Ung thư tinh hoàn có chữa được không?
Nội dung bài viết
Ung thư tinh hoàn là bệnh không phổ biến, tuy nhiên gần đây lại có xu hướng gia tăng. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, cũng như tinh thần của nam giới nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Vậy ung thư tinh hoàn có chữa được không? Đây là nỗi lo ngại chung của hầu hết nam giới khi bị chẩn đoán mắc bệnh. Để giải đáp cho câu hỏi trên, mời các bạn cùng ThS.BS Trần Quốc Phong tìm hiểu thông tin về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này qua bài viết dưới đây.
Ung thư tinh hoàn là gì?
Trước khi tìm hiểu ung thư tinh hoàn có chữa được không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ung thư tinh hoàn là gì. Trong cơ thể nam giới, tinh hoàn là cơ quan sinh dục nam sản xuất tinh trùng và hormone testosterone. Tinh hoàn có hình bầu dục, nằm trong bìu. Bìu tinh hoàn là bao da nằm sau dương vật của nam giới.
Ung thư tinh hoàn là tình trạng các tế bào trong mô tinh hoàn phát triển bất thường. Thường ung thư tinh hoàn gặp ở cả hai bên tinh hoàn, tuy nhiên tỉ lệ bệnh thấp. Nam giới khoảng 20 đến 35 tuổi thường mắc bệnh này nhất.
Ung thư tinh hoàn gồm hai loại chính:
- U tinh bào tinh hoàn (Seminoma): Là u tế bào mầm của tinh hoàn, phát triển chậm và tương đối bất động. Tỉ lệ mắc khoảng 30 – 40%.
- Không u tinh bào tinh hoàn (Non-seminoma): Là u tiến triển từ tế bào mầm trưởng thành hơn. Đây thường là u ác tính, có xu hướng phát triển và lan rộng nhanh hơn.
Nguyên nhân của ung thư tinh hoàn
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn như:
- Tinh hoàn ẩn: Một hoặc cả hai tinh hoàn không di chuyển xuống bìu trước sinh.
- Chủng tộc: Người đàn ông da trắng (không phải là nguồn gốc Tây Ban Nha) có khả năng mắc bệnh ung thư cao hơn người đàn ông thuộc chủng tộc khác.
- Tiền sử bệnh cá nhân hay di truyền: Nam giới có anh hoặc cha mắc ung thư tinh hoàn, thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nếu nam giới đã từng bị ưng thư tinh hoàn, nguy cơ tái phát hoặc bị ở tinh hoàn khác cũng tăng.
Ung thư tinh hoàn có chữa được không là vấn đề thắc mắc của nhiều nam giới. Bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Triệu chứng ung thư tinh hoàn có dễ nhận biết?
Chẩn đoán ung thư tinh hoàn
Một số kỹ thuật hỗ trợ chẩn đoán ung thư tinh hoàn như sau:
Siêu âm
Ung thư tinh hoàn thường được chẩn đoán sau khi người bệnh nhận thấy u hay dấu hiệu bất thường ở tinh hoàn. Khi có nghi ngờ bất thường, siêu âm thường được chỉ định.
Siêu âm là thủ thuật sử dụng sóng với năng lượng cao để ghi lại hình ảnh của mô trên cơ thể. Đây là kỹ thuật chẩn đoán không gây đau giúp bác sĩ có thể phát hiện bất thường của tinh hoàn. Nếu siêu âm nhận thấy có nguy cơ ung thư, bước tiếp theo sẽ phẫu thuật để loại bỏ khối u.
Sinh thiết
Tiến hành phẫu thuật có sự hỗ trợ kính hiển vi để định hình chính xác khối u. Ung thư tinh hoàn chỉ được kết luận loại bỏ khối u sau khi làm kiểm tra xác định chính xác. Chính vì vậy, trước khi chẩn đoán ung thư tinh hoàn; có thể tiến hành sinh thiết để tăng hiệu quả.
Sinh thiết là phương pháp xâm lấn lấy mẫu mô tinh hoàn để kiểm tra bản chất của khối u. Từ đó để đưa ra chẩn đoán chính xác. Đây là kỹ thuật đòi hỏi chuyên viên y tế có kinh nghiệm, bởi lẽ nó có thể khiến việc điều trị bệnh khó khăn hơn nếu được chẩn đoán.
Chụp CT và X-quang
Chụp CT là kỹ thuật y tế sử dụng tia X để tạo hình ảnh ở bên trong cơ thể. Khi một bệnh nhân được chẩn đoán hay nghi ngờ ung thư, chụp CT để xem liệu ung thư có xuất hiện ở nơi khác trong cơ thể không. Trong ung thư tinh hoàn, chụp CT ở vùng bụng và vùng xương chậu. Hình ảnh ở ngực cũng được chụp CT hay X-quang thông thường.
Các phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn hiện nay
Ung thư tinh hoàn có thể bắt nguồn từ tinh bào. Tinh bào là tế bào phát triển thành tinh trùng ở nam, trứng ở nữ. Chính vì vậy, phân loại thành hai loại chính là u tinh bào tinh hoàn (Seminoma) và không u tinh bào tinh hoàn (Non-seminoma). Vậy ung thư tinh hoàn có chữa được không? Sau đây là một số phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn:
Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn
Phẫu thuật cắt tinh hoàn là phương pháp xâm lấn tiến hành loại bỏ khối u và hạch bạch huyết liên quan. Kỹ thuật này có thể áp dụng cho cả u tinh bào tinh hoàn hay không u tinh bào tinh hoàn. Phẫu thuật cũng có thể được thực hiện trong một số trường hợp nhất định; để loại bỏ các khối u khỏi phổi hoặc gan nếu chúng chưa biến mất sau khi hóa trị.
Xạ trị
Đây là kỹ thuật tia X liều cao để tiêu diệt tế bào ưng thư. Xạ trị có thể sử dụng đơn độc hay sau khi thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân u tinh bào tinh hoàn. Điều này giúp ngăn chặn khối u tái phát. Điều trị bằng xạ trị thường có giới hạn.
Tác dụng phụ của xạ trị bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, da đỏ, kích ứng vùng bụng và háng. Xạ trị cũng có thể làm số lượng tinh trùng ít; cũng như chất lượng tinh trùng giảm. Do đó, người bệnh cần gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể và đưa ra biện pháp phù hợp.
Hóa trị
Hóa trị là kỹ thuật sử dụng thuốc như cisplatin, bleomycin, and etoposide để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị nhằm tăng tỉ lệ sống sót cho cả bệnh nhân u tinh bào tinh hoàn và không u tinh bào tinh hoàn. Kỹ thuật này cũng có thể tiến hành đơn độc hay sau khi phẫu thuật cắt bỏ hạch. Tác dụng phụ của hóa trị phụ thuộc vào các loại thuốc người bệnh sử dụng. Bao gồm mệt mỏi, rụng tóc, buồn nôn và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Xem thêm: Ung thư tinh hoàn: Các phương pháp điều trị và tác dụng phụ
Lưu ý trong và sau quá trình điều trị ung thư tinh hoàn
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Các kỹ thuật điều trị ung thư rất phức tạp, bệnh nhân cần kiên trì để đạt hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, người bên nên có chế độ nghỉ ngơi thư giãn hợp lý, tránh căng thẳng. Và gia đình bệnh nhân luôn tích cực khích lệ tinh thần người bệnh.
Sau quá trình điều trị, bệnh nhân cần được theo dõi sức khỏe trong nhiều năm sau đó. Mục đích chính là ngặn chặn ung thư tái phát và hạn chế những tác dụng không mong muốn. Quá trình bao gồm thăm khám sức khỏe thường xuyên cùng với các điều trị hỗ trợ. Đặc biệt, bệnh nhân điều trị bằng xạ trị và hóa trị có thể phát triển một ung thư khác. Người bệnh nên lưu ý các dấu hiện bất thường để được kịp thời chẩn đoán và điều trị.
Tóm lại, “ung thư tinh hoàn có chữa được không?“, hay “ung thư tinh có nguy hiểm không?”, là những câu hỏi thường gặp của người được chẩn đoán mắc bệnh. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã có thêm thông tin về căn bệnh này; cũng như giúp giải đáp phần nào cho những thắc mắc trên. Nếu các bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc cần tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Testicular Cancerhttps://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12183-testicular-cancer
Ngày tham khảo: 17/08/2021