YouMed

Những triệu chứng tăng huyết áp dễ gây nhầm lẫn

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Tăng huyết áp là một bệnh lý khá nguy hiểm và thường gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên bệnh thường không có triệu chứng gì hoặc có một số triệu chứng mơ hồ. Vì thế chúng ta phải cảnh giác trước các triệu chứng tăng huyết áp dễ gây nhầm lẫn. Trên thực tế có rất nhiều người bị tăng huyết áp nhiều năm mà không hề hay biết. Chính vì thế tăng huyết áp được xem là “kẻ giết người thầm lặng”. Hãy cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô tìm hiểu rõ hơn triệu chứng tăng huyết áp tại bài viết này nhé!

Tăng huyết áp là bệnh gì?

Tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính. Chúng xảy ra khi áp lực tác động của máu lên thành động mạch tăng cao. Nếu để tình trạng tăng huyết áp kéo dài chúng sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.

Tăng huyết áp là bệnh lý không thể chủ quan
Tăng huyết áp là bệnh lý không thể chủ quan

Tăng huyết áp được chia ra làm nhiều loại bao gồm:

  • Tăng huyết áp vô căn: Hay còn gọi tăng huyết áp nguyên phát, loại này thường gặp nhất. không có nguyên nhân cụ thể.
  • Tăng huyết áp thứ phát: Là do bệnh lý khác ảnh hưởng đến huyết áp như bệnh thận, bệnh lý nội tiết…
  • Tăng huyết áp tâm thu: Chỉ có huyết áp tâm thu tăng còn huyết áp tâm trương bình thường.
  • Tăng huyết áp tâm trương: Chỉ có huyết áp tâm trương tăng còn huyết áp tâm thu bình thường.
  • Tăng huyết áp khi mang thai: Bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật.

Triệu chứng của bệnh tăng huyết áp

Đa phần các triệu chứng của tăng huyết áp khá mờ nhạt. Vì thế ta phải cảnh giác trước triệu chứng tăng huyết áp dễ gây nhầm lẫn. Bệnh tăng huyết áp diễn tiến chậm. Khi tăng huyết áp chưa có biến chứng lên các cơ quan thường bệnh nhân không có triệu chứng. Việc phát hiện bệnh có thể qua các lần khám sức khoẻ hay bệnh nhân đến khám vì một bệnh khác.

Tuy nhiên cũng có triệu chứng điển hình của người tăng huyết áp như:

  • Đau đầu, hoa mắt, ù tai, mất thăng bằng.
  • Thở nông.
  • Chảy máu mũi.
  • Tim đập nhanh, khó thở.
  • Chóng mặt.
  • Mắt nhìn mờ.
  • Mặt đỏ, buồn nôn, ói mửa.
  • Tiểu máu.
  • Mất ngủ.

Những ai có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp

Bên cạnh những triệu chứng của tăng huyết áp bạn cũng cần biết những ai là đối tượng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp để chủ động trong việc theo dõi tình trạng sức khoẻ.

Ai là đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp?
Ai là đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp?
  • Yếu tố di truyền: Những người có bố hoặc mẹ bị tăng huyết áp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác.
  • Tuổi: Lớn hơn 60, khi tuổi càng cao thì thành mạch bị xơ cứng, giảm sự đàn hồi. Điều này dẫn đến áp lực trong mạch máu tăng, dẫn đến huyết áp tăng.
  • Người có bệnh lý đái tháo đường.
  • Những người bị rối loạn mỡ máu: Khi mỡ trong máu cao hệ thống động mạch là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Chúng luôn chịu áp lực lớn nên dẫn đến xơ vữa; giảm đàn hồi, dẫn đến việc tăng huyết áp.
  • Hút thuốc lá, uống rượu bia cũng ảnh hưởng đến việc bị tăng huyết áp.
  • Chế độ ăn nhiều muối: Khoảng 60% bệnh nhân ăn nhiều muối có liên quan đến việc tăng huyết áp. Ăn mặn bị tăng huyết áp là lời cảnh báo mà chúng ta thường nghe. Điều này không phải không có cơ sở. Lượng muối khuyến cáo trong bữa ăn của người bị bệnh tăng huyết áp là không vượt qua 6 gam một ngày. Chính vì thế chế độ ăn nhạt được xem là một cách phòng tránh bệnh tăng huyết áp.
  • Sự thừa cân béo phì.
  • Chế độ sinh hoạt không hợp lý. Một cuộc sống tĩnh lặng; lười vận động dễ dẫn đến thừa cân và tăng nguy cơ bị bệnh tăng huyết áp. Những người vận động nhiều sẽ tăng cường qua trình tiêu thụ cholesterol. Chính vì thế bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày trong một tuần.
  • Sự căng thẳng, lo âu.

Khi nào cao huyết áp nên đến gặp bác sĩ

Khi có những dấu hiệu cao huyết áp dưới đây, bạn không nên tự ý tiếp tục dùng thuốc tại nhà. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến ngay bệnh viện để được hỗ trợ:

  • Bạn có các triệu chững của cao huyết áp như: Chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn…. mà kết quả đo huyết áp lại bình thường. Trường hợp này bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị hợp lý.
  • Khi chỉ số huyết áp đo được quá cao hoặc quá thấp, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay.
  • Đối với những người bị cao huyết áp không nên tự uống thuốc tại nhà; hay tự động ngưng thuốc. Mọi người nên đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc một cách hợp lý.
Những triệu chứng tăng huyết áp cần chú ý thăm khám sớm
Những triệu chứng tăng huyết áp cần chú ý thăm khám sớm

Xử trí khi bị cao huyết áp

Khi bạn bị tăng huyết áp đột ngột cần phải xử trí kịp thời. Điều này sẽ giúp tránh được các biến chứng nguy hiểm. Trong thời gian chờ bác sĩ đến khám hay trong thời gian đến bệnh viện, nên thực hiện các bước sau:

  • Cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tại chỗ, thả lỏng cơ thể, hít thở đều.
  • Nếu có máy đo huyết áp tại nhà thì nên đo cho người bệnh.
  • Nếu chỉ số huyết áp lớn hơn 180 mmHg thì cho bệnh nhân uống 1 viên hạ áp nhanh nếu có sẵn thuốc.
  • Nếu tại nhà không có thuốc hạ huyết áp thì nên cho bệnh nhân uống các loại nước rau cần tây, các loại cải…

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn các thông tin cơ bản về triệu chứng tăng huyết áp. Cũng như các thông tin cần thiết về những người có nguy mắc bệnh tăng huyết áp. Nếu bạn có dấu hiệu kể trên hãy đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được thăm khám kịp thời và tránh nhầm lẫn với bệnh lý khác nhé.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Khuyến cáo về chần đoán và điều trị tăng huýet áphttp://vnha.org.vn/data/Khuyen-Cao-THA-2018.pdf

    Ngày tham khảo: 03/08/2021

  2. Châu Ngọc Hoa. Triệu chứng tăng huyết áp, Sách triệu chứng học nội khoa, Đại Học Y Dược TPHCM.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người