YouMed

Viêm mào tinh hoàn phải kiêng gì? Lời khuyên từ chuyên gia y tế

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Viêm mào tinh hoàn là bệnh sinh dục phổ biến ở nam giới trước tuổi trung niên. Những người gặp phải bệnh này đa phần là do quan hệ tình dục không an toàn. Việc kiêng cữ trong giai đoạn điều trị bệnh luôn là vấn đề lớn mà bác sĩ phải nhấn mạnh đối với bệnh nhân của mình. Vậy người bệnh viêm mào tinh hoàn phải kiêng gì? Hãy cùng Bác sĩ Phan Văn Giáo tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn là bệnh gì?

Mào tinh hoàn là một ống dài cuộn thành hình chữ C, nằm phía sau của tinh hoàn. Nó bao gồm 3 phần là phần đầu, phần thân và đuôi. Phần đầu mào tinh hoàn là nơi lưu trữ tinh trùng. Tiếp theo là đến phần thân, đây là nơi nuôi dưỡng tinh trùng. Cuối cùng là đuôi nối với ống dẫn tinh.

Viêm mào tinh hoàn là hiện tượng mào tinh hoàn bị sưng và đau. Tình trạng này xảy ra với nam giới ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, nam giới lớn tuổi tỷ lệ mắc bệnh này ít hơn rất nhiều so với nam giới ở độ tuổi trước trung niên.

Hình ảnh của mào tinh hoàn
Hình ảnh của mào tinh hoàn

Triệu chứng của viêm mào tinh hoàn

Dấu hiệu nhận biết bệnh thường được kể đến như:

  • Bìu sưng, đỏ.
  • Đau và căng ở tinh hoàn một bên.
  • Đau và khó khăn khi tiểu tiện.
  • Số lần đi tiểu nhiều bất thường
  • Máu lẫn trong tinh dịch.
  • Đau hoặc khó chịu vùng xung quanh xương chậu.
  • Có thể xuất hiện dấu hiệu sốt, ớn lạnh.
  • Chảy dịch hoặc mủ từ dương vật.
  • Sưng hạch bạch huyết vùng bẹn.

Nguyên nhân gây bệnh

Vi khuẩn đường tình dục là nguyên nhân phổ biến của bệnh này. Ngoài ra một số bệnh viêm đường tiết niệu hoặc phì đại tuyến tiền liệt cũng ảnh hưởng đến mào tinh hoàn. Bệnh nhân sử dụng ống thông tiểu trong khoảng thời gian dài nguy cơ nhiễm khuẩn mào tinh hoàn.

Viêm mào tinh hoàn phải kiêng gì?

Việc kiêng cữ trong khi điều trị viêm mào tinh là bắt buộc nếu bệnh nhân muốn có kết quả điều trị tốt. Dưới đây là một số gợi ý của câu hỏi “Viêm mào tinh hoàn phải kiêng gì?”

Kiêng quan hệ tình dục

Bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân của mình không nên quan hệ trong khoảng thời gian điều trị và hạn chế quan hệ trong khoảng thời gian đầu sau khi điều trị. Nguyên nhân là do nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn sang vùng khác khi quan hệ.

Quá trình vận động khi quan hệ tình dục sẽ tác động mạnh lên mào tinh hoàn. Điều này khiến tình trạng viêm nghiêm trọng hơn. Khi quan hệ tình dục khi còn cảm giác đau đớn do viêm cũng ảnh hưởng đến chất lượng tình dục.

Không nên thủ dâm quá độ

Thủ dâm sẽ tác động trực tiếp đến mào tinh hoàn. Điều này khiến cảm giác đau đớn trầm trọng hơn. Việc lây nhiễm qua vùng khác vẫn có thể xảy ra.

Hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu

Bác sĩ cho biết việc đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ sẽ tạo áp lực lên tinh hoàn dẫn đến tình trạng sưng phù nặng hơn và gây đau đớn hơn.

Không ăn đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng

Những thực phẩm dầu mỡ, cay nóng có thể gây ra cảm giác kích thích. Việc ăn những loại đồ ăn này cũng khiến quá trình điều trị lâu khỏi hơn.

Không uống đồ uống có cồn, sử dụng chất kích thích

Tuy rằng việc này không ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề viêm của bệnh nhân nhưng lại khiến giảm sức đề kháng, giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Điều này là cơ hội tốt để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Ngoài những lưu ý phải kiêng khi viêm mào tinh hoàn chia sẻ ở trên, một số điều cần bệnh nhân cần lưu ý thêm như:

  • Tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ.
  • Tái khám theo lịch hẹn.
  • Trường hợp cần đổi thuốc, ngưng thuốc hay thêm thuốc phải thông qua sự tư vấn từ chuyên gia y tế.
  • Vận động nhẹ nhàng, thường xuyên.
  • Điều chỉnh bữa ăn hợp lý.
  • Bạn tình cũng cần được điều trị trong trường hợp nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn là do nhiễm khuẩn.
  • Tránh nâng vật nặng.

Viêm mào tinh hoàn có nguy hiểm không?

Ngoài việc tìm hiểu “Viêm mào tinh hoàn phải kiêng gì?” bạn đọc cần biết các biến chứng xảy ra nếu không điều trị bệnh này đúng cách. Một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp như:

  • Nhiễm trùng có mủ ở bìu.
  • Viêm tinh hoàn.
  • Giảm chức năng sinh lý.
  • Gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác: gây ra các bệnh ở đường tiết niệu, tuyến tiền liệt,…
  • Nguy cơ vô sinh, hiếm muộn: Mào tinh hoàn là nơi nuôi dưỡng tinh trùng. Vì vậy khi vùng này bị viêm nhiễm sẽ làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.

Chẩn đoán và điều trị viêm mào tinh hoàn

Trước khi đưa ra các phương pháp điều trị, việc chẩn đoán bệnh được bác sĩ xem xét kỹ lưỡng. Điều này giúp tránh nhầm lẫn với bệnh viêm có dấu hiệu tương tự như viêm mào tinh hoàn. Một số phương pháp chẩn đoán viêm mào tinh hoàn như:

Kiểm tra trực tiếp

Bác sĩ sẽ tìm kiếm vùng sưng bất thường ở tinh hoàn, sưng hạch bạch huyết ở vùng bẹn hoặc kiểm tra tuyến tiền liệt. Trường hợp dương vật tiết dịch bất thường sẽ được kiểm tra bệnh đường tình dục (STI).

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm này để kiểm tra xem có nhiễm trùng không.

Xét nghiệm nước tiểu

Đây cũng là xét nghiệm tìm kiếm bằng chứng nhiễm khuẩn hoặc kiểm tra bệnh đường tình dục (STI).

Xét nghiệm hình ảnh

Các hình ảnh chi tiết giúp bác sĩ nhìn thấy rõ hình ảnh tinh hoàn và các mô quanh bìu.

Sau khi đưa ra kết luận chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Qua đó, nam giới mắc bệnh đã có thể giải đáp câu hỏi viêm mào tinh hoàn uống thuốc gì. Tuy nhiên, một số bệnh nhân đã gặp phải biến chứng xuất hiện mủ sẽ phải phẫu thuật dẫn lưu mủ.

Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp chẩn đoán viêm mào tinh hoàn
Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp chẩn đoán viêm mào tinh hoàn

Ngoài ra trường hợp bệnh nhân đã thực hiện theo gợi ý và tuân thủ sử dụng thuốc an toàn hợp lý nhưng tình trạng đau vẫn không giảm, bác sĩ đưa ra một số cách giảm đau như sau:

  • Nâng cao bìu.
  • Chườm đá lạnh vùng bìu.
  • Sử dụng công cụ nâng đỡ bìu.

Đa phần các phương pháp điều trị đều mang lại hiệu quả. Đôi khi có thể mất vài tuần để cơn đau nhức hoặc cảm giác khó chịu biến mất hoàn toàn. Thời gian điều trị viêm mào tinh hoàn trung bình khoảng 3 tháng. Tuy nhiên một số trường hợp bệnh nặng có thể phải điều trị xâm lấn sâu hơn.

Trên đây là câu trả lời của bác sĩ về “Viêm mào tinh hoàn phải kiêng gì?”. Ngoài vấn đề chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp, phần lớn việc điều trị thành công cần đến quá trình kiêng cữ của bệnh nhân. Việc này cũng giúp thay đổi thói quen sống của nam giới trở nên khoa học, lành mạnh hơn.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. What are Epididymistis and Orchitis?https://www.urologyhealth.org/urology-a-z/e/epididymitis-and-orchitis

    Ngày tham khảo: 19/05/2021

  2. Epididymitishttps://www.webmd.com/men/what-is-epididymitis

    Ngày tham khảo: 19/05/2021

  3. Epididymitishttps://www.healthline.com/health/epididymitis#epididymitis-in-children

    Ngày tham khảo: 19/05/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người