YouMed

Bác sĩ giải đáp: Tụt huyết áp có nên uống nước đường không?

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Tụt huyết áp là một bệnh lý tim mạch khá phổ biến. Chúng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như tính mạng người bệnh. Chúng ta thường hay bắt gặp các trường hợp khi có một người bị tụt huyết áp, mọi người thường khuyên uống nước đường ngay. Vậy điều đó đúng hay sai? Tụt huyết áp có nên uống nước đường không? Bài viết dưới đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Tụt huyết áp là gì?

Huyết áp được xem là một thông số giúp đánh giá tình trạng sức khoẻ của con người. Chỉ số huyết áp ổn định sẽ phản ánh việc tim bơm máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể một cách đều đặn.

Đối với người bình thường chỉ số huyết áp sẽ dao động từ 90 đến 120 đối với huyết áp tâm thu và 60 đến 80 đối với huyết áp tâm trương. Chỉ số huyết áp thường dao động trong ngày. Vậy tụt huyết áp được xác định khi chỉ số huyết áp nhỏ hơn 90/60 mmHg. Với huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg.

Xem thêm: Bạn đã biết thế nào là huyết áp bình thường, huyết áp bất thường?

tụt huyết áp có nên uống nước đường không
Máy đo huyết áp cho thấy chỉ số của tình trạng tụt huyết áp

Biểu hiện khi bị tụt huyết áp

Những người bị tụt huyết áp đột ngột có thể có các biểu hiện sau:

  • Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi, nặng hơn có thể gây ngất xỉu.
  • Da nhợt nhạt, lạnh ẩm.
  • Đau đầu nhiều.
  • Giảm trí nhớ, mất tập trung.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Mờ mắt.
  • Khó thở, nặng ngực, nhịp tim nhanh.
  • Có cảm giác khát nước.
tụt huyết áp có nên uống nước đường không
Những biểu hiện thường gặp của tụt huyết áp

Tụt huyết áp có nên uống nước đường không?

Khi có người tụt huyết áp, mọi người thường sẽ cho người bệnh uống nước đường ngay. Thật ra uống nước đường sẽ giúp cho người bệnh cải thiện tức thời. Tuy vậy, việc cho uống nước đường là không sai nhưng cũng không hoàn toàn đúng. Tuỳ theo từng trường hợp, nguyên nhân gây bệnh mà chúng ta có cách xử lý thích hợp.

Tụt huyết áp do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu tình trạng tụt huyết áp là do hạ đường huyết gây ra. Thì uống nước đường là một giải pháp hiệu quả.

Nếu tình trạng hạ huyết áp do nguyên nhân khác thì việc uống nước đường sẽ không hiệu quả và còn có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Chính vì thế, chúng ta nên theo dõi sức khoẻ thường xuyên để tìm ra vấn đề của mình.

tụt huyết áp có nên uống nước đường không
Sử dụng nước đường để xử trí tình trạng tụt huyết áp tạm thời

Những ai dễ bị tụt huyết áp?

Những đối tượng sau dễ bị tụt huyết áp hơn so với người khác:

  • Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý tim mạch: Những bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tim như suy tim, nhịp tim chậm, bệnh van tim hay bệnh tim khác… sẽ có nguy cơ tụt huyết áp cao hơn so với người bình thường.
  • Người bị mất nước hay mất máu: Những người vận động nhiều bị mất nước mà không bổ sung đủ nước hay những người bị mất máu do xuất huyết nơi nào đó trong cơ thể mà người bệnh không biết. Những đối tượng này dễ bị tụt huyết áp.
  • Người có tiền sử mắc các bệnh lý nền như: bệnh nội tiết, đái tháo đường, bệnh suy thận… sẽ có nguy cơ tụt huyết áp cao hơn người bình thường.
  • Người bị nhiễm trùng nặng: tình trạng nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết gây ra tình trạng tụt huyết áp.
  • Người bị bệnh suy dinh dưỡng, già ốm yếu.
  • Những người đang dùng thuốc gây ra huyết áp thấp.

Cách xử lý đúng khi bị tụt huyết áp

Biến chứng nguy hiểm

Khi phát hiện người bị tụt huyết áp ta cần phải thực hiện nhanh chóng và đúng cách. Nếu không có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận, tai biến mạch máu não, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng…

Cách xử lý

Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà ta sẽ có cách xử lý tiếp theo:

  • Chúng ta phải giữ thái độ bình tĩnh. Và nhanh chóng để người bệnh ngồi ở nơi thoáng mát, yên tĩnh tránh ồn ào. Hoặc đặt người bệnh nằm trên giường, đầu hơi thấp, nâng cao hai chân.
  • Sau đó cần xem xét người đó có tiền sử bị bệnh đái tháo đường không. Nếu không thì loại bỏ khả năng người đó bị hạ đường huyết và tập trung sơ cứu hạ huyết áp.
  • Cho người bệnh uống các loại nước như trà gừng, trà đặc… sẽ giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu trở lại. Nếu ngay lúc đó không có sẵn những thực phẩm như vậy thì hãy cho bệnh nhân uống nhiều nước lọc. Điều này có thể giúp kích thích nhịp tim, tạm thời nâng chỉ số huyết áp lên.
  • Nếu có thuốc huyết áp sẵn có thì hãy cho người bệnh uống ngay.
  • Sau đó đưa người bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được bác sĩ thăm khám.

Xem thêm: Hạ huyết áp: Vấn đề thường gặp và cách xử trí

tụt huyết áp có nên uống nước đường không
Để người đang tụt huyết áp nằm đầu hơi thấp, nâng cao hai chân

Tóm lại, tụt huyết áp là tình trạng nguy hiểm. Có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng người bệnh. Vì thế, chúng ta nên nắm rõ về bệnh cũng như cách xử lý khi bị tụt huyết áp. Bài viết trên đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô đã giúp bạn trả lời câu hỏi tụt huyết áp có nên uống nước đường không. Bên cạnh đó là những thông tin về tình trạng tụt huyết áp cũng như cách xử lý phù hợp. Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề gì cần tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Everything You Need to Know About Low Blood Pressurehttps://www.healthline.com/health/hypotension

    Ngày tham khảo: 23/08/2021

  2. Low blood pressure (hypotension)https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20355465

    Ngày tham khảo: 23/08/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người