YouMed

Xáo tam thân (tam phân): Bật mí về “thần dược” chữa ung thư

Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên
Tác giả: ThS.BS Nguyễn Thị Lệ Quyên
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Xáo tam thân được biết đến là một cây thuốc nam quý, có mùi thơm ngọt dịu. Dược liệu này nổi tiếng vì chữa bệnh gan và 5 loại ung thư khó trị. Thực hư lợi ích của xáo tam thân như thế nào? Hãy cũng YouMed tìm hiểu về nguồn gốc và công dụng chữa bệnh của dược liệu này qua bài viết sau.

Xáo tam thân là gì?

Xáo tam thân hay xáo tam phân, một số nơi gọi là “Đơn Diệp Đằng Thích”. Sở dĩ gọi như vậy vì xáo tam thân là cây thân leo, 1 lá có gai. Đơn là một, diệp là lá, đằng là dây, thích là gai.

Tên khoa học: Paramignya trimera. Họ Rutaceae (Cửu lý hương hay Cam Quýt) nên có mùi rất thơm. Các bộ phận của cây đều có tinh dầu, nhiều nhất ở rễ, mùi thơm ngọt dịu.

Xáo tam thân
Dược liệu này nổi tiếng vì chữa bệnh gan và 5 loại ung thư khó trị

Cây xáo tam phân là một loài thân bụi cây gỗ, dạng dây leo. Vỏ thân màu nâu vàng, dài trên 5m, đường kính khoảng từ 8-12cm. Thân và cành có nhiều gai nhọn, lá đơn, mép cong xuống dưới, có hình thuôn hẹp, phiến lá dày có mặt trên xanh đậm, mặt dưới nhạt, phần gỗ của thân hơi cứng, màu vàng, phần gỗ của rễ màu đậm hơn.

Cây rất ít khi ra hoa. Rễ xáo tam phân có màu nâu đậm hơn phần thân; được bao phủ bởi một lớp vỏ nhung. Đây là nơi chứa nhiều tinh dầu nhất và cũng là nơi chứa nhiều dược chất quý nhất. Rễ xáo tam phân có khả năng tái sinh tự nhiên bằng chồi từ rễ, thường thu hái vào mùa khô.

Thu hái

Xáo tam thân được tìm thấy nhiều ở khu vực nam trung bộ (Việt Nam) và chủ yếu ở Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận. Các nghiên cứu lợi ích sức khoẻ của xáo tam phân thường sử dụng rễ có nguồn gốc từ Khánh Hoà.

Hiện nay, lợi dụng lòng tin, nhu cầu của nhiều người xáo tam phân bị làm giả rất nhiều.  Bằng mắt thường có thể phân biệt xáo tam thân dựa vào một số đặc điểm đặc biệt. Xáo tam thân Khánh Hoà có rễ màu nâu đất, bên trong màu vàng. Mùi thơm như sâm. Lá thuôn dài to bằng ngón tay, bo tròn ở đầu lá.

Thành phần hoá học và tính vị

Theo kết quả nghiên cứu của viện dược liệu trung ương, xáo tam phân được lấy ở Khánh Hòa có các thành phần: flavonoid, saponin, alcaoid và chủ yếu là courmarin và triterpenoid.

Theo Y học cổ truyền, xáo tam phân có vị hơi đắng, hậu vị ngọt. Tính bình, mùi thơm dễ chịu, không độc. Quy vào Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận, Tâm Bào.

Xáo tam phân có nhiều thành phần hóa học
Xáo tam phân có nhiều thành phần hóa học

Tác dụng của Xáo tam thân

Hiện chưa có nhiều nghiên cứu đủ chất lượng chứng minh những lợi ích y học của xáo trên người. Tuy nhiên, hiện có các nghiên cứu trên động vật (in vivo) và ống nghiệp (in vitro), cho thấy các thành phần hoá học có trong xáo tam phân có tiềm năng chữa bệnh. Các lợi ích bao gồm việc giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý gan, ức chế một số dòng tế bào ung thư và có tính chống oxy hoá cao.

1. Lợi ích đối với bệnh gan

Báo cáo cho thấy xáo tam thân có tác dụng ức chế tốt viêm gan cấp ở thực nghiệm trên chuột nhắt trắng. Một số thành phần của xáo tam phân có tác dụng hạ men gan trên chuột nhắt trắng. Ngoài ra, xáo tam phân cũng có tác dụng độc đối với dòng tế bào ung thư gan Hep-G2.

2. Hỗ trợ điều trị ung thư

Vào năm 2012, Sở Y tế Khánh Hòa đã công bố kết quả nghiên cứu cây xáo tam phân của Viện Dược liệu. Theo đó, vị thuốc này có tác dụng gây ức chế và tiêu diệt các tế bào ung thư ác tính như: ung thư gan (Hep-G2), ung thư đại tràng (HTC116), ung thư vú (MDA MB231), ung thư buồng trứng (OVCAR-8), ung thư cổ tử cung Hela.

Một số nghiên cứu được công bố gần đây (2013 – 2015) cũng cho thấy xáo tam phân có tính chống oxy hoá. Các gốc tự do (gốc oxy hoá) là một trong những nguyên nhân gây ra các tế bào đột biến, thay đổi cấu trúc, chức năng tế bào. Từ đó, tạo tiền đề cho các tế bào ung thư phát triển. Mặt khác, chiết xuất methanol thô và phân đoạn hexan của nó có tác dụng gây độc tế bào đối với một số dòng tế bào ung thư.

3. Một số lợi ích khác đối với sức khoẻ

Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả VAST, coumarin của xáo tam phân có tác dụng kháng việm. Nghiên cứu này cung cấp cơ sở khoa học cho việc sử dụng xáo tam phân trong phòng ngừa và điều trị các bệnh viêm thần kinh.

Ngoài ra một số báo cáo cho thấy tinh dầu từ lá xáo tam thân có tác dụng kháng vi rút, kháng khuẩn, chống co thắt và kháng viêm. Báo cáo cũng chỉ ra rằng tinh dầu xáo tam phân không có độc tính với tế bào bình thường. Tinh dầu của nó thể hiện sự ức chế mạnh nhất đối với tụ cầu vàng, nấm Candida.

Cách sử dụng xáo tam thân

Theo kinh nghiệm, rễ của vị thuốc này muốn đạt được lợi ích tối đa cần sao vàng hạ thổ. Dùng 2 lít nước sắc với 100gr rễ tươi (50g rễ đã sấy khô) sắc đến khi còn khoảng 1 lít. Sử dụng khi còn ấm, có thể bảo quản trong bình thuỷ để chia nhiều lần uống. Vì xáo tam thân có tinh dầu nên khi nấu không được để lửa to, và phải đóng nắp nồi lại.

Sau khi sử dụng hết nước sắc lần 1, có thể tiếp tục sắc lần 2, với 1,5 lít nước. Sắc cho tới khi còn khoảng nửa lượng nước là có thể dùng.

Báo cáo cho thấy xáo tam phân có tác dụng ức chế tốt viêm gan cấp ở thí nghiệm trên chuột.
Báo cáo cho thấy xáo tam phân có tác dụng ức chế tốt viêm gan cấp ở thí nghiệm trên chuột

Lưu khi dùng xáo tam thân

Theo nghiên cứu của Viện Dược liệu, xáo tam phân không thể hiện độc tính cấp sau 14 ngày khi dùng thuốc liều cao. Nghiên cứu kết luận xáo tam thân khá an toàn khi sử dụng với liều thấp. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng, đặc biệt khi người bệnh đang sử dụng thuốc điều trị các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường,… hằng ngày. Hiện, chưa có nghiên cứu về tương tác của xáo tam thân với các thuốc trên thị trường.

Xáo tam thân là một cây thuốc nam quý, có tiềm năng chữa bệnh. Một vài lợi ích của xáo tam thân là gây độc các dòng tế bào ung thư ác tính. Tuy nhiên, các tác dụng của loại dược liệu này vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Bowyer, Michael C., et al. "Phytochemicals and antioxidant capacity of Xao tam phan (Paramignya trimera) root as affected by various solvents and extraction methods." Industrial Crops and Products 67 (2015): 192-200.

  2. Tuan Anh, Hoang Le, et al. "Anti-inflammatory coumarins from Paramignya trimera." Pharmaceutical biology 55.1 (2017): 1195-1201.

  3. Nguyen, Van Tang, et al. "Phytochemical retention and antioxidant capacity of xao tam phan (Paramignya trimera) root as prepared by different drying methods." Drying technology 34.3 (2016): 324-334.

  4. Nguyen, Van Tang, et al. "Microwave‐assisted extraction for saponins and antioxidant capacity from Xao tam phan (Paramignya trimera) root." Journal of Food Processing and Preservation 41.2 (2017): e12851.

  5. Trinh, Duong H., et al. "Coumarins and acridone alkaloids with α-glucosidase inhibitory and antioxidant activity from the roots of Paramignya trimera." Phytochemistry Letters 35 (2020): 94-98.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người