YouMed

Ung thư nội mạc tử cung: Hiểu thế nào cho đúng?

bác sĩ nguyền hồ thanh an
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Hồ Thanh An
Chuyên khoa: Chẩn đoán hình ảnh, Nội tổng quát

Ung thư nội mạc tử cung là loại ung thư phổ biến ở nữ giới độ tuổi mãn kinh và tiền mãn kinh. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, kết quả mang lại là vô cùng khả quan. Chính vì vậy mà việc trang bị cho bản thân một số hiểu biết nhất định về căn bệnh này là vô cùng quan trọng. Bài viết ngày hôm nay sẽ mang đến tất cả những gì bạn cần.

1. Ung thư nội mạc tử cung là gì?

Ung thư nội mạc tử cung là ung thư bắt nguồn từ lớp tế bào lót bên trong tử cung (gọi là nội mạc tử cung). Đây là loại ung thư phổ biến nhất ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản nữ.

Được phân thành hai loại chính:

  • Loại 1 thường gặp nhất, điều trị khá dễ dàng. Chúng có đặc điểm là phát triển chậm và thường chỉ được tìm thấy bên trong tử cung.
  • Loại 2 ít phổ biến hơn, phát triển nhanh hơn và có xu hướng lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Ung thư nội mạc tử cung là ung thư của lớp tế bào lót
Ung thư nội mạc tử cung là ung thư của lớp tế bào lót

>> Có thể bạn quan tâm:

Khi bạn nghi ngờ mắc bệnh Ung thư nội mạc tử cung, bạn có thể đến với bác sĩ Sản phụ khoa hoặc Ung bướu để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Thế nhưng bạn đã biết những điều cần chuẩn bị trước khi đến gặp bác sĩ  khám bệnh này chưa? YouMed xin được chia sẻ với bạn qua bài viết: “Ung thư nội mạc tử cung: Những câu hỏi nên đặt ra cho bác sĩ

2. Nguyên nhân gì gây ra bệnh?

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân chính xá là không rõ. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng những thay đổi về nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể có vai trò nhất định trong cơ chế sinh bệnh.

Khi sự cân bằng của các hormone giới tính mất đi, nó sẽ ảnh hưởng lên nội mạc tử cung. Cụ thể là nồng độ estrogen tăng làm cho các tế bào nội mạc tử cung phân chia và nhân lên. Nếu có bất kỳ thay đổi di truyền nào xảy ra trong thời điểm này, chúng sẽ trở thành ung thư.

“Vậy, những thay đổi nào khiến các tế bào nội mạc tử cung bình thường trở thành tế bào ung thư?”. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác cho câu hỏi này.

>> Xem thêm: Lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

3. Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?

Một số yếu tố nguy cơ ung thư nội mạc tử cung bao gồm:

  • Độ tuổi: Hầu hết các trường hợp ung thư nội mạc tử cung được chẩn đoán ở những phụ nữ đã mãn kinh và ở độ tuổi khoảng 60.
  • Nồng độ nội tiết tố: Khi estrogen có mặt mà không có đủ progesterone, nó có thể khiến nội mạc tử cung trở nên quá dày và biến đổi xấu. Tình trạng này thường xảy ra ở những phụ nữ có kinh nguyệt không đều, trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, hay có hội chứng buồng trứng đa nang. Nó cũng có thể xảy ra ở những phụ nữ sử dụng liệu pháp chỉ có estrogen để điều trị các triệu chứng mãn kinh.
  • Thừa cân béo phì: Có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 25 trở lên là yếu tố nguy cơ chính gây ung thư nội mạc tử cung. Khi BMI tăng, nguy cơ ung thư cũng tăng.
  • Hội chứng di truyền: Hội chứng Lynch là một tình trạng di truyền làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung và các loại ung thư khác.

>> Xem thêm: Lạc nội mạc tử cung: Chẩn đoán và điều trị

4. Đâu là các triệu chứng gợi ý?

Triệu chứng phổ biến nhất của ung thư nội mạc tử cung là chảy máu âm đạo bất thường. Cụ thể là:

  • Thay đổi về chiều dài hay mức độ ra huyết của chu kỳ kinh.
  • Chảy máu âm đạo giữa chu kỳ kinh.
  • Chảy máu âm đạo sau mãn kinh.
Chảy máu âm đạo bất thường có thể là dấu hiệu của ung thư nội mạc tử cung
Chảy máu âm đạo bất thường có thể là dấu hiệu của ung thư nội mạc tử cung

Các triệu chứng tiềm ẩn khác của ung thư nội mạc tử cung bao gồm:

  • Chảy dịch âm đạo.
  • Đau bụng dưới hoặc hoặc đau vùng chậu.
  • Đau khi quan hệ.

Những tình trạng này không phải luôn là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng không thể vì vậy mà bỏ qua chúng. Tốt nhất là hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Họ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân và đề nghị điều trị thích hợp (nếu cần thiết).

5. Làm thế nào để chẩn đoán bệnh?

Không có xét nghiệm sàng lọc để phát hiện ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ không có triệu chứng.

Nếu bạn đã mãn kinh, bất kỳ chảy máu bất thường nào cũng cần phải được kiểm tra. Quá trình này thường bắt đầu với siêu âm qua ngã âm đạo. Mục đích là đánh giá độ dày của nội mạc tử cung và kích thước của tử cung. Nếu nội mạc tử cung dày (lớn hơn 4 mm), có nghĩa là đã có bất thường và cần phải làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu.

Hiện nay, tiêu chuẩn dùng để chẩn đoán bệnh là sinh thiết nội mạc tử cung. Trong thủ thuật này, một mảnh nhỏ của nội mạc tử cung được thu thập và quan sát dưới kính hiển vi. Một cách khác để lấy mẫu là dùng phương pháp nong và nạo (D & C). Một dụng cụ đặc biệt gọi là hysteroscope có thể được sử dụng để giúp thủ thuật dễ dàng hơn.

Còn nếu bạn đang ở độ tuổi tiền mãn kinh, bác sĩ phụ khoa sẽ phải xem xét triệu chứng, độ tuổi và nhiều yếu tố khác để quyết định xem có cần phải sinh thiết hay không.

6. Phương pháp điều trị là gì?

Ung thư nội mạc tử cung thường được điều trị bằng phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật, cả cổ tử cung, tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng đều được cắt bỏ. Các hạch bạch huyết và các mô khác cũng có thể bị loại bỏ. Các mẫu bệnh phẩm này sau đó sẽ được đưa đi làm xét nghiệm để xem chúng có chứa ung thư hay không.

Đối với một số phụ nữ, buồng trứng có thể được giữ lại. Điều này có nghĩa là bạn có thể sử dụng trứng của chính mình để thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Tuy nhiên, đây là lựa chọn không dành cho tất cả mọi người. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.

Sau khi phẫu thuật, giai đoạn bệnh sẽ được xác định chính xác. Biết được điều này giúp bác sĩ chỉ định các điều trị bổ sung (như hóa trị hoặc xạ trị) nếu cần thiết.

7. Liệu pháp Hormone là thế nào?

Điều trị bằng progestin là một lựa chọn cho những phụ nữ muốn sinh thêm con hoặc cho những phụ nữ không thể phẫu thuật vì các lý do khác. Lựa chọn này thường chỉ được đề nghị cho các trường hợp nhất định như:

  • Ung thư phát triển chậm, chưa lan đến lớp cơ tử cung.
  • Ung thư chưa lan đến các bộ phận khác.
  • Sức khỏe tốt và có thể dùng progestin (không bị dị ứng hay chống chỉ định).

Phụ nữ mãn kinh là đối tượng rất dễ gặp phải ung thư nội mạc tử cung. Do đó, bất kỳ chảy máu bất thường nào ở độ tuổi này cũng cần phải được kiểm tra. Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi có thể các bạn nhé! Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp cải thiện kết quả lâu dài đấy.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Everything You Need To Know About Endometrial (Uterine) Cancerhttps://www.healthline.com/health/endometrial-cancer#treatment

    Ngày tham khảo: 08/01/2020

  2. Endometrial cancerhttps://www.acog.org/womens-health/faqs/endometrial-cancer

    Ngày tham khảo: 08/01/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người