YouMed

Viêm kết mạc dị ứng: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Viêm kết mạc dị ứng là bệnh lý về mắt hay gặp ở những người có cơ địa dị ứng. Họ thường tái bệnh khi gặp môi trường nhiều bụi, phấn hoa nhất là khi thời tiết thay đổi. Nhưng bạn đã thực sự hiểu đúng về bệnh viêm kết mạc dị ứng? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Bác sĩ Phan Văn Giáo nhé!

Viêm kết mạc dị ứng là gì?

Kết mạc là lớp màng bao bên ngoài nhãn cầu hay còn gọi là tròng trắng mắt. Viêm kết mạc dị ứng là tình trạng bị viêm tại màng ngoài nhãn cầu do tiếp xúc với các dị nguyên. Đây là phản ứng của của cơ thể trước những chất lạ tới từ môi trường.

"<yoastmark
Viêm kết mạc dị ứng

Triệu chứng phổ biến của bệnh1

  • Đỏ mắt.
  • Cộm và ngứa mắt.
  • Sưng mắt.
  • Chảy nước mắt bất thường, dịch tiết có thể bị đặc, đóng vảy trên mí mắt và lông mi.

Bệnh này thường kéo theo triệu chứng khô mắt. Biểu hiện gây ra nhìn mờ, mắt khô rát, khó mở mắt buổi sáng, chảy nước mắt, ra gỉ mắt nhiều, mắt bị ngứa, sợ ánh sáng. Vì gây khó chịu nên bệnh nhân thường có  thói quen dụi hoặc gãi làm tình trạng tệ hơn.

Viêm kết mạc dị ứng có thể xảy ra không thường xuyên khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Nhưng cũng có thể bị liên tục suốt ngày đêm trong những tháng theo mùa cụ thể.

Nguyên nhân gây viêm kết mạc dị ứng

Khi tiếp xúc với các dị nguyên của môi trường, cơ thể sẽ phóng thích histamin. Chất hóa học này là nguyên nhân gây các phản ứng viêm biểu hiện bởi triệu chứng bệnh. Một số chất coi là dị nguyên từ môi trường:1 6

  • Bụi trong không khí, khói xe.
  • Phấn hoa.
  • Bào tử nấm mốc.
  • Lông thú nuôi.
  • Hương nước hoa hay chất tẩy rửa.
  • Khói thuốc lá, nhang khói.
  • Phấn trang điểm.

Phân loại

Viêm kết mạc được chia thành các loại sau:2

1. Viêm kết mạc dị ứng cấp

Do phản ứng viêm ngắn hạn ngay sau khi tiếp xúc với các dị nguyên. Mi mắt và kết mạc đột nhiên sưng phù, ngứa và bỏng làm bệnh nhân lo sợ. Tình trạng này thường kéo dài trong vài giờ và có thể tự giảm.

2. Viêm kết mạc dị ứng theo mùa (mãn tính)

Đây là tình trạng dị ứng ít phổ biến hơn nhưng có thể xảy ra quanh năm. Nó thường gây ra triệu chứng nặng hơn theo mùa, đặc biệt vào mùa xuân hè; có thể kèm theo viêm mũi dị ứng. Bệnh nhân sẽ thấy bỏng, ngứa mắt và nhạy cảm với ánh sáng nhưng triệu chứng sẽ tự cải thiện.

3. Viêm kết – giác mạc mùa xuân

Đây là một thể bệnh đặc biệt có liên quan đến tiền sử dị ứng của gia đình. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em từng bị chàm, làm tổn thương giác mạc và ảnh hưởng thị lực.

4. Dị ứng kết – giác mạc

Loại dị ứng này liên quan đến bệnh hen suyễn hay ở những người bị chàm. Bệnh biểu hiện phổ biến hơn ở người trưởng thành cả ở kết mạc và mi mắt. Triệu chứng bao gồm: sưng, tróc vảy, sừng da mi và giác mạc, có thể kèm theo giảm thị lực.

5. Viêm kết mạc nhú gai khổng lồ

Thể bệnh này thường gặp ở những người hay đeo kính áp tròng. Bệnh xuất phát từ việc kết mạc tiếp xúc trực tiếp với kính áp tròng trong thời gian dài. Mắt bị kích ứng gây tổn thương dạng nhú to ở mi mắt.

Ở những trường hợp gây nguy hiểm nhất, không chỉ kết mạc mà giác mạc cũng bị tổn thương làm giảm thị lực, mờ mắt. Trong khi viêm kết mạc theo mùa lại hay gặp nhất và mãn tính, có thể bị quanh năm.

Viêm kết mạc dị ứng có chữa khỏi được không?

Đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và không thể chữa khỏi hẳn bệnh được. Bệnh có thể tái phát khi tiếp xúc lại với dị nguyên và gây ra các triệu chứng tương tự. Các phương pháp hay thuốc điều trị hiện giờ chỉ giúp làm giảm mức độ của triệu chứng.

Bệnh có thể tái phát khi tiếp xúc lại với dị nguyên
Bệnh có thể tái phát khi tiếp xúc lại với dị nguyên

Viêm kết mạc dị ứng có lây không?

Loại viêm kết mạc này không có khả năng lây sang người khác.3 Những người thân trong gia đình dễ bị bệnh cùng thời điểm do cũng có tiền căn di truyền và có chung lối sống, dễ tiếp xúc với cùng dị nguyên. Mặt khác, bệnh do các tác nhân từ môi trường gây ra nhưng tần suất nhiều hơn khi giao mùa nên nhiều người cho rằng do dịch bệnh lây lan.

Điều trị

Viêm kết mạc dị ứng không gây nguy hiểm nhưng để giảm khó chịu cho bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau:

1. Giảm nhẹ triệu chứng4

  • Sử dụng nước mắt nhân tạo.
  • Làm sạch mí mắt của bạn bằng một miếng vải ướt.
  • Chườm lạnh hoặc ấm nhiều lần mỗi ngày.
  • Không nên đeo kính áp tròng trong suốt quá trình điều trị.
Giảm nhẹ triệu chứng
Giảm nhẹ triệu chứng

2. Kháng viêm

Một số trường hợp có triệu chứng nặng hơn có thể sử dụng thuốc kháng viêm:

  • Thuốc kháng histamin đường uống ít khi được chỉ định.5
  • Thuốc nhỏ mắt kết hợp thuốc chống co thắt và thuốc kháng histamin thuốc kháng histamin giúp ổn định tế bào mast, dùng trong các trường hợp cấp tính.5
  • Corticosteroid và NSAID.

Lưu ý, các thuốc kháng histamin đường uống có thể gây khô mắt nên ít khi được chỉ định. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc kháng viêm corticoid kéo dài, có thể gây biến chứng gây đục thủy tinh thể, cườm nước hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho viêm nhiễm giác mạc xảy ra. Khi bệnh tái phát, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý dùng lại đơn thuốc cũ. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng các thuốc trên.

Phòng ngừa viêm kết mạc dị ứng

Nguyên tắc phòng ngừa bệnh đơn giản nhất là hạn chế tiếp xúc với các phần tử gây kích ứng:6

  • Không chạm hoặc dụi mắt.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc rửa tay bằng nước rửa tay chứa cồn.
  • Sử dụng máy hút bụi có bộ lọc thân thiện với bệnh hen suyễn và dị ứng được chứng nhận để giảm tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
  • Giặt khăn trải giường và vỏ gối trong nước nóng và chất tẩy rửa để giảm chất gây dị ứng.
  • Sử dụng vỏ gối, chăn bông, chăn lông vũ, nệm,… loại chống dị ứng.
  • Không cho thú nuôi vào phòng ngủ để giảm chất gây dị ứng từ lông thú nuôi.
  • Đeo kính râm và đội mũ rộng vành để tránh phấn hoa bay vào mắt.
  • Đóng cửa sổ trong mùa có nhiều phấn hoa và nấm mốc.
  • Sử dụng điều hòa không khí.

Viêm kết mạc dị ứng không thể trị dứt điểm nhưng có thể phòng ngừa để giảm tần suất tái phát. Mặc dù các phương pháp điều trị khá đơn giản và có thể tự làm tại nhà nhưng cần lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc lâu dài.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Allergic Conjunctivitishttps://www.mountsinai.org/health-library/diseases-conditions/allergic-conjunctivitis

    Ngày tham khảo: 05/06/2023

  2. 5 loại viêm kết mạc dị ứnghttps://suckhoedoisong.vn/5-loai-viem-ket-mac-di-ung-n103474.html

    Ngày tham khảo: 05/06/2023

  3. Causes of Pink Eye (Conjunctivitis)https://www.cdc.gov/conjunctivitis/about/causes.html

    Ngày tham khảo: 05/06/2023

  4. Treating Pink Eye (Conjunctivitis)https://www.cdc.gov/conjunctivitis/about/treatment.html

    Ngày tham khảo: 05/06/2023

  5. Lựa chọn thuốc trị viêm kết mạc dị ứnghttps://suckhoedoisong.vn/lua-chon-thuoc-tri-viem-ket-mac-di-ung-n156509.html

    Ngày tham khảo: 05/06/2023

  6. Eye Allergies (Allergic Conjunctivitis)https://aafa.org/allergies/allergy-symptoms/eye-allergy-conjunctivitis/

    Ngày tham khảo: 05/06/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người