YouMed

Bạn biết gì về viêm thanh thiệt cấp ở trẻ em?

Thạc sĩ, Bác sĩ NGUYỄN KIỀU VIỆT NHI
Tác giả: ThS.BS Nguyễn Kiều Việt Nhi
Chuyên khoa: Tai - Mũi - Họng

Viêm thanh thiệt cấp ở trẻ em hay còn gọi viêm nắp thanh quản cấp, là một cấp cứu Nhi khoa. Bệnh lý này có khả năng đe dọa đến tính mạng của trẻ nhỏ. Nó xảy ra khi nắp thanh thiệt – một “nắp” sụn che khí quản bị sưng phồng lên. Thanh thiệt được xem là cánh cửa của thanh quản. Khi phù nề sẽ chặn đứng luồng không khí vào thanh quản đến phổi. Chính điều này gây ra tình trạng khó thở và suy hô hấp cấp ở trẻ.

1. Viêm thanh thiệt cấp ở trẻ em (Pediatric Epiglottitis) là gì?

Viêm thanh thiệt cấp thường ảnh hưởng nhiều nhất ở trẻ em từ 2 đến 6 tuổi
Viêm thanh thiệt cấp thường ảnh hưởng nhiều nhất ở trẻ em từ 2 đến 6 tuổi

Thanh thiệt là một cái nắp sụn nhỏ nằm ở dưới đáy lưỡi, có nhiệm vụ ngăn không cho thức ăn đi lạc vào khí quản khi nuốt. Khi niêm mạc vùng nắp thanh thiệt bị sưng và viêm, được gọi là viêm thanh thiệt cấp hay viêm nắp thanh quản. Viêm thanh thiệt khiến người bệnh rất khó thở. Sau đó trở nên tồi tệ nhanh chóng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể đe dọa đến tính mạng vì luồng không khí không thể vào hoặc ra khỏi phổi.

2. Nguyên nhân gây viêm thanh thiệt cấp ở trẻ em

Nguyên nhân chính gây viêm nắp thanh quản ở trẻ em là nhiễm trùng. Vi khuẩn thường lây lan qua đường hô hấp trên. Hầu hết các trường hợp là do vi khuẩn Haemophilusenzae loại B (Hib) gây ra. Ngoài ra còn có thể do các loại sau: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus parainfluenzae, virus thủy đậu – zoster, virus herpes simplex type 1, tụ cầu vàng – Staphylococcus aureus

Các nguyên nhân khác không do nhiễm trùng gây tổn thương thanh thiệt bao gồm các chất nóng, gây viêm thanh thiệt do nhiệt. Viêm thanh nhiệt do nhiệt xảy ra sau khi ăn uống các chất lỏng, thực phẩm quá nóng có thể gây bỏng.

  • Chất gây nghiện: Hít các chất ma túy như cocaine hoặc cần sa (marijuana) cũng là một nhóm nguyên nhân ít gặp nhưng cần lưu ý.
  • Dị ứng: Viêm thanh thiệt cấp còn có thể xảy ra sau phản ứng dị ứng thuốc, bị côn trùng cắn…
  • Chấn thương: Một chấn thương do té, do va đập, hoặc bị vật gì chặn ở vùng hầu họng cũng có thể dẫn đến viêm thanh thiệt cấp.
Viêm thanh thiệt cấp ở trẻ em
Viêm thanh thiệt cấp ở trẻ em

3. Yếu tô nguy cơ cao bị viêm thanh thiệt 

Vì nguyên nhân gây bệnh này chủ yếu do vi khuẩn Hib. Trẻ em không được tiêm vắc-xin Hib có nguy cơ cao bị viêm nắp thanh quản. Ngoài ra trẻ cũng có nguy cơ cao khi bị tiếp xúc với các tác nhân ngoài nhiễm trùng đã nêu ở trên

4. Triệu chứng của viêm thanh thiệt cấp ở trẻ em

Các triệu chứng có thể khác nhau tùy trẻ. Ở một số trẻ em, viêm nắp thanh quản bắt đầu với các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Sốt
  • Chảy nước 
  • Khó nuốt
  • Đột ngột rất đau họng
  • Giọng nói bị bóp nghẹt
  • Màu da xanh
  • Tiếng rít nghe chủ yếu khi hít vào

Khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn, trẻ có thể khó thở và không thể nói chuyện, có thể kèm theo các dấu hiệu:

  • Ngồi chồm về phía trước
  • Há miệng, cằm đưa về phía trước
  • Nhìn vật vã, kích thích hoặc thậm chí mệt lả đi

5. Làm thế nào để chẩn đoán bệnh lý?

Viêm thanh thiệt cấp ở trẻ em
Viêm thanh thiệt cấp ở trẻ em

Viêm thanh thiệt cấp là một tình trạng cấp cứu. Mối quan tâm chính là đảm bảo con bạn có thể thở. Con bạn sẽ cần phải đến bệnh viện. Khi hơi thở của con bạn được kiểm soát. Các bác sĩ sẽ xem xét kỹ lưỡng đường thở của trẻ. Các triệu chứng lâm sàng giúp chẩn đoán bệnh lý này. Trong một số trường hợp, con bạn có thể cần nội soi thanh quản hoặc X-quang. 

Bạn cần lưu ý không cố soi vào cổ họng của trẻ. Điều này có thể gây nôn và sưng nhiều hơn, thậm chí có thể chặn hoàn toàn đường thở của trẻ

6. Cách điều trị viêm thanh thiệt cấp 

Trẻ cần được điều trị ngay lập tức để ngăn chặn đường thở bị bít hẹp, có thể trẻ cần được đặt ống thở để giúp hô hấp tốt hơn.

Ngoài ra, nếu trẻ được phát hiện sớm, điều trị có thể bao gồm:

  • Thuốc steroid để giảm sưng đường thở 
  • Sử dụng khí dung giảm phù nề đường thở
  • Truyền dịch đảm bảo dinh dưỡng cho đến khi trẻ có thể nuốt lại
  • Tiêm thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân là nhiễm trùng do vi khuẩn
  • Các thuốc điều trị triệu chứng đi kèm khác của trẻ: sốt, ho, sổ mũi, nôn ói, tiêu chảy…

Trẻ sẽ hồi phục tốt như thế nào liên quan đến việc bạn có nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hay không. Khi đường thở đã an toàn và bắt đầu dùng kháng sinh, kháng viêm, nắp thanh thiệt thường hết phù nề nặng trong vòng 24 giờ. Việc phục hồi hoàn toàn mất nhiều thời gian hơn và tùy thuộc vào tình trạng của trẻ.

Viêm thanh thiệt cấp ở trẻ em

7. Biến chứng của viêm thanh thiệt cấp trẻ em

Viêm thanh thiệt có thể gây ra một số biến chứng, bao gồm:

  • Suy hô hấp: thanh thiệt là một “nắp” nhỏ, bảo vệ đường thở. Nhưng nếu bị sưng lên – do nhiễm trùng hoặc  hấn thương. Đường thở hẹp lại, có thể dẫn đến tắc nghẽn hoàn toàn. Điều này gây suy hô hấp – đe dọa tính mạng trẻ. 
  • Nhiễm trùng lan rộng: Đôi khi các vi khuẩn còn gây nhiễm trùng ở những nơi khác trong cơ thể. Chẳng hạn như viêm phổi, viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu.

8. Cách ngăn ngừa bệnh lý này ở trẻ

Viêm thanh thiệt do vi khuẩn Hib có thể được ngăn ngừa bằng vắc-xin. Sau khi tiêm vắc-xin, con bạn sẽ có cơ hội mắc bệnh thấp hơn. Viêm thanh thiệt do vi trùng khác không thể được ngăn chặn tại thời điểm này. Nhưng những trường hợp như vậy khá là ít phổ biến.

Tất nhiên, vắc-xin Hib không đảm bảo an toàn 100% cho trẻ. Do đó, cần phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh thường ngày như:

  • Không cho trẻ dùng chung vật dụng cá nhân với người lớn
  • Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên và đúng cách
  • Sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn nếu không có xà phòng và nước
  • Tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho trẻ

Viêm thanh thiệt cấp ở trẻ em

Như vậy, viêm thanh thiệt cấp hay viêm nắp thanh quản cấp là một bệnh lý nguy hiểm. Nó có thể đưa trẻ đến suy hô hấp và tử vong nếu không được khám và phát hiện kịp thời. Hãy nhớ tiêm vắc-xin Hib cho trẻ. Vệ sinh tay chân, mũi họng cho trẻ thật tốt. Và đặc biệt, các phụ huynh hãy nhớ đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay khi bắt đầu chỉ có những triệu chứng sốt, ho, đau họng, sổ mũi…

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Kiều Việt Nhi

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?contenttypeid=90&contentid=P02944

https://emedicine.medscape.com/article/963773-overview

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/epiglottitis/symptoms-causes/syc-20372227

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người