YouMed

Viêm thanh khí phế quản có nguy hiểm không?

Bác sĩ HUỲNH NGUYỄN UYÊN TÂM
Tác giả: Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Chuyên khoa: Nhi

Viêm thanh khí phế quản là một trong những bệnh lí đường hô hấp phổ biến cần xử trí cấp cứu ở trẻ em. Các triệu chứng của viêm thanh khí phế quản thường bắt đầu như nhiễm trùng đường hô hấp trên kèm với sốt nhẹ. Diễn tiến nặng có thể xuất hiện nhiều mức độ suy hô hấp khác nhau. Ở hầu hết trẻ em, các triệu chứng cải thiện nhanh chóng trong vài ngày.

1. Viêm thanh khí phế quản là bệnh gì?

Viêm thanh khí phế quản xảy ra bởi sự co thắt đường hô hấp trên. Chủ yếu ở thanh quản và khí quản. Xuất hiện nhiều ở bé trai hơn bé gái. Độ tuổi thường gặp trong khoảng từ 6 đến 36 tháng tuổi. Nhiều nhất khi trẻ được 2 tuổi. Hiếm khi xảy ra ở trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh thường xuyên đạt đỉnh trong mùa mưa hay thời tiết lạnh. Viêm thanh khí phế quản là một bệnh lí lành tính với tỷ lệ tử vong thấp. 

Viêm thanh khí phế quản thường xảy ra ở trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi
Viêm thanh khí phế quản thường xảy ra ở trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi.

2. Nguyên nhân

Viêm thanh khí phế quản thường được gây ra bởi virus. Tác nhân thường gặp nhất là virus para influenza (nhóm 1 đến 3), chiếm 50 – 75% . Hầu hết các đợt viêm thanh khí phế quản đều ở mức độ nhẹ. Có khoảng dưới 10% trẻ mắc bệnh cần phải nhập viện để điều trị.

Các loại virus khác gây ra bệnh viêm thanh khí phế quản bao gồm enterovirus, virus cúm nhóm A và B, virus hợp bào hô hấp, rhovovirus và adenovirus. Nguyên nhân do vi khuẩn cũng rất hiếm, có thể là bạch hầu và Mycoplasma pneumoniae .

Các yếu tố dị ứng có thể đóng góp phần xuất hiện những đợt tái phát. Nhất là khi trẻ trở nên nhạy cảm hơn với các kháng nguyên virus. Ngoài ra, trào ngược dạ dày thực quản cũng là vấn đề cần kiểm soát để giảm những đợt viêm thanh khí phế quản sau này. 

3. Triệu chứng của viêm thanh khí phế quản 

Các triệu chứng do tác nhân virus thường bắt đầu như nhiễm trùng đường hô hấp trên. Trẻ có thể sốt nhẹ, sổ mũi, ho nhiều, nuốt khó, khàn giọng hoặc khóc không ra tiếng. Nặng hơn có thể suy hô hấp như phập phồng cánh mũi, co lõm ngực hay thở rít. Thở rít có thể xuất hiện khi trẻ khóc, ho hay lúc ngủ.

Các triệu chứng này có thể tự cải thiện nhanh khi hết ho. Mặc dù ho có thể kéo dài đến 1 tuần. Triệu chứng có thể tăng trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm hoặc khi trẻ bị kích thích. Mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng thay đổi khác nhau ở mỗi trẻ. Tùy thuộc vào hệ miễn dịch cũng như cấu trúc đường thở của trẻ. Bệnh có xu hướng kéo dài khoảng 3 đến 7 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể kéo dài đến 2 tuần.

4. Làm sao chẩn đoán viêm thanh khí phế quản?

Chẩn đoán của viêm thanh khí phế quản chủ yếu dựa trên bệnh sử và thăm khám toàn thân. Điển hình với khởi phát triệu chứng đột ngột: ho nhiều liên tục, khàn giọng và có tiếng thở rít lúc trẻ hít vào. 

Đánh giá xét nghiệm và hình ảnh thường không cần thiết. Nhưng có thể được sử dụng để loại trừ các bệnh khác ở những trường hợp với triệu chứng không điển hình hoặc quá nghiêm trọng. Mặc dù chụp X – quang lồng ngực không thể chẩn đoán được tình trạng co thắt. Tuy nhiên, nó có thể loại trừ các tình trạng bất thường ở phổi ở một trẻ có tiếng thở rít. Nội soi phế quản có thể cần thiết ở những trẻ bị tái phát. Đặc biệt là những trẻ dưới 3 tuổi. 

X-quang được chỉ định khi cần loại trừ những bệnh lí khác
X-quang được chỉ định khi cần loại trừ những bệnh lí khác

5. Điều trị viêm thanh khí phế quản như thế nào?

5.1 Sơ cứu khi có thở rít

Nếu con bạn đột nhiên thở rít hoặc thở nhanh, hãy làm như sau:

Tạo không khí ẩm và ấm để giảm co thắt dây thanh âm. Từ đó giúp giảm thở rít. Cách đơn giản nhất để cung cấp điều này là cho con bạn thở qua khăn vắt khô sau khi được làm ướt với nước ấm. Đặt khăn thoải mái trên mũi và miệng. Một cách khác, bạn có thể dùng máy tạo độ ẩm không khí. Đổ đầy nước ấm và cho con bạn hít thở sâu theo hơi nước.

Trong khi chờ đợi, hãy chuẩn bị nước ấm trong phòng tắm cho trẻ. Khi căn phòng đã mờ vì hơi nước, đưa con bạn vào đó trong ít nhất 10 phút.

Cố gắng giúp con bạn không sợ hãi bằng cách âu yếm hoặc đọc một câu chuyện. Cho trẻ ngồi thẳng hoặc nằm gối cao để giảm khó thở. Hầu hết trẻ tự ổn định dần với các phương pháp điều trị trên và sau đó ngủ suốt đêm. Nếu con bạn tiếp tục thở rít, tím tái hay ngất xỉu, đưa con bạn đến bệnh viện NGAY LẬP TỨC

viem-thanh-khi-phe-quan1
Tạo không khí ẩm và ấm cho phòng của trẻ

5.2 Chăm sóc tại nhà 

  • Trang bị máy tạo độ ẩm

Không khí khô thường khiến cho trẻ ho nhiều và diễn tiến nặng hơn. Giữ cho phòng ngủ của trẻ được làm ẩm nếu không khí trong nhà bạn khô. Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc treo khăn ướt trong phòng của con bạn.

  • Cho trẻ uống nhiều nước

Ho liên quan đến co thắt thường là do chất nhầy dính vào đường hô hấp của trẻ. Chất lỏng ấm có thể giúp giảm co thắt và pha loãng chất nhầy. Cho trẻ uống nhiều nước để cải thiện tình trạng này. Có thể là nước táo, nước chanh hoặc sữa. Ngoài ra, cung cấp đầy đủ nước cũng giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước trong cơ thể trẻ.

  • Chuẩn bị sẵn thuốc ho

Thuốc ho thảo dược có thể hỗ trợ giảm các cơn ho. Trẻ em trên 1 tuổi có thể được cho 1/2 đến 1 muỗng cà phê mật ong khi cần thiết để làm loãng dịch tiết từ đường hô hấp. Không bao giờ cho trẻ sơ sinh dùng mật ong. Nếu con bạn bị sốt (trên 38°C), bạn có thể cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen.

  • Theo dõi chặt chẽ

Trong khi con bạn bị viêm thanh khí phế quản, hãy ngủ cùng phòng với trẻ. Những vấn đề nguy hiểm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Tránh để tiếp xúc với những tác nhân gây kích thích như khói bụi, nhất là khói thuốc lá. Khói thuốc có thể làm cho tình trạng con bạn tồi tệ hơn.

  • Hạn chế lây lan

Viêm thanh khí phế quản là một phản ứng của cơ thể đối với virus. Những virus đã gây ra bệnh này có thể lây lan dễ dàng từ người này sang người khác bằng cách ho và hắt hơi. Nếu con của bạn bị mắc bệnh, nên để trẻ nghỉ ngơi tại nhà, tránh xa trường học và những nơi đông người. Bằng cách chăm sóc trẻ sẽ giúp không lây lan virus ra bên ngoài. Thường xuyên rửa tay kỹ có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus.

6. Khi nào nên đưa trẻ đến gặp Bác sĩ?

Đưa trẻ đến bệnh viện NGAY LẬP TỨC nếu:

  • Khó thở, tím tái.
  • Con bạn bắt đầu khó nuốt.
  • Các phương pháp sơ cứu không thể cải thiện tình trạng thở rít sau 20 phút.
  • Trẻ trông có vẻ rất ốm yếu.

Đến bệnh viện kiểm tra nếu trẻ có những biểu hiện:

  • Thở rít lặp lại nhiều lần.
  • Một cơn sốt kéo dài hơn 3 ngày.
  • Các triệu chứng của viêm thanh khí phế quản kéo dài hơn 10 ngày.
  • Bạn có những mối quan tâm hoặc câu hỏi khác về sức khỏe của trẻ.
Trẻ ho nhiều liên tục khi bị viêm thanh khí phế quản
Trẻ ho nhiều liên tục khi bị viêm thanh khí phế quản.

Bác sĩ của trẻ có thể kê toa thuốc kháng viêm bằng đường uống hoặc tiêm. Các thuốc này giúp giảm viêm và phù nề trong đường thở, sẽ giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với virus. Do đó, trừ khi nghi ngờ nhiễm vi trùng (thường là viêm phổi, kháng sinh thường không  được khuyến khích cho trẻ dùng. Nếu con bạn mắc bệnh nghiêm trọng, trẻ sẽ cần phải ở lại bệnh viện để được theo dõi chặt chẽ. Những biện pháp hỗ trợ oxy có thể cần thiết.

Mặc dù viêm thanh khí phế quản là một bệnh ít khi có những biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh viêm thanh khí phế quản sẽ giúp cha mẹ kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện. Những biện pháp hỗ trợ chăm sóc tại nhà cũng rất quan trọng. Đó là cách đơn giản giúp trẻ cải thiện triệu chứng.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Croup: An Overviewhttps://www.aafp.org/afp/2011/0501/p1067.html

    Ngày tham khảo: 18/05/2020

  2. Croup

    https://www.abcdpediatrics.com/advisor/pa/pa_croup_hhg.htm

    Ngày tham khảo: 18/05/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người