Tỏi và bệnh cảm cúm: Tăng cường khả năng miễn dịch
Nội dung bài viết
Trong tình hình bùng phát dịch vi rút Corona như hiện nay, vấn đề phòng ngừa và tăng cường miễn dịch cho cơ thể là hết sức quan trọng. Một trong những phương pháp nghe có vẻ “dân gian” đó là ăn tỏi. Tỏi và bệnh cảm cúm có thực sự hữu ích đối với bệnh cảm cúm? Ăn bao nhiêu tỏi là đủ và ăn như thế nào? Hãy cùng YouMed tìm hiểu về đề tài Tỏi và bệnh cảm cúm nhé.
Tỏi đã được sử dụng qua hàng thế kỷ như là một nguyên liệu thực phẩm và là một bài thuốc. Thực tế thì ăn tỏi có thể đem lại khá nhiều lợi ích về sức khỏe. Các lợi ích này bao gồm giảm nguy cơ tim mạch, cải thiện sức khỏe tinh thần và tăng cường miễn dịch.
1. Tỏi có thể đẩy mạnh chức năng miễn dịch của cơ thể
Trong thành phần của tỏi có những chất giúp hệ miễn dịch đánh bại vi khuẩn. Tỏi có chứa hợp chất gọi là alliin. Khi ta nghiền hay nhai tỏi, chất này chuyển thành allicin.
Chính allicin là chất khiến cho tỏi có mùi vị khá đặc trưng. Ngoài ra allicin có thể chuyển hóa thành những thành phần có tác dụng chữa bệnh.
Những thành phần này khuếch đại các đáp ứng chống lại bệnh tật của các tế bào bạch cầu trong cơ thể. Các tế bào này rất quan trọng khi virus xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt là các virus gây cảm lạnh hoặc cảm cúm.
Mùa thu đông thời tiết se lạnh sẽ dễ khiến bạn mắc bệnh cảm cúm. Cảm cúm có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày nhưng các triệu chứng gây ra thường rất khó chịu. Vì vậy, bạn nên chủ động phòng ngừa với một lối sống lành mạnh để hạn chế tối đa việc nhiễm cảm cúm trong mùa lạnh. Những thông tin cần thiết được chia sẻ trong bài viết: “Cảm cúm: Dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng ngừa khi thời tiết se lạnh“
2. Tỏi và bệnh cảm cúm phương pháp điều trị
- Tỏi là một phương pháp điều trị đầy hứa hẹn để ngừa cảm cúm.
- Các nghiên cứu cho thấy tỏi làm giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như giảm thời gian bị bệnh. Ngoài ra, tỏi còn làm giảm độ nặng của các triệu chứng.
- Nếu bạn là người hay bị cảm cúm, ăn tỏi có thể giúp giảm các khó chịu của bệnh và hoàn toàn có thể giúp phòng ngừa bệnh.
- Tuy nhiên, vẫn chưa rõ là ta nên ăn tỏi mỗi ngày, hay là khi nào bệnh rồi mới ăn cũng được.
- Ăn tỏi thường xuyên giúp phòng ngừa bệnh cảm cúm. Nếu chẳng may mắc bệnh, ăn tỏi có giúp giảm độ nặng của bệnh và giúp bạn hồi phục nhanh hơn.
>> Xem thêm: Quế chi: vị thuốc quen thuộc chữa cảm cúm
3. Làm cách nào để tối đa hóa lợi ích của tỏi?
Cách mà tỏi được chế biến hay chuẩn bị sẽ ảnh hưởng đến lợi ích về mặt sức khỏe của tỏi.
Dưới tác động của nhiệt, các tác dụng có ích của tỏi có thể bị mất đi.
Một nghiên cứu cho thấy chỉ cần 60 giây trong lò vi sóng hoặc 45 phút trong lò nướng đã có thể làm mất chức năng của tỏi.
Tuy nhiên, chú ý là nếu nghiền tỏi và để đó trong 10 phút trước khi nấu ăn có thể ngăn chặn được sự mất mát này.
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có thể bù đắp lại các lợi ích mất đi qua quá trình nấu nướng bằng cách gia tăng lượng tỏi sử dụng.
Sau đây là một số cách tối đa hóa lợi ích của tỏi:
- Nghiền hoặc thái tỏi trước khi ăn. Điều này giúp gia tăng lượng allicin.
- Trước khi nấu ăn với tỏi, giã tỏi và để đó trong 10 phút.
- Dùng lượng nhiều tỏi – hơn 1 tép tỏi trong 1 bữa ăn.
4. Chế phẩm bổ sung làm từ tỏi
Một cách dễ dàng để gia tăng lượng tỏi đưa vào cơ thể đó là sử dụng chế phẩm bổ sung.
Tuy nhiên, hãy cẩn thận, vì không có một tiêu chuẩn quy định nào về chế phẩm bổ sung làm từ tỏi.
Điều đó có nghĩa là hàm lượng và chất lượng allicin trong các sản phẩm này có thể thay đổi khác nhau. Vì vậy lợi ích sức khỏe của chúng cũng không giống nhau.
4.1 Bột tỏi
Bột tỏi được làm tỏi tươi, băm nhuyễn và phơi khô. Nó không có chứa allicin, nhưng vẫn được cho là có lợi ích mà allicin đem lại.
Bội tỏi được xử lý ở nhiệt độ thấp, và có thể đưa vào dạng thuốc viên. Nhờ đó mà nó được bảo vệ khỏi tác động của axit dạ dày.
Tuy nhiên, chưa rõ là có bao nhiêu allicin tìm thấy được trong bột tỏi. Con số này thay đổi tùy vào thương hiệu và chế phẩm khác nhau.
4.2 Chiết xuất tỏi già
Khi tỏi sống được thái nhỏ và bảo quản trong 15-20% ethanol trong vòng 1 năm rưỡi, nó trở thành chiết xuất tỏi già.
Loại chế phẩm bổ sung này không có chứa allicin, nhưng vẫn giữ được các đặc điểm trị liệu của tỏi. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy lợi ích chống lại cảm cúm khi sử dụng chiết xuất tỏi già.
4.3 Dầu tỏi
Dầu tỏi cũng là một chế phẩm bổ sung hiệu quả. Nó được tạo ra bằng cách cho tỏi tươi vào trong dầu đun nóng. Bạn có thể dùng trực tiếp cùng bữa ăn, hoặc dùng dưới dạng thuốc viên.
Tuy nhiên, cần chú ý là một số nghiên cứu trên động vật cho thấy dầu tỏi gây độc cho loài chuột khi dùng liều cao và trong một số trường hợp nhất định.
Đã có vài trường hợp ngộ độc dầu tỏi tự làm tại nhà. Vì vậy nếu bạn muốn tự làm, cần đảm bảo rằng thực phẩm được bảo quản bằng các phương pháp thích hợp.
5. Bạn nên ăn bao nhiêu tỏi trong 1 ngày?
Lượng tỏi tối thiểu có hiệu quả đó là 1 nhánh tỏi/ lần x 2-3 lần/ngày.
Bạn cũng có thể dùng chiết xuất tỏi già. Trong trường hợp đó thì số lượng bình thường là 600 đến 1200 mg/ngày.
Dùng quá nhiều chế phẩm bổ sung từ tỏi có thể gây ngộ độc. Vì vậy đừng ăn vượt quá lượng cho phép.
6. Những cách khác để tăng cường chức năng miễn dịch
Sau đây là 5 cách khác giúp tăng cường miễn dịch, tránh được bệnh cảm cúm:
- Dùng men vi sinh: Men vi sinh giúp bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột, tăng cường sức mạnh cho hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng: Chế độ ăn là rất quan trọng. Đạt cân bằng dinh dưỡng sẽ đảm bảo cho hệ thống miễn dịch hoạt động tốt.
- Không hút thuốc lá: Thuốc lá làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến cho bạn dễ mắc bệnh hơn.
- Tránh uống nhiều bia rượu: Uống rượu bia quá mức được cho là làm tổn thương hệ miễn dịch.
- Bổ sung kẽm: Uống thuốc bổ sung kẽm trong vòng 24 tiếng sau khi bắt đầu cảm lạnh có thể giúp giảm thời gian bệnh.