô sinh nam hoặc thậm chí là ung thư tinh hoàn.
Nếu tinh hoàn không đều mà không có thêm các triệu chứng bất thường nào khác thì đó chỉ là một tình trạng bình thường. Tuy nhiên, nếu tinh hoàn lệch kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như đau tinh hoàn, bìu sưng tấy, ửng đỏ hoặc tím… Thì nên đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh lý đang mắc phải nếu tinh hoàn ở trẻ sơ sinh bên to bên nhỏ?
Trên thực tế khá khó phát hiện tinh hoàn trẻ sơ sinh bên to bên nhỏ vì những lý do dưới đây:
- Bộ phận sinh dục của trẻ sơ sinh có kích thước rất nhỏ. Do đó sẽ khó phát hiện bất thường ở tinh hoàn. Ngoài ra, với tâm lý ngại cùng của các bậc phụ huynh khi đề cập đến bộ phận sinh dục; nên dễ dẫn đến sự chủ qua mà bỏ qua các triệu chứng của trẻ.
- Một số trẻ sinh ra không có tinh hoàn nên càng khó khăn hơn khi xác định.
Xem thêm: Chuyên gia y tế giải đáp: Viêm tinh hoàn có nguy hiểm không?
Tinh hoàn trẻ sơ sinh bên to bên nhỏ có thể liên quan đến một vài bệnh lý sau đây:
Tinh hoàn ẩn
Tinh hoàn ẩn là mối lo lắng hàng đầu ở trẻ sơ sinh. Đây là tình trạng tinh hoàn không xuống bìu mà nằm trong ổ bụng; gây tổn thương đến các chức năng sinh lý và sinh dục của bộ phận này. Triệu chứng rõ ràng nhất là sờ thấy tinh hoàn ngoài bìu.
Thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn là tình trạng các tạng trong ổ bụng hay mạc treo xuống vùng bẹn của trẻ sơ sinh theo ống bẹn. Triệu chứng điển hình là một bên bìu tinh hoàn bị phồng rộp, cứng, sưng và đau. Đối với trường hợp này thì phẫu thuật chính là phương pháp điều trị quan trọng nhất. Phẫu thuật sẽ giúp đóng lại ống bẹn để đưa các cấu trúc giải phẫu về trạng thái bình thường.
Tràn dịch tinh mạc
Tràn dịch tinh mạc ở trẻ em là tình trạng ống bẹn không được đóng lại. Điều này sẽ khiến dịch trong bụng tích tụ dần ở túi bìu. Từ đó sẽ làm cho tinh hoàn sưng nhưng không đau. Tình trạng này có thể tự biến mất. Nhưng phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ dịch thừa.
Biến chứng khi không điều trị tinh hoàn không đều
Nếu nam giới chủ quan không phát hiện sớm để điều trị những bất thường kịp thời; thì có thể sẽ dẫn đến những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống. Đặc biệt nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời tinh hoàn trẻ sơ sinh bên to bên nhỏ, có thể đây sẽ là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm; ảnh hưởng đến chức năng sinh sản cũng như tinh thần của trẻ sau này. Dưới đây là một số biến chứng nếu không điều trị hoặc điều trị chậm trễ tình trạng này:
Ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn thường hiếm gặp ở nam giới. Tuy nhiên không phải không có khả năng xảy ra. Nếu không may biến chứng thành ung thư thì cơ hội để điều trị sẽ khó thành công hơn. Nếu điều trị thành công thì nam giới cũng sẽ đối mặt với nguy cơ vô sinh cao hơn. Như vậy, nếu mắc phải tình trạng tinh hoàn không đều thì vẫn có khả năng sinh con. Tuy nhiên, nguy cơ bị ung thư tinh hoàn sẽ cao hơn.
Màng tinh hoàn bị tổn thương nghiêm trọng
Kích thước tinh hoàn không đều có thể dẫn đến tràn dịch màng tinh. Thậm chí có thể làm cho màng tinh hoàn bị tổn thương nặng. Khi đó, chất dịch, máu hoặc mủ tích tụ khiến bìu trở nên nặng và chảy xệ. Điều này sẽ khiến các đáng mày râu gặp khó khăn trong cuộc sống “chăn gối”.
Suy giảm chất lượng tinh trùng
Nếu tinh hoàn không đều không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những ảnh hưởng cho sức khỏe nam giới. Điển hình như nó có thể gây ra những tác động xấu như số lượng tinh trùng ít; cũng như chất lượng tinh trùng bị giảm.
Suy giảm ham muốn tình dục
Nếu nguyên nhân gây tinh hoàn không đều là do giãn tinh mạch thừng tinh; có thể khiến tinh hoàn suy kiệt không thể thực hiện các hoạt động sinh tinh. Từ đó sẽ khiến phái nam suy giảm ham muốn chuyện chăn gối, mất khoái cảm khi “yêu”.
Nguy cơ vô sinh – hiếm muộn
Nam giới khi mắc phải tình trạng tinh hoàn không đều dễ gặp tâm lý tự ti, sợ hãi bạn tình phát hiện ra những bất thường. Từ đó khiến các quý ông ngại giao hợp hơn, chất lượng cuộc sống tình dục suy giảm. Lâu dần có thể dẫn tới vô sinh – hiếm muộn ở nam giới.
Chẩn đoán và điều trị tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ sơ sinh
Chẩn đoán tinh hoàn trẻ sơ sinh bên to bên nhỏ
Để chẩn đoán bệnh, các chuyên gia nam khoa khuyên rằng các bậc phụ huynh có thể tự kiểm tra cho trẻ để phát hiện các dấu hiệu bất thường nếu có. Đa số các trường hợp được phát hiện khi phụ huynh không sờ thấy tinh hoàn của trẻ nằm trong bìu ở một bên hoặc ở cả hai bên.
Ngoài ra còn có thể thấy hai bìu không cân xứng hoặc cả hai bên bìu bị xẹp. Bên cạnh đó, các nữ hộ sinh hoặc các bác sĩ sản khoa có thể phát hiện tinh hoàn trẻ bất thường ngay khi trẻ được sinh ra. Do vậy nên đưa trẻ thăm khám thường xuyên bởi các bác sĩ Ngoại (tiết niệu nhi).
Bên cạnh việc phát hiện các bất thường bằng quan sát, một số phương pháp sau đây cũng giúp chẩn đoán tinh hoàn trẻ sơ sinh bên to bên nhỏ:
- Siêu âm là phương pháp có giá trị để chẩn đoán trong hầu hết các trường hợp tinh hoàn ẩn.
- Chụp cắt lớp vi tính (chụp MRI) và nội soi ổ bụng giúp chẩn đoán đối với các trường hợp không sờ được tinh hoàn trong ống bẹn; hoặc siêu âm không thấy tinh hoàn.
- Một số xét nghiệm khác có thể được chỉ định như xét nghiệm nhiễm sắc thể với các trường hợp không xác định được giới tính ở trẻ; xét nghiệm nội tiết tố hay các chất chỉ điểm khối u…
Điều trị tinh hoàn trẻ sơ sinh bên to bên nhỏ
Phương pháp điều trị thông thường nhất chính là phẫu thuật. Việc này sẽ giúp đưa tinh hoàn xuống bìu và cố định tinh hoàn trong bìu. Đây là một phẫu thuật đơn giản với tỷ lệ thành công cao.
Thời điểm lý tưởng nhất để thực hiện phẫu thuật là 6 – 12 tháng tuổi. Vì phẫu thuật trong giai đoạn này sẽ giúp cải thiện các chức năng của tinh hoàn tốt nhất và giảm tỷ lệ ung thư hóa.
Bên cạnh đó, còn có một số phương pháp khác để điều trị tình trạng này như sử dụng thuốc, liệu pháp hormone. Tuy nhiên, các phương pháp này thường không hữu ích bằng phẫu thuật.
Xem thêm: Phẫu thuật tinh hoàn ẩn và những điều bạn cần biết
Tinh hoàn trẻ sơ sinh bên to bên nhỏ là bất thường ở bộ phận sinh dục của bé trai. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến tinh hoàn bị mất chức năng. Thậm chí có thể gây ung thư tinh hoàn. Do đó, các bậc phụ huynh cần có những kiến thức cơ bản về bệnh để có thể phát hiện và đưa bé đến khám bác sĩ kịp thời. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã có thêm những thông tin bổ ích về tình trạng này. Nếu các bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc cần tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
5 Things to Know If Your Baby’s Testicle Hasn’t Droppedhttps://health.clevelandclinic.org/6-things-know-son-missing-testicle/
Ngày tham khảo: 18/08/2021