Say cà phê: Cách xử trí như thế nào cho hiệu quả?
Nội dung bài viết
Ngày nay, cà phê trở thành một thức uống không thể thiếu đối với mọi người. Nó giúp chúng ta tỉnh táo hơn để làm việc, cảm thấy có năng lượng hơn trong các hoạt động. Tuy nhiên, có những lúc tác động động của cà phê làm cho chúng ta rất mệt mỏi. Tình trạng này là gì? triệu chứng ra sao? và chúng ta cần làm gì trong tình huống này?
Tình trạng say cà phê là gì?
Say cà phê hay trong thuật ngữ y khoa được gọi là ngộ độc. Đây là tình trạng mà hệ thống thần kinh trung ương bị kích thích quá mức. Gây ra bởi một liều lượng cao Caffeine. Caffeine thực chất là một gây nghiện và có thể gây suy giảm về thể chất, tâm thần và tâm thần vận động.
Cà phê là nguồn phổ biến nhất chứa một lượng lớn caffeine. Các nguồn caffeine khác có thể là trà, nước tăng lực, soda, sô cô la, thuốc giảm đau và thuốc chữa cảm lạnh. Caffeine thường được được sử dụng để cải thiện tâm trạng, sự tập trung, sự tỉnh táo và chức năng nhận thức. Mặc dù nhiễm độc caffeine thường không kéo dài hơn một ngày, nhưng liều rất cao có thể cần tới bệnh viện ngay lập tức vì dễ gây tử vong.
Tình trạng phổ biến nhất của nhiễm độc caffeine là ảnh hưởng vào giấc ngủ.
Triệu chứng của ngộ độc cà phê
Một số loại triệu chứng xảy ra với tình trạng này. Các triệu chứng này có thể không quá nghiêm trọng và bạn có thể tự tìm cách cải thiện. Ví dụ: bạn có thể trải nghiệm:
- Chóng mặt, cảm giác lâng lâng.
- Nói nhanh, nói nhiều hơn, cảm giác chủ quan về các suy nghĩ đang chạy đua trong đầu.
- Bồn chồn, bứt rứt.
- Tăng nhịp tim.
- Tiêu chảy.
- Đi tiểu nhiều lần.
- Cảm giác khát nước.
- Mất ngủ.
- Đau đầu.
- Sốt nhẹ.
- Dễ cáu gắt.
Các triệu chứng khác nghiêm trọng hơn và cần tới gặp bác sĩ ngay lập tức bao gồm:
- Khó thở.
- Nôn.
- Ảo giác.
- Lơ mơ.
- Đau hoặc tức ngực.
- Nhịp tim không đều hoặc nhanh quá mức.
- Cử động cơ bắp không kiểm soát.
- Cơn co giật.
Em bé cũng có thể bị ngộ độc caffeine. Điều này có thể do mẹ uống nhiều caffeine và chất này vào sữa. Một số triệu chứng nhẹ bao gồm buồn nôn và cơ liên tục căng giãn. Các dấu hiệu nghiêm trọng hơn có thể bao gồm nôn mửa, thở nhanh và sốc. Nếu một đứa trẻ đang gặp phải những triệu chứng này, hãy tới bác sĩ ngay lập tức để chẩn đoán và điều trị.
Làm gì khi bị nhiễm độc cà phê?
Thời gian bán hủy của một loại thuốc là mất bao lâu để một nửa lượng thuốc rời khỏi cơ thể. Thời gian bán hủy của caffeine là 3 đến 5 giờ. Đối với những người xuất hiện các triệu chứng không đáng lo ngại, chẳng hạn như cảm thấy bồn chồn hoặc mất nước. Những tác dụng này thường sẽ biến mất trong vòng 3 đến 5 giờ.
Trong trường hợp các triệu chứng nhẹ, có thể thực hiện các bước sau tại nhà:
- Không uống thêm caffeine.
- Uống thêm nước để bù nước.
- Đi bộ để sử dụng bớt năng lượng và giảm cảm giác bồn chồn.
- Đối với những người quá khó chịu với tác dụng của cà phê, có thể sử dụng thêm than hoạt tính. Than hoạt tính có thể ngăn không cho hấp thụ thêm caffeine vào ruột. Và trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng như lơ mơ, co giật,… thì phải nhập viện ngay lập tức.
Uống cà phê như thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe?
Tiêu thụ thường xuyên liều cao caffeine có thể gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài, bao gồm:
- Viêm loét dạ dày.
- Khó ngủ.
- Lo âu và trầm cảm.
Những người tiêu thụ caffeine thường xuyên phát triển khả năng dung nạp một số tác dụng phụ của nó. Uống cà phê điều độ cũng có thể có lợi cho sức khỏe. Nhưng điều quan trọng phải biết uống cà phê một cách hợp lý.
Nên sử dụng cà phê nguyên chất
Lựa chọn loại cà phê nguyên chất và không lẫn phụ gia. Như các loại tạp chất như đậu rang, bắp rang, cơm cháy rang hay các phụ phẩm khác. Việc uống phải loại cà phê có các loại phụ gia này gây hại cho sức khỏe.
Hạn chế thêm đường khi uống cà phê
Nghe có vẻ khó khăn cho những người không thích vị đắng. Nhưng thực chất, khi thêm đường vào cà phê, thì sẽ làm hấp thu đường nhanh hơn cả cà phê.
Uống một li cà phê mỗi ngày
Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày chỉ nên sử dụng 400mg cà phê. Việc sử dụng đều đặn lượng cà phê như vậy sẽ mang lại một lợi ích cho người sử dụng.
Uống cà phê sau ăn
Rất nhiều người có thói quen uống cà phê vào buổi sáng trước khi ăn. Tốt nhất là uống cà phê sau ăn khi bụng đã có thức ăn lót dạ. Caffeine có thể kích thích cơ thể giải phóng đường vào máu. Nó kích thích tuyến tụy xuất ra insulin. Dạ dày trống có thể làm giảm lượng đường trong máu và khiến bạn thèm đường nhiều hơn. Chưa kể việc uống cà phê khi dạ dày trống dễ làm tăng nguy cơ loét dạ dày.
Tuy nằm trong nhóm chất gây nghiện, nhưng thực chất không có hại nếu biết sử dụng đúng cách. Việc sử dụng cà phê đều đặn và đúng cách không những mang lại một tinh thần sảng khoái, năng lượng tràn trề để làm việc. Mà nó con mang lại những lợi ích đang kể cho sức khỏe đã được khoa học chứng minh.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Caffeine Overdose: How Much Is Too Much?https://www.healthline.com/health/caffeine-overdose
Ngày tham khảo: 23/12/2019