YouMed

Liệu bạn đã biết những triệu chứng nhiệt miệng sau đây?

Bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc
Tác giả: Bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc
Chuyên khoa: Răng - Hàm - Mặt

Bệnh nhiệt miệng là căn bệnh không gây nguy hiểm và có thể tự khỏi trong khoảng từ 1-2 tuần. Tuy nhiên, những triệu chứng của nhiệt miệng có thể đem lại những khó khăn, rắc rối trong sinh hoạt hằng ngày của bạn như ăn uống, giao tiếp,… Cùng Bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc tìm hiểu kĩ hơn về triệu chứng nhiệt miệng, dấu hiệu nhận biết và một số cách chữa trị tình trạng này qua bài viết sau đây!

Tổng quan về tình trạng nhiệt miệng

Nhiệt miệng hay còn gọi là vết loét áp tơ. Đây là một vết thương hở nhỏ, nông xuất hiện trong khoang miệng; gây rát, khó chịu cho việc ăn uống và giao tiếp. Dấu hiệu của nhiệt miệng bao gồm loét nhiệt miệng có hình tròn, màu trắng hoặc màu xám, có cạnh hoặc viền màu đỏ.

Nguyên nhân chính xác của vết loét miệng vẫn chưa rõ ràng. Một số nguyên nhân có thể gây ra vết loét bao gồm:

  • Có tác động mạnh vào phần khoang miệng do đánh răng quá kỹ, ma sát khi chơi thể thao,…
  • Kem đánh răng và nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate.
  • Nhạy cảm với một số thực phẩm như sôcôla, cà phê, dâu tây, trứng, hạt, pho mát và thực phẩm cay hoặc có tính axit.
  • Chế độ ăn uống thiếu vitamin B12, kẽm, folate (axit folic) hoặc sắt.
  • Do sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc do căng thẳng cảm xúc.

Xem thêm: Làm thế nào để chữa nhiệt miệng cho trẻ?

Triệu chứng nhiệt miệng
Rối loạn nội tiết tố gây căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân của nhiệt miệng

Triệu chứng nhiệt miệng là gì?

Dấu hiệu của nhiệt miệng xuất hiện khi các vết loét có hình tròn hoặc bầu dục màu trắng đục hoặc vàng; có viền đỏ có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Các vết loét hình thành bên trong vòm miệng, trên hoặc dưới lưỡi, bên trong má hoặc môi, ở gốc nướu hoặc trên vòm miệng mềm của bạn.

Dấu hiệu của nhiệt miệng còn bao gồm cảm giác ngứa ran hoặc bỏng rát trong một hoặc hai ngày trước khi vết loét nhiệt miệng xuất hiện. Có một số loại vết loét bao gồm các vết loét lớn và nhỏ.

  • Các vết loét nhỏ là triệu chứng nhiệt miệng phổ biến nhất: Có hình bầu dục với một cạnh màu đỏ, các vết loét nhỏ này thường nhanh lành mà không để lại sẹo trong một đến hai tuần.
  • Các vết loét lớn ít phổ biến hơn: Có kích thước rộng hơn và sâu hơn các vết loét nhỏ. Những vết loét này có thể đem đến cảm giác cực kỳ đau đớn, mất đến sáu tuần để chữa lành và có thể để lại sẹo.
Triệu chứng nhiệt miệng
Xuất hiện các vết loét nhỏ bên trong miệng khi bị nhiệt miệng

Trong một số trường hợp, các dấu hiệu của nhiệt miệng khác cũng có thể xuất hiện, bao gồm:

Nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì?

Nếu nhiệt miệng tiếp tục kéo dài, hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm, có thể là dấu hiệu của những căn bệnh tiềm ẩn dưới đây:

  • Nhiễm vi-rút như vi-rút mụn rộp hoặc bệnh thủy đậu.
  • Thiếu sắt.
  • Thiếu vitamin B12.
  • Bệnh Crohn.
  • Bệnh Celiac.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu do HIV hoặc Lupus.
  • Viêm khớp phản ứng.

Biến chứng nguy hiểm của nhiệt miệng

Nhiệt miệng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: khó chịu, đau rát khi giao tiếp, đánh răng hoặc ăn uống, gây mệt mỏi. Ngoài ra, vết loét còn có thể lan ra bên ngoài miệng và gây sốt viêm mô tế bào.

Bạn hãy liên hệ gặp bác sĩ nếu vết loét nhiệt miệng không có dấu hiệu thuyên giảm; kéo dài và các phương pháp điều trị tại nhà đều không hiệu quả. Nhiễm trùng do vi khuẩn có thể lây lan và tạo ra các vấn đề khác nghiêm trọng hơn. Vì vậy điều quan trọng là cần phải nhanh chóng ngăn chặn vi khuẩn có thể gây ra vết loét.

Khi bị nhiệt miệng cần làm gì?

Nhiệt miệng là căn bệnh không gây nguy hiểm, có thể tự khỏi sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, những triệu chứng nhiệt miệng đi kèm có thể gây ra cảm giác đau rát, khó chịu trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Chính vì thế khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu nhiệt miệng, bạn có thể hoàn toàn áp dụng các phương pháp điều trị an toàn tại nhà sau đây:

Sử dụng thuốc bôi dạng gel

Đây là một lựa chọn tối ưu. Với dạng gel mỏng, nhẹ tạo lớp màn bảo vệ, bám dính tốt; gây tê tại chỗ, giảm đau và làm dịu vết loét nhanh chóng. Đồng thời thuốc dạng gel cũng ngăn chặn các yếu tố tác động bên ngoài.

Gel bôi nhiệt miệng kết hợp với Lidocain có tác dụng giảm đau và hỗ trợ kháng viêm, hạn chế nhiễm trùng, rút ngắn thời gian điều trị, sử dụng an toàn cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi. Bạn cần đi khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng loại thuốc này.

Xem thêm: Top 5 loại thuốc bôi nhiệt miệng cho trẻ em hiệu quả

Có chế độ ăn uống đầy đủ, khoa học

Bổ sung vitamin qua các loại thực phẩm giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh như: các loại vitamin C, vitamin B6, vitamin B12, kẽm, acid folic… hạn chế các loại thức ăn cay, nóng hoặc có chứa axit như dứa, bưởi,…

Triệu chứng nhiệt miệng
Khi nhiệt miệng, bạn cũng cần bổ sung cho cơ thể các thực phẩm giàu vitamin như trái cây và rau củ

Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Đánh răng đúng cách và đều đặn mỗi ngày, súc miệng bằng nước muối sinh lý 3 lần/ ngày nhằm ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh trong miệng.

Ngoài ra bạn cũng cần tập luyện thể dục, thể thao duy trì lối sống lành mạnh, cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh tình trạng cơ thể căng thẳng, mệt mỏi.

Xem thêm: Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả tại nhà có thể bạn chưa biết

Tóm lại, nhiệt miệng là căn bệnh không gây nguy hiểm nhưng những dấu hiệu của nhiệt miệng có thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Vì thế hãy duy trì cho bản thân lối sống khoa học, lành mạnh để phòng tránh nhiệt miệng và các căn bệnh tiềm ẩn khác! Đồng thời, khi phát hiện các triệu chứng nhiệt miệng, bạn cần chú ý và đi khám bệnh khi cần thiết.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Canker sorehttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/canker-sore/symptoms-causes/syc-20370615

    Ngày tham khảo: 01/08/2021

  2. Canker sorehttps://www.healthline.com/health/canker-sores#complications

    Ngày tham khảo: 01/08/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người