YouMed

Viêm tai ngoài có tự khỏi? Câu trả lời từ bác sĩ

Bác sĩ Lê Huỳnh Khánh Tiên
Tác giả: Bác sĩ Lê Huỳnh Khánh Tiên
Chuyên khoa: Đa khoa

Viêm tai ngoài (hay viêm ống tai ngoài) thường được xem là một tình trạng không quá nghiêm trọng, nên không cần đến bác sĩ để thăm khám và điều trị. Vậy sự thật viêm tai ngoài có tự khỏi không? Viêm tai ngoài bao lâu thì khỏi? Mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của Bác sĩ Lê Huỳnh Khánh Tiên để được giải đáp những thắc mắc trên.

Viêm tai ngoài có tự khỏi?

Các trường hợp viêm tai ngoài nhẹ có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, tùy theo mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và thể trạng của mỗi người, mà có thể mất vài tuần để khỏi bệnh.1

Mặc dù viêm tai ngoài là một vấn đề thường gặp và ít nguy hiểm. Thế nhưng, tình trạng nhiễm trùng tai kéo dài hoặc nghiêm trọng có thể làm tổn thương ống tai, khiến cho bộ phận này dễ bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại. Trường hợp này còn được gọi là viêm tai ngoài mãn tính.1

Hơn nữa, nếu nhiễm trùng không được điều trị kịp thời có thể lan rộng và ảnh hưởng đến các cơ quan khác như đáy hộp sọ, não hoặc các dây thần kinh sọ. Các đối tượng như người cao tuổi, người bệnh đái tháo đường và người có hệ miễn dịch suy yếu có nguy cơ cao mắc các biến chứng này.2

Để ngăn ngừa những rủi ro trên, việc điều trị viêm tai ngoài sớm bằng thuốc nhỏ tai theo chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng. Điều trị đúng cách có thể giúp bạn tránh được các biến chứng nguy hiểm và khỏi bệnh nhanh trong vòng một tuần hoặc ít hơn.

Tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn chính xác trường hợp viêm tai ngoài của bạn có thể tự khỏi không
Tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn chính xác trường hợp viêm tai ngoài của bạn có thể tự khỏi không

Viêm tai ngoài bao lâu thì khỏi?

Nếu được điều trị tốt, phần lớn các triệu chứng viêm tai ngoài được cải thiện trong vòng 1 – 3 ngày và biến mất hoàn toàn sau 7 – 10 ngày.3

Lưu ý, thời gian hồi phục nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào sự tuân thủ các chỉ dẫn điều trị của bác sĩ như: sử dụng thuốc, giữ vệ sinh tai và tránh các yếu tố có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm…

Phương pháp điều trị viêm tai ngoài

Nguyên tắc điều trị4 5

Điều trị viêm tai ngoài cấp tính không biến chứng bao gồm làm sạch ống tai, điều trị tại chỗ bằng thuốc nhỏ tai, đồng thời phối hợp điều trị giảm đau.

Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định điều trị kháng sinh bằng đường uống nếu:

  • Nhiễm trùng đã lan ra ngoài ống tai.
  • Người bệnh đái tháo đường được kiểm soát kém.
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu.
  • Hoặc không thể điều trị tại chỗ.

Phương pháp điều trị cụ thể4 5

1. Điều trị tại chỗ

Phương pháp điều trị chính cho tình trạng viêm tai ngoài cấp tính là điều trị tại chỗ bằng thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh và thường kết hợp với corticoid.

Các thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh như quinolone (ciprofloxacin), aminoglycoside (neomycin), hoặc polymyxin (polymyxin B) thường được sử dụng. Kết hợp kháng sinh và corticosteroid tại chỗ giúp giảm sưng, ban đỏ và giảm tiết dịch hiệu quả hơn so với chỉ dùng kháng sinh đơn độc.

Corticoid thường được dùng phối hợp trong điều trị viêm tai ngoài là dexamethasone, hydrocortisone.

Một trong những loại thuốc nhỏ tai thường được chỉ định là Polydexa kết hợp kháng sinh (neomycin, polymyxin B) và corticoid (dexamethasone), giúp tối ưu hóa hiệu quả điều trị viêm và nhiễm trùng.

Điều trị tại chỗ bằng thuốc nhỏ tai theo hướng dẫn của bác sĩ
Điều trị tại chỗ bằng thuốc nhỏ tai theo hướng dẫn của bác sĩ

2. Giảm đau

Viêm tai ngoài có thể gây ra các cơn đau dữ đội trong tai. Điều này là do màng ngoài xương ngay dưới lớp da mỏng của ống tai bị kích thích khi có phản ứng viêm xảy ra ở khu vực đó.

Do đó, giảm đau là một phần quan trọng trong điều trị viêm tai ngoài cấp tính. Thuốc giảm đau đường uống được ưu tiên sử dụng, bao gồm thuốc chống viêm không steroid (NSAID)paracetamol (acetaminophen).

3. Làm sạch ống tai

Quá trình làm sạch ống tai bao gồm loại bỏ ráy tai và dịch tiết. Các dịch tiết này có thể chứa độc tố của quá trình gây viêm, gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc nhỏ tai.

Lưu ý, việc làm sạch ống tai này phải do bác sĩ thực hiện, người bệnh không nên tự thực hiện tại nhà.

Cách chăm sóc viêm tai ngoài tại nhà giúp nhanh khỏi

Chăm sóc viêm tai ngoài tại nhà đúng cách có thể giúp bệnh hồi phục nhanh hơn. Sau đây là một số phương pháp bạn có thể áp dụng để làm giảm các triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị:6 7

  • Nhỏ thuốc đúng cách: Để tối đa hóa hiệu quả điều trị của thuốc nhỏ tai, người bệnh khi sử dụng nên nằm ngửa với mặt bị bệnh hướng lên trên. Sau đó nhỏ từ 2 đến 5 giọt tùy theo loại thuốc được kê đơn và giữ nguyên tư thế đó trong khoảng 3 đến 5 phút.4
  • Tránh để tai tiếp xúc với nước: Khi tắm, bệnh nhân nên đội mũ che tai để ngăn nước tiếp xúc trực tiếp với tai. Cho đến khi bệnh lành hẳn, người bệnh nên hạn chế bơi lội và các hoạt động dưới nước để tránh làm nhiễm trùng trầm trọng thêm.
  • Tránh nhét bất cứ vật gì vào tai, kể cả bông ngoáy tai. Điều này nhằm tránh gây kích ứng thêm, hoặc làm tổn thương lớp da đã bị viêm.
  • Nghỉ ngơi, uống nhiều nước.
Tránh đưa bất kỳ vật gì vào tai cho đến khi tai lành hẳn
Tránh đưa bất kỳ vật gì vào tai cho đến khi tai lành hẳn

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Trong quá trình điều trị và chăm sóc tại nhà, người bệnh cần lưu ý đến gặp bác sĩ ngay nếu:3 6

  • Các triệu chứng tiến triển nặng, không thuyên giảm;
  • Hoặc xuất hiện triệu chứng mới dù đã được điều trị;
  • Sốt từ 39 độ C trở lên.

Một số đối tượng đặc biệt gồm người mắc bệnh tiểu đường, hoặc có các vấn đề về hệ miễn dịch, có thể phát triển một dạng bệnh nghiêm trọng được gọi là viêm tai ngoài ác tính. Tình trạng này cần nhập viện ngay lập tức để được điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.3 6

Vì vậy, nếu bạn thuộc nhóm những đối tượng trên, hoặc đang mắc phải một tình trạng, bệnh lý làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, hãy liên hệ với bác sĩ ngay khi bạn xuất hiện các triệu chứng của viêm tai ngoài như:3 6

  • Sưng, đỏ da ống tai.
  • Nóng, đau hoặc cảm giác khó chịu trong tai.
  • Ngứa tai.
  • Chảy dịch, chảy mủ tai.
  • Ù tai hoặc nghe kém.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc: “Viêm tai ngoài có tự khỏi?” và “Viêm tai ngoài bao lâu thì khỏi?”. Nhìn chung, viêm tai ngoài là bệnh lý không quá nghiêm trọng. Nhưng nếu chủ quan bệnh có thể gây biến chứng nặng nề, ảnh hưởng khả năng nghe của tai. Để biết được trường hợp viêm tai ngoài của bạn có thể tự khỏi hay có cần điều trị không, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn chính xác.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Steps to Heal Otitis Externa (Swimmer’s Ear)https://www.verywellhealth.com/otitis-externa-7561750

    Ngày tham khảo: 07/06/2024

  2. Swimmer’s Ear (Otitis Externa)https://www.enthealth.org/conditions/swimmers-ear-otitis-externa/

    Ngày tham khảo: 07/06/2024

  3. Swimmer's Ear (Otitis Externa)https://www.health.harvard.edu/a_to_z/swimmers-ear-otitis-externa-a-to-z

    Ngày tham khảo: 07/06/2024

  4. Acute Otitis Externa: An Updatehttps://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2012/1201/p1055.html

    Ngày tham khảo: 07/06/2024

  5. Otitis Externahttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6522672/

    Ngày tham khảo: 07/06/2024

  6. Otitis Externa (Swimmer’s Ear) Self-Care and Treatmenthttps://www.verywellhealth.com/otitis-externa-self-care-7567760

    Ngày tham khảo: 07/06/2024

  7. Swimmer's ear (otitis externa)https://www.healthdirect.gov.au/swimmers-ear#treated

    Ngày tham khảo: 07/06/2024

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người